Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến là gì?

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến là gì?

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến là một câu nói được nhiều người biết tới như một châm ngôn, triết lý sống trong thời hiện tại, khi mà sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ của thông tin trong thời đại ngày nay đã khiến cho chúng ta vừa có cơ hội để tiếp xúc với những vấn đề mới mẻ nhưng cũng vừa khiến cho chúng ta dễ dàng rơi vào sự hỗn loạn nếu cứ bị cuốn theo dòng thông tin thay đổi không ngừng ấy.

Định nghĩa câu nói tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

Chỉ sự kiên định và vững vàng trong suy nghĩ của con người trước những thay đổi liên tục của môi trường xung quanh, câu nói này thể hiện yêu cầu bắt buộc người xây dựng chân tâm phải rèn luyện và hun đúc được những kiến thức đầy đủ về cuộc sống để không bị cuốn theo những điều sai trái vẫn thường có thể lôi kéo những kẻ khác lao vào như con thiêu thân.

Những ví dụ điển hình cho câu nói này chính là:

Ví dụ 01: 

Việc hiểu biết về chứng khoán sẽ giúp cho những nhà đầu tư không bị hoang mang, giao động mà bán tống bán tháo mã cổ phiếu theo tin đồn của thị trường, hay nói một cách dễ dàng hơn chính là việc chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào khả năng của bản thân mình sẽ giành được chiến thắng trong một trận đấu quan trọng trong khi mọi người nghĩ rằng chúng ta thua.

Ví dụ 02:

Ông An ở xóm X có một cậu con trai tên Dũng, một hôm có người bảo rằng Dũng đi ăn trộm, ông an không tin, một người khác lúc đó lại chạy tới bảo Dũng bị công an bắt, ông An cũng giữ nguyên quan điểm vì ông biết tính của Dũng không thể nào làm như vậy. Một lúc sau lại có một người nữa chạy tới bảo hình như Dũng bị người ta bắt đền, ông An vẫn đặt niềm tin nơi con trai mình.


Chiều hôm ấy Dũng về đến nhà nói rõ mọi việc cho ông An nghe, sự thực là Dũng đã bắt được trộm nên được công an gọi lên phường để đối chất và người bị hại đã tặng cho Dũng một số tiền nhưng Dũng không nhận, đã trả lại cho người kia.


Chính vì sự tin tưởng của ông An mà tình cha con lại càng thêm bền chặt. Đó là một ví dụ điển hình cho câu nói trên.

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

Tinh thần của câu nói này thể hiện được cái dũng của kẻ đại trượng phu, không phản ứng trước những sự thay đổi trong cuộc sống, không bị những thứ tầm thường làm lu mờ đi suy nghĩ của bản thân, không để cho những thứ xa hoa phù phiếm chặn đứng đi những suy nghĩ sáng suốt.

Đặc điểm của câu nói "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến"

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

Nếu để bình phẩm về cái hay, cái đẹp của câu nói này, thư pháp Thanh Phong xin đưa ra những quan điểm cụ thể như:

Thứ nhất: Tính đối xứng trong việc sử dụng từ ngữ.

Bất biến và vạn biến là hai từ trái nghĩa nhau, một bên chỉ sự không thay đổi, một bên lại chỉ sự liên tục đổi thay, việc gắn kết cái tâm với những suy nghĩ kiên định không thay đổi và dòng đời với những thứ luôn luôn bị tác động đã khiến cho câu nói này trở nên có sức nặng hơn bao giờ hết. Trên tất cả, tôi thích câu nói này bởi nó hội tụ đủ những tính chất làm nên một câu châm ngôn, đặc điểm thứ hai chính là

Sự dễ nhớ

Nhiều người nhớ đến câu nói này trước hết là bởi ý nghĩa rõ ràng và sâu sắc mà nó mang lại, kế đến là sự dễ nhớ của nó, khi chỉ có 8 từ được thể hiện theo nghịp ngắt 3/3/2. Câu nói đã thực sự thể hiện được tinh thân chắc chắn lớn lao của cái "Tâm bất biến" "Giữa dòng đời" với cái "vạn biến" chỉ duy nhất có hai từ hợp lại

Tính ứng dụng cao

Câu nói đã thể hiện được tư tưởng cũng như chất thơ tuyệt vời khi người dùng có thể tạo ra nhiều câu thơ giúp khắc họa thêm phần nào cho ý nghĩa thêm sinh động. Nhiều người biết đến câu nói này qua bài thơ Sống của tác giả Tùng Trần, từng làm cho cộng đồng mạng dậy sóng bởi cách gieo vần và sử dụng từ vô cùng phong phú, nhưng đối với Thanh Phong, tôi còn biết đến câu nói này thông qua một bài thơ lục bát:
Anh hùng giữ được chữ tâm
Ấy là cái dũng không tầm thường đâu
Sống trong cuộc đời bể dâu
Là tâm bất biến giữa nông sâu vô thường
Bài thơ trên cũng phần nào thể hiện được suy nghĩ của tác giả và đôi khi là mở rộng hơn khi ngầm ẩn dụ cho cái tâm bất biến với người anh hùng sống trong thiên hạ, phải luôn bình thản trước những điều tưởng chừng như ghê gớm lắm. Cái dũng của thánh nhân xưa kia được thể hiện qua một câu chuyện liên quan đến việc bàn luận của các vị thần xem ai mới đích thực là chúa tể. Một vị thần đứng lên dời non lấp biển khiến mọi người đều biến sắc, một người rút ngọn sáo thể hiện một bản hùng ca khiến ai ai cũng đều dao động, nhưng chỉ duy nhất một người chẳng mảy may quan tâm, cũng chẳng tỏ ra kinh hoàng, sợ hãi, đó mới chính là người mang trong mình dòng máu đế vương.

Thư pháp Thanh Phong gợi ý bạn đọc thêm bài viết: 

1 Nhận xét