Một trong những câu nói được khách hàng yêu cầu nhiều nhất đối với thư pháp Thanh Phong chính là câu "Hãy viết cho tôi một bức thư pháp với dòng chữ Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến". Nhiều người xin như vậy lắm, nhưng đôi khi tôi hỏi lại có hiểu ý nghĩa của câu nói ấy như thế nào không thì ít ai có thể trả lời được một cách cặn kẽ và rõ ràng. Nhân đây, tôi cũng xin đưa ra một số quan điểm của bản thân mình về câu nói trên. Hy vọng sẽ giúp được phần nào cho những người đang có ý định viết thư pháp về chủ đề này.
Những ví dụ lớn nhất
Trước đây khi mới gặp những sự việc không hay xảy ra trong cuộc sống, tôi vẫn thường hay tự trách móc bản thân mình, tự huyễn hặc rằng ước gì mình không làm như thế này, không làm như thế kia thì mọi việc có lẽ đã khác. Và rồi cứ thế mọi chuyện diễn ra theo trình tự, càng cố gắng khắc phục mọi thứ lại càng rối tung lên, chẳng bao giờ chúng ta có thể giải quyết hết được tất cả mọi chuyện. Vì sao tôi lại nói như thế ư? Lấy một ví dụ điển hình rằng hàng ngày chúng ta sống trong sự tin tưởng của mọi người, nhưng rồi bỗng chốc một hôm, ta bị người đời chê cười bởi một lỗi lầm nào đó, càng cố gắng sửa chữa những lỗi lầm đó, ta lại càng trở nên sai lầm, và lại càng bị chê cười nhiều hơn. Hồi còn bé tôi có nghe được một câu chuyện kể về hai người vợ chồng nọ, dắt theo một con lừa đi trên đường, lúc đi có người nói rằng "Tại sao hai người mà không biết cưỡi lừa như vậy?", thế là hai vợ chồng bèn nhảy lên lưng con lừa để cưỡi, ấy là một lần cố gắng sửa sai theo ý kiến người khác. Đi được một đoạn lại có người nói "Sao lại không yêu động vật như vậy? Một con lừa gầy ốm mà những hai người cùng cưỡi", hai vợ chồng nghe vậy, người chồng bèn nhảy xuống dắt cho người vợ ngồi trên lưng chú lừa. Thế là hai lần nghe theo ý người khác, hai lần cố gắng sửa sai theo ý kiến của dòng đời. Đi được một đoạn lại có người bảo "Ông bác già cả như vậy rồi mà không được ngồi lừa, thật là tội nghiệp". Vậy là người vợ liền xuống cho người chồng leo lên lưng lừa. Ấy là bốn lần. Đi được một đoạn lại có người bảo rằng ông lão tại sao lại hành hạ vợ mình như vậy, bắt người vợ mình phải đi bộ trong khi mình cưỡi lừa. Hai vợ chồng lúc này chẳng biết làm thế nào nữa.Một lần khác tôi lại đọc được câu chuyện về một người kinh doanh, mẹ anh ta cho anh ấy ba triệu đồng để làm ăn buôn bán, anh ta nghe thấy mọi người kháo nhau rằng món trà sữa đang rất được giới trẻ ưa chuộng, vậy là anh ấy quyết định mở một tiệm xe đẩy bán trà sữa. Vài ngày sau việc kinh doanh ế ẩm, anh ấy lại nghe thấy người ta kháo nhau rằng thiên hạ đang thích cà phê Take Away hơn, vậy nên anh ta cũng bán chiếc xe trà sữa nhỏ để chuyển qua bán cà phê mang đi. Kinh doanh chưa có lãi người ta lại bảo anh rằng cà phê take away không lãi bằng việc kinh doanh ốp điện thoại. Thế là anh ta lại chuyển qua công việc mới, nhiều lần như vậy, anh ta thua lỗ nặng mà chẳng hiểu được vì sao lại như thế! Mặc dù đã rất cố gắng để tìm kiếm và hiểu được nhu cầu của công chúng nhưng rõ ràng rằng việc không kiên định với chính những quyết định của mình đã khiến cho anh ta rơi vào thất bại.
Bạn thấy đó, trong cuộc sống không ít những ví dụ nói về hậu quả của việc xao động trong dòng đời lay chuyển không ngừng. Nếu như chúng ta không biết kiên định vào những điều mà chúng ta cho là đúng đắn thì chắc chắn sẽ chẳng thể làm được một điều gì nên hồn. Biết vạch ra những kế hoạch cho bản thân và cố gắng để cho nó không bị dao động với những gì mà dòng đời xô đẩy quả thực là một việc làm mà ít ai có thể làm được. Sẽ thế nào nếu như chúng ta muốn trở thành một người viết thư pháp, nhưng bố mẹ lại nói rằng "Con không thể làm được điều ấy", anh chị chúng ta nói rằng "hãy trở thành một bác sĩ đi", bạn bè thì lại nói "mày hợp với việc giảng dạy hơn đấy!" Liệu chúng ta có thể giữ được cái tâm luôn bình thản nếu rất nhiều người nói rằng chúng ta đã sai lầm hay không? Quả thực là rất khó. Việc giữ cho cái tâm của mình bất biến giữa dòng đời vạn biến cũng phải đi kèm với việc sáng suốt nhìn nhận ra những vấn đề đúng sai. Không nên chỉ giữ mãi quan điểm của bản thân để rồi trở thành một người bảo thủ hoặc giữ mãi những định kiến sai lầm để rồi trở nên tiêu cực và có những suy nghĩ xấu trong cuộc đời.
Nếu ai đã từng đọc câu chuyện về một vị hòa thượng trong một ngày bỗng chốc bị người ta vu cho rằng "Ông đã làm người phụ nữ trong làng có thai", phản ứng của bạn sẽ ra sao? Tôi vẫn nhớ rằng vị thiền sư đó đã giữ được cái tâm bình thản, mà đón nhận đứa trẻ, nuôi nấng đứa trẻ ấy cho đến khi nó đủ khôn lớn và cho đến khi mẹ của nó phải quỳ gối tạ tội với ông vì cha của đứa bé thực sự là một người khác. Nếu đặt mình vào vị trí của người thiền sư ấy, liệu bạn có thực sự làm được như ông ấy hay không?
Ý nghĩa thực sự của câu nói là gì
Tác phẩm của Thanh Phong |
Sống không giận, không hờn, không oán trách.Trên đây là những suy nghĩ của thư pháp Thanh Phong về câu nói, rất mong muốn quý độc giả đóng góp và chia sẻ thêm cho bài viết thành công hơn nữa.
Sống mỉm cười, với thử thách chông gai.
Sống vươn lên, theo kịp ánh ban mai.
Sống chan hoà, với những người chung sống.
Sống là động, nhưng lòng luôn bất động.
Sống là thương, nhưng lòng chẳng vấn vương.
Sống yên vui, danh lợi mãi coi thường.
Tâm bất biến, giữa dòng đời vạn biến...
Thư pháp Thanh Phong thủ bút!
Gợi ý đọc thêm: Ý nghĩa câu nói "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến"
bài viết rất hay. chúc blog thành công