Ấn triện, ấn chương, con dấu trong thư pháp là gì? |
Khái niệm Ấn triện, ấn chương, con dấu
Chúng ta đều có thể hiểu cùng một nghĩa rằng ấn triện, ấn chương, hay con dấu là các sản phẩm thường được làm từ đá, có một mặt phẳng, được khắc các hình thù đặc trưng, có thể là chữ hoặc hình để đại diện cho một cá nhân, tập thể. Kết hợp với chu sa để đóng trực tiếp lên tác phẩm thư pháp hoặc thư họa.Chất liệu làm ấn như đã nói ở trên có thể được tạo ra từ đá, nhưng cũng có thể sử dụng các chất liệu khác như vàng, ngọc, ngà voi, xương cái loại động vật để khắc dấu, ấn triện...
Tác dụng của ấn triện, ấn chương, con dấu.
Ấn triện, ấn chương, con dấu (sau đây gọi chung là ấn chương) được sử dụng trong các tác phẩm thư pháp nhằm 03 mục đích chính:- Cung cấp thông tin về hội nhóm, tác giả, người viết thư pháp.
- Tránh làm giả: Đối với những nhà thư pháp lớn, con dấu của họ được khắc và thể hiện bằng những hình thù rất đặc biệt, thậm chí còn được chủ động "tạo xước" bằng cách cọ xát mặt ấn vào các bề mặt thô ráp để tạo nên sự khác biệt, khó sao chép. Việc này nhằm tránh tình trạng chép lại tranh thư pháp để bán cho những người kém hiểu biết, chính vì thế mà ở Trung Quốc hoặc các nước có nền văn hóa phát triển lâu đời, việc nghiên cứu ấn chương còn trở thành một môn học.
- Tăng thêm vẻ đẹp cho bức thư pháp: Ấn chương to hay nhỏ, vuông hay tròn những tựu chung lại nó đều có màu đỏ, khi được đặt ở đúng vị trí, nó làm cho tác phẩm thư pháp tăng thêm vẻ đẹp, làm chặt chẽ bố cục và góp phần hoàn thiện tác phẩm.
Ấn văn: Nội dung được khắc trên con ấn
Người ta có chia việc khắc ấn chương ra nhiều loại. Ví dụ:Nguyên tắc khắc ấn triện là khắc chìm hoặc khắc nổi. Khắc chìm, ấn chương khi in ra có nét chữ trắng (gọi là âm văn 陰文, bạch văn 白文) trên nền đỏ.
Âm văn |
Dương văn |
Phân loại ấn chương trong tác phẩm thư pháp
Trong tác phẩm thư pháp, ấn chương được chia làm 03 loại là Nhàn chương, Yêu chương và danh chương.- Nhàn chương: dùng để đóng trên cùng các góc của tác phẩm, nhàn chương dùng để ghi tên các hội nhóm tác giả, tên người nhận, lời đề tặng, tiêu chí của tác giả.
- Yêu chương: dùng để đóng vào lưng tác phẩm, điểm xuyết cho phần chính văn tác phẩm thêm sinh động, lôi cuốn và thường được viết kèm theo tên tác giả phần chính văn, xuất xứ phần chính văn, nếu không rõ xuất xứ ở đâu, thì người viết phải ghi vào đó là sưu tầm, nếu muốn để trống ghi vào sau thì ở phần danh chương phải ghi "thư bút"
- Danh chương: đóng ở phần góc dưới của tác phẩm để ghi tên người viết, ngày, tháng, năm viết.
Khắc ấn triện, ấn chương ở đâu?
Có nhiều người sẽ thắc mắc rằng, khi đã có phôi ấn rồi thì nên tìm đến địa điểm, hoặc cơ sở nào để khắc cho uy tín. Theo quan điểm của riêng cá nhân mình thì việc khắc ấn chương, ấn triện cho thư pháp các bạn có thể lên đoạn "hàng quạt" trên phố cổ ở Hà Nội, hoặc tìm một số nhà khắc ấn chuyên nghiệp trên các trang mạng xã hội hiện nay (Mình gợi ý các bạn nên liên hệ với anh Xuân Như, một người khắc ấn, viết thư pháp chữ Hán rất đẹp tại Hà Nội, số điện thoại của anh ấy là: 093 699 9680)Hình ảnh sưu tầm ấn chương
Trên đây là bài viết giới thiệu về ấn triện, ấn chương, con dấu mình đã cất công viết giành tặng các bạn, những người có niềm đam mê, yêu thích bộ môn nghệ thuật thư pháp. Bài viết mặc dù đã được xem xét, chỉnh sửa nhiều lần nhưng chắc vẫn còn nhiều thiếu sót, chính vì thế rất mong nhận được sự đóng góp từ phía quý vị độc giả. Hãy để lại bình luận nhận xét dưới bài viết này hoặc liên hệ với thư pháp Thanh Phong để bổ sung, chỉnh sửa
Gợi ý bài viết: Dấu chấm (.) trong thư pháp
Thư pháp Thanh Phong | Dịch vụ viết thư pháp chuyên nghiệp