Chữ Đạo là gì? Ý nghĩa của chữ Đạo?

Ý nghĩa của chữ Đạo là gì? 

Bài viết này dành tặng cho những người khát khao kiến thức, giống như tôi của bây giờ, đang khao khát tìm hiểu ý nghĩa chữ Đạo để áp dụng cho những tác phẩm thư pháp sắp tới. 

Thư pháp chữ Đạo - Thư pháp Thanh Phong
Thư pháp chữ Đạo - Thư pháp Thanh Phong

Lần đầu tiên tôi tiếp cận với định nghĩa chữ đạo là khi tôi học môn "Đạo đức" ở trường. Với "trí tuệ" của một đứa bé thì lúc đó tôi chưa đủ hiểu được "Đạo là gì?" Và khi thực sự chú tâm vào nó là khi tôi học cấp 2. Với trò chơi Thiên Long Bát Bộ. Khi ấy chữ Đạo xuất hiện trong một nhân vật phản diện gọi là "Đạo tặc". Mãi sau này khi có thời gian ngồi để tìm hiểu về chữ này, tôi mới chợt phát hiện ra một hàm nghĩa rộng lớn mà chữ "đạo" được sử dụng. 

Chữ Đạo là gì? Ý nghĩa của chữ Đạo là gì?

I. Đạo là gì?

 Là:
- Danh từ chỉ con đường, lối đi. Vd: Độc đạo (con đường duy nhất), đạo tặc (cướp đường),... - Danh từ gọi tên một giáo phái, tổ chức có hệ tư tưởng, có phương pháp tu tập. Vd: Đạo Phật (chỉ hệ tư tưởng, hành động theo Phật), Đạo nho, Đạo giáo, Thư đạo, trà đạo, thiền đạo,...
- Danh từ chỉ những điều hiển nhiên, đúng đắn mà con người phải nương theo. Vd: Đạo lý, Thiên đạo,... 
- Động từ lấy đi những cái cốt yếu nhất từ sự vật, sự việc của chủ thể này để tạo ra một chủ thể khác có tính chất tương tự. Vd: Đạo nhạc, đạo nhái,... 

Mời các bạn đọc thêm: Hiếu là gì?

II. Ý nghĩa của chữ Đạo 

Để giải thích tường tận những ý nghĩa mà chữ này mang lại, tôi sẽ chia ra thành các tiểu mục nhỏ, từng tiểu mục sẽ cố gắng lý giải thật đơn giản nhất cho những người mới có thể nắm bắt, hiểu được. 

1. Đạo là con đường là lối đi: 

Với lớp nghĩa đầu tiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ý nghĩa của nó, nhưng câu hỏi đặt ra là: "Tại sao không sử dụng trực tiếp chữ đường để chỉ "kẻ cướp đường", mà lại phải dùng chữ "đạo tặc"? Thông thường một từ Hán việt được sinh ra, chủ yếu là để rút ngắn số chữ mà người sử dụng cần dùng. "Đạo" cũng là một từ Hán - Việt nên xuất phát của nó được tạo ra nên xét trong lịch sử của Trung Quốc. Vì trước đây sách vở ít, người ta thường dùng bia đá để khắc chữ và lưu giữ thông tin, thẻ tre để đưa nội dung vào, mà công đoạn này đối với những người Trung Quốc lúc đó là khá khó khăn vì nếu dùng những từ ngữ dài thì sẽ mất thêm công đục đẽo, viết chữ. Nên chữ Đạo hay nhiều chữ Hán Việt sau này được sử dụng nhằm mục đích chính yếu nhằm tiết kiệm thời gian, công sức sử dụng. 

Chữ Đạo là gì? Ý nghĩa của chữ Đạo là gì?


Lí do thứ hai, là để ám chỉ chi tiết, rõ nét về ý nghĩa của danh từ. Ví dụ như việc mắt nhìn sự vật, ta đã có một tổ hợp các động từ khác được tạo ra như: - Quan - Tầm - Nhìn - Khán - Nhòm - Liếc - Xem - ... Chữ "Đạo" cũng là điều tương tự. Nó khác với "Đường" hay "Lộ" (cũng là từ chỉ một đường) bởi ý nghĩa phái sinh đôi khi đó là "con đường" mà con người không thể đi mà thuộc về nhận thức. 

2. Đạo là danh từ chỉ tên một giáo phái, tổ chức có hệ tư tưởng, có quá trình tu tập. 

Với lớp nghĩa này, chữ Đạo dường như làm tốt vai trò của mình khi được sử dụng rất rộng rãi. Trong xã hội có bao nhiêu tôn giáo sinh ra, thì có bấy nhiêu cụm từ được kết hợp với chữ này. - Đạo giáo: Giáo phái lấy tư tưởng của ông Lão Tử để đặt tên. Vì Lão Tử quan niệm chữ "Đạo" là nguyên nhân tạo ra vạn vật. Và từ chữ "Đạo" mà Lão Tử giải nghĩa cho toàn bộ các sự vật, sự việc của ông ta dựa trên quan điểm không có gì tự nhiên sinh ra, cũng như không có gì tự nhiên mất đi. Tất cả đều có lí do của nó. Và lí do ấy chính là "Đạo". 
 
Thư pháp chữ Đạo - Thư pháp Thanh Phong
Thư pháp chữ Đạo - Thư pháp Thanh Phong

- Phật giáo:

Là giáo phái tu tập theo tư tưởng của ông Phật. Ông Phật trước là thái tử nhưng sau từ bỏ tất cả để đi tu nhằm tìm đường giải thoát, vì ông thấy cuộc đời là một bể khổ. Quá trình "giải thoát" không phải ngày một ngày hai mà thành nên người học trước hết phải hiểu và tu tập dần theo "bát chính đạo" (tám con đường chủ yếu). 

- Thư Đạo: 

Là hệ phái luyện tập với chữ nghĩa để tìm ra hàm ý sâu xa của cuộc sống. Khác với "Thư Pháp" chỉ là nghệ thuật viết chữ đẹp. Thì thư đạo hướng tới một tầng cao hơn là dựa vào chữ nghĩa để phát hiện là nguyên lý của cuộc sống. 

Chữ Đạo là gì? Ý nghĩa của chữ Đạo là gì?
Bình thường tâm thị Đạo

3. Danh từ chỉ những điều hiển nhiên, đúng đắn mà con người phải nương theo. 

Chính vì vậy, trong lịch sử nhiều người đã sử dụng từ "Thế thiên hành đạo" để chỉ việc "thay trời làm những điều đúng đắn, lẽ phải". Những ví dụ thường thấy nhất là các từ như "Đạo hạnh", "Đạo quân thần", "Đạo con",... Một câu nói được nhiều người thắc mắc trong lớp nghĩa này là câu "Đạo là đời", vậy 

Vì sao nói "Đạo là đời"? 

Chính là bởi lớp nghĩa thứ 3 của chữ đạo ám chỉ những điều hiển nhiên, vốn có, là quy luật vận động trong cuộc sống. Mà đời thì đơn giản là khoảng trống mà muôn vật tồn tại, vận động, nên trong quá trình ấy luôn tự nó phát triển theo những quy luật tự nhiên. Kể như việc con cá lớn ăn con cá bé, thì đó cũng là đạo Người chăm chỉ gặt hái thành công thì đó cũng là đạo. Và cuộc đời thì luôn tồn tại những sự việc như thế. 

Thưu pháp Thiền Trà Đạo
Tranh thư pháp Thiền Trà Đạo mới nhất




Mời quý vị đọc thêm bài viết chữ Trà ở link sau: https://blog.thuphapthanhphong.com/2022/05/tra-la-gi.html

4. Động từ lấy đi những cái cốt yếu nhất từ sự vật, sự việc của chủ thể này để tạo ra một chủ thể khác có tính chất tương tự. 

Một sự thật khá lạ lùng đó là trong từ điển Hán - Việt có rất nhiều từ ngữ mang trong nó cả hàm ý tích cực và tiêu cực. Chữ Đạo cũng không phải ngoại lệ, nên khi sử dụng chúng ta cần phải đặt vào từng ngữ cảnh cụ thể để hiểu được ý nghĩa mà người nói muốn ám chỉ. 
Ví dụ chữ "Đạo lý" trong một số trường hợp có thể hiểu là những sự thật đúng đắn, nhưng ở một số trường hợp hy hữu lại mang nghĩa là lấy cái lý luận của người khác để sử dụng. 

III. Chữ Đạo trong thư pháp 

Chữ Đạo là gì? Ý nghĩa của chữ Đạo là gì?
Chữ Thiền Đạo thư pháp

Để thể hiện tốt được chữ Đạo, ta cần phải xem xét kỹ càng từng đường nét sẽ sử dụng và ý nghĩa mà chúng ta muốn truyền tải. 
Chính vì đây là một chữ chứa đựng cả nghĩa tích cực lẫn tiêu cực nên khi viết cần phải có sự tính toán tỉ mỉ, nhằm tạo ra hiệu ứng thị giác tốt nhất cho người nhìn. 
Có thể dùng một chút bộ vị của chữ Hán để phối kết hợp với chữ nhằm tạo ra sự cổ kính, hoài niệm. 

Nhìn chung, trong thư pháp có rất nhiều người dùng chữ Đạo để treo ở phòng khách, phòng làm việc, phòng thờ. Để căn dặn bản thân luôn thực hành đúng theo con đường, lý luận đã đề ra trước đó. Vậy nên người viết phải luyện tập thật nghiêm túc để thể hiện cho tốt nội hàm của tác phẩm.

Chữ Thiền và những điều bạn chưa biết? Hãy nhấn TẠI ĐÂY nha!!!

Thông tin liên hệ:
Sđt tư vấn: 0395 021 559 (Ms Nguyệt)

Cảm ơn bạn đọc <3
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn