Ý nghĩa câu tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

Ý nghĩa câu "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến"


Trong cuộc sống, chúng ta thường hay nghe nói tới câu "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến". Nhiều bạn hỏi mình về ý nghĩa của câu nói này quá, nên trong bài viết này, mình sẽ gửi tới quý vị độc giả giải thích cụ thể nhất cho câu nói này.

Hy vọng rằng những gì mình viết ra dưới đây sẽ giúp cho quý độc giả phần nào ý nghĩa vô cùng tốt đẹp của câu nói trên, cũng như biết cách để áp dụng nó vào trong cuộc sống.

Về nguồn gốc ra đời của câu "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến"

Câu nói này, dưới sự tìm hiểu của mình thì lần đầu tiên xuất hiện trong bài thơ "Sống" của tác giả Tùng Trần. Câu nói nằm ở phía cuối bài thơ nhằm kết thúc cho toàn thể bài thơ và nhằm giúp cho toàn bộ bài thơ trở nên có ý nghĩa hơn hẳn.

Bạn có thể đọc toàn bộ bài thơ "Sống" của tác giả Tùng Trần bằng cách nhấp vào link sau đây

Trong cách sử dụng câu nói và đặt vị trí câu nói này của tác giả khi để ở phía cuối bài thơ với một âm điệu, cách hiệp vần hoàn toàn khác, khiến cho nó trở thành một câu thơ cực kỳ ấn tượng và ghi đậm dấu ấn trong đầu người đọc.

Chính vì sự khác lạ này mà câu "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến" đã thể hiện được cái khí chất "ngược đời", đi ngược lại với những giáo lý, những thứ mà đa số con người trong cuộc sống vẫn đang chạy theo như tiền tài, địa vị, của cải hay vật chất.

Ý nghĩa của câu nói

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến mang ý nghĩa chủ yếu là hướng con người tới việc giữ cho bản chất thật của mình không bị dao động, hoang mang trước những thay đổi liên tục của cuộc đời.

Mục tiêu lớn nhất của câu nói xuất phát từ quan điểm sống đẹp, sống có ích (được thể hiện ở toàn bộ nội dung phía trên bài thơ).

Tác giả mong muốn hướng độc giả tới những điều tốt đẹp, để rồi kết lại bằng cách khuyên mỗi người, hãy sống và giữ cho cái tâm của bản thân mình luôn yên bình, không thay đổi và luôn luôn làm theo những lời răn mà tác giả đã đưa ra.

Bài viết sau sẽ giúp quý vị hiểu hơn về chữ Bình trong tên và thư pháp!

Đặc điểm của câu nói "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến"

Người xưa nói rằng, trong đời người có 05 thứ quan trọng cần phải chú ý

Một là, chọn bạn để chơi
Hai là, chọn vợ để cưới
Ba là, chọn thầy để học
Bốn là, chọn nơi để ở
Năm là, chọn lẽ để sống.

Bài thơ "Sống" của tác giả Tùng Trần vô hình chung là việc đưa ra những lẽ sống mà con người ta cần phải hướng tới.

Đó là sống không giận, không hờn không oán trách
Đó là sống vươn mình với thử thách, chông gai,
Đó là sống theo kịp với ánh nắng ban mai
Đó là sống chan hòa với những người cùng chung sống...

Tất cả những điều ấy chính là việc đang xây dựng nên cho người đọc, thuyết phục người đọc tự xây dựng cho mình một lẽ sống, một nhân cách sống sao cho thật cao đẹp, thật rõ ràng. Để rồi khi kết lại với câu nói "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến" thì đó chính là lúc mà tác giả đã giúp cho người ta thấy được cái quan trọng nhất trong toàn bài thơ, là giữ cho được cái lẽ sống của mình.

Trên đây là một số lời giải thích của tôi về câu nói. Tôi rất hy vọng rằng sẽ nhận được sự đóng góp thêm từ phía quý độc giả để bài viết của tôi thêm đầy đủ, chất lượng.

Mọi ý kiến đóng góp, quý độc giả vui lòng liên hệ với tôi hoặc để lại comment phía dưới bài viết.

Thư pháp Thanh Phong thủ bút.

Gợi ý đọc thêm bài viết: Tầm quan trọng của câu nói "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến"

9 Nhận xét