Nhiều bạn vẫn thường thấy Thanh Phong nhắc đến khái niệm bút pháp và xem nó như một trong những yếu tố hết sức quan trọng đối với một người viết thư pháp Việt. Nhiều người hỏi mình về khái niệm bút pháp là gì, có bao nhiêu loại, đặc điểm tính chất và lý do vì sao bút pháp được xem là yếu tố quan trọng nhất tạo nên một người viết thư pháp giỏi.
Về cơ bản, để trở thành một thư pháp gia giỏi, trước hết phải thông thạo và có trình độ bút pháp vượt trội so với những người khác. Chính vì thế mà trong bài viết ngày hôm nay, Thư pháp Thanh Phong sẽ giành ra đôi lời để giới thiệu chi tiết cho quý độc giả tất cả những vấn đề xoay quanh bút pháp. Đây là bài viết mà tôi giành ra rất nhiều thời gian và công sức để sưu tầm và biên soạn, chính vì vậy nếu có thể rất mong quý độc giả ủng hộ bằng cách chia sẻ bài viết này đến đông đảo những người yêu thích thư pháp trên các trang mạng xã hội hiện nay như Facebook, Twitter,... tôi rất cảm kích về điều đó.
Nếu như bạn là người mới biết đến thư pháp Việt, thì tôi sẻ giải thích đơn giản thế này, trong một tác phẩm thư pháp bao giờ cũng được hình thành bởi những con chữ cụ thể. Những con chữ này được tạo ra bởi các nét thanh đậm khác nhau. Những nét này đều có tên gọi riêng như nét sổ, nét ngang, nét phác, nét vòng, nét móc, nét nhọn, nét xoáy,... những nét này tự chung lại được gọi là những nét cơ bản, và việc tập luyện những nét này được hiểu chính là hoạt động luyện tập bút pháp.
Như vậy, bút pháp là giai đoạn quan trọng để người tập luyện bước đầu làm quen và xây dựng nên phong cách chữ viết cho riêng mình. Nói một cách khác, nếu như bạn bỏ qua giai đoạn này hoặc không thường xuyên tập luyện bút pháp, bạn sẽ không thể nào phát triển thêm khả năng viết thư pháp của bạn, đặc biệt là không thể hoàn thiện tốt được các chữ cái, đại tự, tiểu tự chữ đừng nói đến bố cục chung để cho ra các tác phẩm như ý.
Nét đầu tiên trong bút pháp chúng ta cần học tập đó chính là nét phương bút và phương bút có nghĩa là nét bút vuông. Các bạn sẽ nhận thất rất nhiều phần khởi đầu của một nét được thể hiện bằng phương bút, muốn luyện tập nét phương bút đầu tiên chúng ta đặt bút theo hướng ngang như hình dưới.
Sau khi đặt bút như hình trên, bạn kéo ngang ngọn bút sang phía bên cạnh sao cho cả phần khởi đầu và phần kết thúc của nét bút đều có hình dáng vuông vức, rõ ràng,...
Gần đây mình mới hoàn thiện thêm một số video giới thiệu hình ảnh lúc mình luyện tập các nét bút pháp này, nhân đây đăng lên cho bạn xem về nét phương bút như thế nào nhé:
Hiện nay, trong giới thư pháp Việt có rất nhiều người sử dụng nét viên bút trong các tác phẩm của họ, ưu điểm của nét bút này là giúp cho con chữ trở nên mềm mại, uyển chuyển và có thể biết hóa theo những cách rất riêng.
Tập bút pháp nét viên bút đầu tiên bạn đặt bút lên trang giấy, sau đó đưa phần ngọn bút xoay nửa vòng tròn xuống phía dưới, nhấn bút xuống xoay bút từ phải sang trái sao cho phần đầu ngọn bút tạo thành một nửa hình tròn, sau đó nhấn bút sao cho bằng với kích thước của hình tròn và kéo sang ngang.
Sau khi khởi bút thành công bạn kéo bút sang bên và sử dụng nét viên từ trên xuống dưới và đưa ngược về phía khởi bút ban đầu. Cứ luyện như thế là chúng ta sẽ hoàn thành nét viên bút căn bản.
Lộ phong tức là để lộ phần nhọn của ngọn bút trong phần khởi bút và thâu bút. Về cơ bản lộ phong được sử dụng nhiều để nhằm mục đích tạo thêm sự tự nhiên cho con chữ và để tạo hình cho con chữ giống như một phần của cơn gió. Chính vì sự thanh thoát mà nét bút này mang lại nên nhiều người sử dụng lộ phong trong việc thể hiện các tác phẩm phong thể, biến thể.
Dưới đây là một tác phẩm được ứng dụng nét bút pháp lộ phong, mời quý độc giả cùng chiêm ngưỡng.
Để luyện nét lộ phong rất đơn giản chỉ cần lật bàn tay sao cho ngọn bút với tờ giấy tạo thành một góc dẹt. sau đó kéo bút ngang qua mặt giấy để bút từ trên cao xuống thấp, phần hành bút ở giữa nét dày hơn hai phần khởi bút và thâu bút, tạo thành một hình thoi dẹt và dài.
Tàng phong được hiểu là dấu đi ngọn bút. Để viết được nét tàng phong, cũng giống như phương bút và viên bút nhưng phần khởi đầu và thâu bút của nết tàng phong có điểm khác biệt là hơi nhô ra, to và tạo thành các góc cạnh rất chắc chắn, khỏe khoắn.
Để viết được nét tàng phong, quý vị khởi bút từ phải sang trái, từ trên xuống dưới hơi nhấn nhẹ phần bụng bút sau đó kéo sang từ từ, dùng đầu ngọn bút đi từ phải sang trái và hất lên theo chiều ngược lại để kết thúc
Luyện tập được nét này xong nghĩa là bạn luyện tập thành công phần thứ nhất trong thư pháp Việt, cũng như có thể xem là đã luyện được chữ "Nhất" trong hán tự Trung Hoa mà thông thường một học viên phải tốn rất nhiều giấy mực để hoàn thiện.
Tập viết trung phong để cho tay chúng ta vững vàng và tự tin di chuyển bút trên mặt giấy theo bất cứ hướng nào mà chúng ta muốn mà không bị vướng bận gì cả.
"Thiên" tức nghĩa là lệch về một hướng, luyện tập nét thiên phong hành bút tức nghĩa là trong lúc chúng ta tập ngoài lối trung phong hành bút, ta có thể sử dụng nét bút khác là nghiêng bút để viết. Phương pháp luyện tập thiên phong là việc áp dụng phương bút khởi bút, nghiêng tay đặt ngọn bút vào mặt giấy, kéo sang phải chuyển bút đưa xéo xuống phía ngược lại cho đến khi gần hết mực thì kết thúc phần thâu bút.
Nói một cách dễ hiểu, việc viết chữ sẽ được chia ra thành hai kiểu, một là viết rõ ràng, mạch lạc, với tốc độ chậm rãi, chính xác, hai là kiểu viết phóng tay, viết nhanh, thể hiện sự phóng khoáng. Với hai kiểu viết này, các con chữ hiện lên sẽ mang các đặc tính cụ thể như sau:
Như vậy là thư pháp Thanh Phong đã giới thiệu xong cho các bạn những nét bút pháp cơ bản cần phải tập luyện trong thư pháp Việt. Hoàn tất được nội dung này, mặc khách có thể chuyển sang luyện tập các nhóm nét căn bản để chuẩn bị cho việc ráp đại, tiệu tự.
Hy vọng rằng bài này sẽ giúp ích phần nào cho quý vị độc giả trong việc học tập bộ môn nghệ thuật thư pháp Việt. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, hãy để lại trong phần bình luận phía bên dưới bài viết, Thanh Phong sẽ trả lời các bạn trong thời gian sớm nhất.
Thư pháp Thanh Phong | Viết thư pháp
Về cơ bản, để trở thành một thư pháp gia giỏi, trước hết phải thông thạo và có trình độ bút pháp vượt trội so với những người khác. Chính vì thế mà trong bài viết ngày hôm nay, Thư pháp Thanh Phong sẽ giành ra đôi lời để giới thiệu chi tiết cho quý độc giả tất cả những vấn đề xoay quanh bút pháp. Đây là bài viết mà tôi giành ra rất nhiều thời gian và công sức để sưu tầm và biên soạn, chính vì vậy nếu có thể rất mong quý độc giả ủng hộ bằng cách chia sẻ bài viết này đến đông đảo những người yêu thích thư pháp trên các trang mạng xã hội hiện nay như Facebook, Twitter,... tôi rất cảm kích về điều đó.
I. Khái niệm Bút pháp
Bút pháp là cách sử dụng bút sao cho điêu luyện, trong văn học bút pháp được hiểu như cách viết văn sao cho hay, với những lối viết và phong cách khác nhau như kỹ thuật chấm phá, bút pháp hiện thực,... nhằm thể hiện các tư tưởng trong tác phẩm văn học sao cho phù hợp. Trong nghệ thuật thư pháp Việt, bút pháp được xem là cách sử dụng bút lông thông qua một quá trình rèn luyện các nét viết từ cơ bản đến nâng cao nhằm mục đích tạo ra những tác phẩm thư pháp đẹp. Đối với mỗi người học thư pháp, khái niệm về bút pháp được xem là khái niệm đầu tiên mà mỗi người phải học, vì bút pháp giúp cho người viết thư pháp có được khả năng hiện thực hóa ý tưởng nét chữ trong đầu của họ. Người rèn luyện kỹ năng này đạt đến cảnh giới cao có thể tạo ra những tác phẩm "xuất thần" ngoài sức tưởng tượng và mang tính nghệ thuật rất lớn. Tại sao nó lại quan trọng đến như thế? Hãy cùng thư pháp Thanh Phong tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết.II. Tầm quan trọng của bút pháp trong thư pháp Việt
Trong cuôn sách "Thư pháp Việt - Lý thuyết và thực hành" các bạn có thể thấy rõ được trình tự luyện tập sau khi làm quen với bút chính là tập luyện bút pháp.Nếu như bạn là người mới biết đến thư pháp Việt, thì tôi sẻ giải thích đơn giản thế này, trong một tác phẩm thư pháp bao giờ cũng được hình thành bởi những con chữ cụ thể. Những con chữ này được tạo ra bởi các nét thanh đậm khác nhau. Những nét này đều có tên gọi riêng như nét sổ, nét ngang, nét phác, nét vòng, nét móc, nét nhọn, nét xoáy,... những nét này tự chung lại được gọi là những nét cơ bản, và việc tập luyện những nét này được hiểu chính là hoạt động luyện tập bút pháp.
Như vậy, bút pháp là giai đoạn quan trọng để người tập luyện bước đầu làm quen và xây dựng nên phong cách chữ viết cho riêng mình. Nói một cách khác, nếu như bạn bỏ qua giai đoạn này hoặc không thường xuyên tập luyện bút pháp, bạn sẽ không thể nào phát triển thêm khả năng viết thư pháp của bạn, đặc biệt là không thể hoàn thiện tốt được các chữ cái, đại tự, tiểu tự chữ đừng nói đến bố cục chung để cho ra các tác phẩm như ý.
III. Những nét bút pháp cơ bản
Bây giờ thì đến phần quan trọng nhất của bài viết ngày hôm nay, trong phần này mình sẽ giới thiệu với mọi người về những nét bút pháp cơ bản trong thư pháp Việt, tư liệu được sử dụng dựa trên hình ảnh sưu tầm từ trên các trang mạng xã hội.1. Phương bút
Một tác phẩm được sử dụng nhiều nét phương bút |
Bước đầu tiên trong luyện tập nét phương bút |
Gần đây mình mới hoàn thiện thêm một số video giới thiệu hình ảnh lúc mình luyện tập các nét bút pháp này, nhân đây đăng lên cho bạn xem về nét phương bút như thế nào nhé:
2. Viên bút
Trong từ điển Việt - Hán, từ "Viên" có nghĩa là tròn, nét viên bút tức là nét có phần khởi đầu và kết thúc của một nét tròn trịa, thể hiện sự mềm mại, đẹp đẽ. Dưới đây là một số ví dụ cho nét viên bút.Hiện nay, trong giới thư pháp Việt có rất nhiều người sử dụng nét viên bút trong các tác phẩm của họ, ưu điểm của nét bút này là giúp cho con chữ trở nên mềm mại, uyển chuyển và có thể biết hóa theo những cách rất riêng.
Tập bút pháp nét viên bút đầu tiên bạn đặt bút lên trang giấy, sau đó đưa phần ngọn bút xoay nửa vòng tròn xuống phía dưới, nhấn bút xuống xoay bút từ phải sang trái sao cho phần đầu ngọn bút tạo thành một nửa hình tròn, sau đó nhấn bút sao cho bằng với kích thước của hình tròn và kéo sang ngang.
Bước đầu tiên trong luyện tập nét viên bút |
Nét viên bút hoàn chỉnh có hai đầu tròn và hành bút ngang |
3. Lộ phong
Lộ phong tức là để lộ phần nhọn của ngọn bút trong phần khởi bút và thâu bút. Về cơ bản lộ phong được sử dụng nhiều để nhằm mục đích tạo thêm sự tự nhiên cho con chữ và để tạo hình cho con chữ giống như một phần của cơn gió. Chính vì sự thanh thoát mà nét bút này mang lại nên nhiều người sử dụng lộ phong trong việc thể hiện các tác phẩm phong thể, biến thể.
Dưới đây là một tác phẩm được ứng dụng nét bút pháp lộ phong, mời quý độc giả cùng chiêm ngưỡng.
Để luyện nét lộ phong rất đơn giản chỉ cần lật bàn tay sao cho ngọn bút với tờ giấy tạo thành một góc dẹt. sau đó kéo bút ngang qua mặt giấy để bút từ trên cao xuống thấp, phần hành bút ở giữa nét dày hơn hai phần khởi bút và thâu bút, tạo thành một hình thoi dẹt và dài.
4. Tàng phong
Thưa quý độc giả, tàng phong là nét bút pháp khó nhất trong bộ bút pháp căn bản của người mới học. Có những người phải mất rất nhiều thời gian mới có thể tập được thành thạo một nét tàng phong hoàn chỉnh và bên cạnh đó, nét tàng phong cũng là nét được sử dụng nhiều nhất trong những tác phẩm thư pháp đẹp.Tàng phong được hiểu là dấu đi ngọn bút. Để viết được nét tàng phong, cũng giống như phương bút và viên bút nhưng phần khởi đầu và thâu bút của nết tàng phong có điểm khác biệt là hơi nhô ra, to và tạo thành các góc cạnh rất chắc chắn, khỏe khoắn.
Để viết được nét tàng phong, quý vị khởi bút từ phải sang trái, từ trên xuống dưới hơi nhấn nhẹ phần bụng bút sau đó kéo sang từ từ, dùng đầu ngọn bút đi từ phải sang trái và hất lên theo chiều ngược lại để kết thúc
Luyện tập được nét này xong nghĩa là bạn luyện tập thành công phần thứ nhất trong thư pháp Việt, cũng như có thể xem là đã luyện được chữ "Nhất" trong hán tự Trung Hoa mà thông thường một học viên phải tốn rất nhiều giấy mực để hoàn thiện.
5. Trung phong hành bút
Là một trong những bộ nét sử dụng khi hành bút. Trung tức là giữa, tức là sau khi khởi bút của một nét, ta phải giữ cho bút đứng thẳng để tiếp tục di chuyển bút cho đến khi thâu bút, khi tập viết trung phong, thì đầu tiên ta sử dụng kỹ thuật viên bút để thực hiện khởi bút, kéo sang ngang và vòng ngược lại, cứ làm như thế cho đến khi bút gần hết mực thì thây bút bằng nét viên bút tương tự.Tập viết trung phong để cho tay chúng ta vững vàng và tự tin di chuyển bút trên mặt giấy theo bất cứ hướng nào mà chúng ta muốn mà không bị vướng bận gì cả.
6. Thiên phong hành bút
"Thiên" tức nghĩa là lệch về một hướng, luyện tập nét thiên phong hành bút tức nghĩa là trong lúc chúng ta tập ngoài lối trung phong hành bút, ta có thể sử dụng nét bút khác là nghiêng bút để viết. Phương pháp luyện tập thiên phong là việc áp dụng phương bút khởi bút, nghiêng tay đặt ngọn bút vào mặt giấy, kéo sang phải chuyển bút đưa xéo xuống phía ngược lại cho đến khi gần hết mực thì kết thúc phần thâu bút.
7. Công bút và ý bút
Công bút và ý bút là hai khái niệm được sử dụng để chỉ hai trường phái viết thư pháp thường thấy của những người viết chữ tại Việt Nam.Nói một cách dễ hiểu, việc viết chữ sẽ được chia ra thành hai kiểu, một là viết rõ ràng, mạch lạc, với tốc độ chậm rãi, chính xác, hai là kiểu viết phóng tay, viết nhanh, thể hiện sự phóng khoáng. Với hai kiểu viết này, các con chữ hiện lên sẽ mang các đặc tính cụ thể như sau:
- Đối với công bút:
Chữ viết nhìn sẽ cứng rắn và có chiều sâu, người viết chú trọng vào việc thể hiện rõ nét ý tưởng của con chữ.- Đối với ý bút:
Chữ viết nhìn sẽ bay bổng, với những nét chữ được tạo ra với tốc độ nhanh, hầu như chỉ thể hiện một phần nào đó ý tưởng của tác giả nên nhiều chữ người xem sẽ phải đoán.Như vậy là thư pháp Thanh Phong đã giới thiệu xong cho các bạn những nét bút pháp cơ bản cần phải tập luyện trong thư pháp Việt. Hoàn tất được nội dung này, mặc khách có thể chuyển sang luyện tập các nhóm nét căn bản để chuẩn bị cho việc ráp đại, tiệu tự.
Hy vọng rằng bài này sẽ giúp ích phần nào cho quý vị độc giả trong việc học tập bộ môn nghệ thuật thư pháp Việt. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, hãy để lại trong phần bình luận phía bên dưới bài viết, Thanh Phong sẽ trả lời các bạn trong thời gian sớm nhất.
Thư pháp Thanh Phong | Viết thư pháp