"Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu" |
Trước đây tôi rất mê iPhone, từ thời
những chiếc máy đầu tiên ra đời, iPhone đã tạo nên một cơn sốt trong xã hội.
Lúc đó, ai có một chiếc iPhone là oai lắm!
I. Chữ Tĩnh là gì?
Nhiều người thường biết tới chữ "Tĩnh" với ý nghĩa trái với "Động", chỉ sự yên lặng, không có tiếng hoặc hành động gì.
Thế nhưng thực tế chữ Tĩnh còn có
rất nhiều ý nghĩa khác thú vị mà chúng ta chưa biết tới:
- Nghĩa yên lặng, trầm lắng,
không động .
- Lườm (mắt), trợn (mắt) .
- Thêu dệt (lời nói) .
- Hoặc là cái
"giếng".
Lí do vì sao nhiều người biết tới chữ Tĩnh với ý nghĩa đầu tiên nhiều hơn các lớp nghĩa còn lại?
Đơn giản là bởi vì các lớp nghĩa
khác sử dụng thường là các từ ngữ ngày xưa, và một phần chữ nghĩa được tạo ra
có nhiều từ đồng nghĩa khác âm để phục vụ nhu cầu làm thơ (hiệp vần), diễn tả
ngắn gọn lại nội dung. Nhưng với trình độ của những người chưa qua trường lớp,
và nhu cầu của xã hội là tìm tới sự đơn giản, dễ hiểu nên một số chữ đã dần dần
mất đi những ý nghĩa đặc biệt, chỉ còn lại những lớp nghĩa được sử dụng thường
xuyên, đặc trưng nhất.
II. Thế thì chữ Tĩnh có liên quan gì tới chiếc iPhone?
Thực tế thì không có liên quan mấy, nhưng lí do lớn nhất để tôi đưa hai khái niệm này lại gần nhau chính là tư tưởng của một người. Ông Steve Jobs.
Trong thời đại ngày nay, nhiều người
chắc hẳn cũng biết tới và một lần được nhìn qua chiếc điện thoại di động có
logo hình quả táo. Trước đây, ông Steve Job là CEO, và nhà sáng lập của công ty
Apple, triết lý, và ngôn ngữ thiết kế của ông đánh mạnh vào sự đơn giản, và
thống nhất xuyên suốt các thời kỳ.
Từ những chiếc iPhone thế hệ đầu
tiên cho tới những chiếc iPhone sau này, Steve đều hướng đến tính năng dễ dàng
sử dụng và không thay đổi nhiều về mặt thiết kế.
Ông đã từ chối nâng cao thông số màn
hình từ 4,3 inch lên các mức cao hơn vì cho rằng chiếc điện thoại nên làm tốt
vai trò của nó là "nghe gọi" hơn là một thiết bị trải nghiệm "to
tát". Đây chính là một kiểu "tĩnh".
III. Chữ Tĩnh và ý nghĩa trong cuộc sống
Đôi khi là cứu cánh cho nhiều người.
Bởi trước những sóng gió không ngừng ập tới, việc kiên định với những gì chúng
ta đang làm, không thay đổi, cũng là một dạng tĩnh. Không làm gì cũng là một
dạng tĩnh.
Những câu nói có tính chất "Tĩnh"
"Ngồi thật vững chãi, chuyện gì
cũng qua" - Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đây là câu nói rất hay ám chỉ sự
tĩnh lặng để đón nhận những vấn đề khác nhau trong cuộc sống.
Có thể nói, cái cây trong một vòng
đời phải đối mặt với vô vàn những hiểm nguy, nó có thể bị khát khô, có thể bị
nhổ lên, có thể bị phá hoại bởi sâu bọ. Nhưng nó không di chuyển, có phải bởi
vì thiên nhiên không giúp nó có đôi chân như những loài động vật khác để chạy
trốn khỏi hiểm nguy hay không? Bất kỳ một ai, một sự vật gì đều luôn luôn phải
nằm trong vòng tròn của "sinh-trụ-dị-diệt" bất kể là có chân hay
không. Việc của cái cây là nó vẫn đứng ở đó, làm tốt công việc đứng yên của
mình, làm tốt nhiệm vụ "tĩnh lặng" của nó.
"Dĩ bất biến, ứng vạn
biến" Người Việt Nam thường nghe tới Bác Hồ, một câu chuyện được kể lại
vào năm 1946 khi Bác phải sang Pháp đã căn dặn những đồng chí ở lại phải lấy 6
chữ này làm nền tảng hành động, trước những âm mưu, phá hoại của kẻ thù, không
được phép manh động, lấy cái bất biến để ứng với vạn biến. Nhờ thế mà khéo léo
giúp cho đất nước được bình yên.
IV. Tĩnh là Động, Động là Tĩnh
Một tư tưởng triết học điển hình được nhiều người biết tới hiện nay là trong "Tĩnh" có "Động".
Ví dụ như cái cây có đứng im thì bên trong nó vẫn hoạt động của sự sống. Một người thiền định, ngồi yên, để tĩnh tâm nhưng thực ra chính sự cố gắng giữ cho cái tâm tĩnh được cũng là một hành động. Vì thế mà không có cái gì thực sự tĩnh, cũng không có gì là thực sự động. Cũng giống như thiện và ác, chúng luôn tồn tại song song và đối lập nhau, không thể mất đi được.
Vậy người hiểu được chữ Tĩnh, treo chữ Tĩnh trong nhà để làm gì?
V. Chữ Tĩnh trong thư pháp
Trong trang trí nhà cửa, đặc biệt là
việc sử dụng tranh thư pháp, người ta thường thích treo cặp "Tĩnh
-Động" để căn dặn bản thân phải có suy nghĩ chậm rãi, thâm sâu, phải xem
xét tỉ mỉ vấn đề, không nên nóng vội. Chữ Tĩnh được sử dụng còn là lời nhắc nhở
cho người khác khi tới không gian phải nhẹ nhàng, không ồn ào, không làm ảnh
hưởng tới không gian căn phòng.
Khác với chữ "Tịnh", hoặc khác với chữ "Yên", "An". Chữ Tĩnh mang lớp nghĩa hướng tới hình thái hơn là nội dung. Nói dễ hiểu thì để ngồi thiền đạt tới cảnh giới An tịnh thì ta phải Tĩnh trước. Hình thức phải đi trước thì nội dung mới theo sau đó. Tĩnh chính là nhân còn An chính là quả. Các cặp từ đi cùng với Tĩnh như "An Tĩnh", "Bình Tĩnh", "Động Tĩnh" ...
Từ
những gì chúng ta thấy ở trên, việc học tập thư pháp không chỉ dừng lại ở nhiệm
vụ viết sao cho đẹp, mà người luyện chữ cũng cần phải có được sự hiểu biết nhất
định về nội dung mà chúng ta cần truyền tải. Ví như xây một ngôi nhà, người xây
dựng không những phải có tay nghề cao mà còn cần phải có ý tưởng đủ nhiều, am
tường về nguyên lý phong thuỷ để xây dựng công trình trường tồn, đẹp và bền
vững với thời gian.
Bài viết tham khảo: Ý nghĩa chữ Bình
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu cùng nhau ý nghĩa của chữ Tĩnh trong cuộc sống nói chung và trong thư pháp nói riêng, quan điểm của bạn thế nào hay có đóng góp gì cho chúng mình hay không? Hãy cùng nhau chia sẻ để phát triển sự hiểu biết về từ ngữ và văn hoá Việt Nam nhé!