Thư pháp chữ Bình: Bài thư luận cực hay và ý nghĩa


Ý nghĩa của chữ Bình - thư pháp Thanh Phong
Bình an- Thanh Phong thủ bút


Chữ “Bình” có nghĩa được dùng để chỉ trạng thái làm cho vừa đủ, không quá lên của sự vật. Hoặc cái nhìn chung nhất giữa hai mặt đối lập trong một vấn đề được đưa ra.

Theo đó,

Bình yên có nghĩa là sự yên tĩnh vừa đủ, không có điều gì nguy hiểm xảy ra.

Bình an có nghĩa chỉ trạng thái không nguy hiểm, trong tầm kiểm soát

Bình thản lại mang nét nghĩa có thể nhìn nhận mọi chuyện một cách nhẹ nhàng không vượt quá bản chất.

Bình tĩnh chỉ trạng thái yên lặng, ít gợn sóng.

Mời quý vị đọc thêm bài viết về chữ PHÚC LỘC THỌ! 

I. SỰ KHÁC BIỆT KHI DÙNG THÊM CHỮ BÌNH

Ý nghĩa của chữ Bình - thư pháp Thanh Phong
Chúc "Bình an"

Đó là ám chỉ những trạng thái vẫn có mặt đối lập nhưng ở mức độ vừa phải, tương đương nhau và trong tầm kiểm soát.

Nên ta nói, "trung bình điểm số của lớp A là cao" cũng đồng thời có nghĩa là tại lớp A vẫn có những học sinh điểm cao và có học sinh điểm thấp. Vì vậy người ta lấy số điểm ở giữa để đánh giá.


Bạn muốn hiểu thêm về chữ An? Hãy tham khảo bài viết này nhé: Chữ An thú vị thế nào?

II. CHỮ BÌNH ĐƯỢC DÙNG NHIỀU TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

1. Đặt tên cho con cái

Người tên Bình thường được mong mỏi sẽ tìm thấy sự cân bằng trong tính cách, tương lai, mọi thứ ở trạng thái cân bằng đối với Phật mà nói thì đó là trạng thái rất tốt.

Chữ "bình" thường được ghép với những từ như bình an, bình minh. Nên mang ý nghĩa vô cùng đẹp đẽ.


- An Bình: mọi điều đều thuận lợi, có trắc trở cũng chỉ là thử thách dễ dàng vượt qua

- Bảo Bình: con là điều quý giá và luôn luôn có được sư che trở, bao bọc từ người thân yêu.

- Chí Bình: rất mực êm đềm, không quá xao động.

- Bình An: là mọi việc yên ổn, không bị nguy hiểm gì.

- Bình Minh: là thời điểm đẹp nhất trong ngày, khi ánh sáng bắt đầu ló rạng xoá mờ đi bóng tối.

2. Sử dụng trong thư pháp

Chữ “Bình” được rất nhiều người sử dụng trong thư pháp bởi rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề đều cần có chữ "bình" để đạt được trạng thái phát triển tốt nhất.

Ý nghĩa của chữ Bình - thư pháp Thanh Phong
Bình thường tâm thị đạo

- "Bình thường tâm thị đạo" - cái tâm bình thường chính là cái tâm có thể nhìn ra chân lý.

- Xét về chủ thể thì khác với việc thụ động cầu mong cho sự việc như ý muốn diễn ra. Chữ "bình" có tính chất chủ động hơn, nên người ta sử dụng "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" ý nói đến việc đằng sau thời kỳ tu tập bản tính, sẽ tiến dần tới quá trinh làm cho quốc gia trở nên cân bằng.


3. Đặt tên cho công ty, doanh nghiệp

Có rất nhiều công ty, doanh nghiệp hiện nay thích đưa thêm chữ "Bình" vào trong tên của họ. Ví dụ như "Bình Hoà", "Bình Thiên", "Bình Tâm"...

Dịch vụ viết thư pháp theo yêu cầu của Thanh Phong, bạn liên hệ qua đường dẫn này nha!

III. SỰ THẬT LẠ LÙNG VỀ CHỮ BÌNH MÀ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Ý nghĩa của chữ Bình - thư pháp Thanh Phong
Chữ Bình trong Hán tự


1. Chữ Bình trong hán ngữ

được thêm vào hai dấu chấm hai bên của chữ can trong can chi. Thể hiện sự thăng bằng hai bên, không để một bên nặng một bên nhẹ, không thiên lệch giữa hai mặt sự việc, một cách chỉ sự rất tinh tế của người xưa.

2. Chữ Bình là tên gọi được sử dụng nhiều nhất:

Bên cạnh các tên Anh, Tuấn, Quang, Phong, Bảo, thì chữ Bình là một trong những cái tên được sử dụng nhiều nhất bởi ý nghĩa tốt đẹp mà nó mang lại.

3. Việt Nam có nhiều tỉnh, thành mang chữ Bình:

Ví dụ: 4 tỉnh có chữ Bình ở trước:

- Bình Thuận

- Bình Phước

- Bình Định

- Bình Dương

4 tỉnh có chữ Bình đằng sau:

- Quảng Bình

- Ninh Bình

- Hoà Bình

- Thái Bình

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết về NHÂN HÒA: https://blog.thuphapthanhphong.com/2021/07/nhan-hoa-la-gi.html

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu cùng nhau ý nghĩa của chữ Bình trong cuộc sống nói chung và trong thư pháp nói riêng, quan điểm của bạn thế nào hay có đóng góp gì cho chúng mình hay không? Hãy cùng nhau chia sẻ để phát triển sự hiểu biết về từ ngữ và văn hoá Việt Nam nhé!

Vì Sao Nên Treo Thư Pháp Chữ Bình Trong Nhà?

Mang lại sự ổn định: Chữ Bình như lời nhắc nhở về lối sống điềm đạm, tránh những quyết định bốc đồng.

Tăng vượng khí: Tranh chữ Bình kết hợp với họa tiết hoa sen, trúc, hoặc sóng nước giúp thu hút tài lộc.

Phù hợp mọi không gian: Từ nhà ở, văn phòng đến cửa hàng, chữ Bình đều mang ý nghĩa tích cực.

Cách Chọn Tranh Thư Pháp Chữ Bình Đẹp Và Hợp Phong Thủy

Kiểu Chữ Và Phong Cách

Thư pháp Hán tự cổ điển: Chữ Bình viết theo lối Khải thư hoặc Hành thư – phù hợp với không gian trang trọng.

Thư pháp chữ Quốc ngữ cách điệu: Nét chữ bay bổng, kết hợp họa tiết hiện đại, phù hợp với thiết kế trẻ trung.

Chất Liệu Và Màu Sắc

Giấy dó, lụa: Giữ nguyên vẻ đẹp truyền thống, dễ phối hợp với tranh phong cảnh.

Gỗ, đồng điêu khắc: Độ bền cao, sang trọng, thích hợp treo phòng khách.

Màu sắc phong thủy:

Nền đỏ, vàng: Tượng trưng may mắn, hỷ sự.

Nền đen, trắng: Tạo sự tương phản Âm Dương hài hòa.

Kích Thước Và Bố Cục

Tranh dọc: Treo hai bên cửa chính hoặc cạnh tủ thờ.

Tranh ngang: Phù hợp phòng khách rộng, kết hợp với chữ An, Phúc để tăng hiệu ứng phong thủy.

Vị Trí Treo Tranh Chữ Bình Để Phát Huy Tối Đa Ý Nghĩa

Phòng khách: Treo ở vị trí trung tâm để cân bằng năng lượng, đón khí lành.

Phòng làm việc: Giúp tâm trí tập trung, giảm stress, duy trì sự ổn định trong công việc.

Tránh treo ở nhà bếp, nhà vệ sinh: Những nơi này dễ làm giảm ý nghĩa tốt đẹp của chữ Bình.

Gợi Ý Mẫu Tranh Thư Pháp Chữ Bình Độc Đáo

Tranh Chữ Bình Đơn Giản

Chữ Bình viết lớn, kèm triện đỏ của nghệ nhân.

Phối màu tối giản: mực đen trên nền giấy trắng hoặc đỏ.

Tranh Kết Hợp Hình Ảnh Biểu Tượng

Chữ Bình + Hoa sen: Tượng trưng cho sự thanh cao và bình an.

Chữ Bình + Cây trúc: Biểu tượng của sự kiên cường, trường tồn.

Tranh Thêu Chữ Bình Trên Lụa

Dành cho người yêu thích sự tinh tế, sang trọng.

Có thể đặt hàng thiết kế riêng theo yêu cầu.

Thông tin liên hệ:

Sđt tư vấn: 0395 021 559 (Ms Nguyệt)
Cảm ơn bạn đọc <3
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Mới hơn Cũ hơn