Tỉnh thức là gì? Làm gì mà lại phải tỉnh thức?

Nếu ta đang ngủ và bật dậy, liệu đó có phải tỉnh thức hay không? Tỉnh thức liệu có phải là giác ngộ hay không? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một khái niệm rất hay mà nhiều người thường sử dụng trong cuộc sống. 

Tỉnh thức là gì? Thư pháp Thanh Phong


I. Tỉnh thức là gì? 

Tỉnh thức là trạng thái cảm giác khi ta thấy mình vừa thoát khỏi u mê. Rất nhiều người hiểu sai rằng ý nghĩa của tỉnh thức là sự giác ngộ, nhưng sự thật thì không phải vậy. Tỉnh thức chỉ là sự nhất thời, một cảm giác nhất thời đến trước, còn giác ngộ lại là hành động nhận ra bản chất của sự việc trong dài hạn. 

Ví dụ khi bao năm trời ta cứ chạy theo tiền bạc, rồi bỗng một ngày ta nhận ra không nhất thiết cần đến tiền mới đem lại niềm vui. Thì khi đó, cái lúc ta "bỗng chốc" nhận ta được xem là "tỉnh thức". Và sự tỉnh thức này chỉ đến một lần duy nhất.

 Gợi ý đọc thêm: Tĩnh là gì? Những điều bạn chưa biết?

II. Tỉnh thức và giác ngộ 

Tỉnh thức là gì? Thư pháp Thanh Phong


Sự tỉnh thức như đã nói ở trên, chính là cảm giác theo sau khi chúng ta giác ngộ. Mặc dù cả giác ngộ lẫn tỉnh thức đều là hai trạng thái nhận ra vấn đề, nhưng giác ngộ là trạng thái hiểu ra, còn tỉnh thức thì lại là trạng thái sẵn sàng đón nhận sự hiểu biết ấy. 

- Giác ngộ sẽ mang lại kinh nghiệm, phương pháp. Còn tỉnh thức chỉ đơn giản là đem lại cảm giác nhận ra. 

- Giác ngộ có thể chỉ đến 1 lần với một vấn đề cụ thể. Còn tỉnh thức thì có thể đến nhiều lần.

 Bạn có đnag tìm kiếm bài viết về chữ Hiếu? Nhấn VÀO ĐÂY  nhé!!

III. Tại sao cần tỉnh thức? 

Vì đơn giản sự tỉnh thức là tiền đề để chúng ta nhìn nhận vấn đề đúng sai một cách rõ ràng, là duyên để chúng ta gặt hái thành quả giác ngộ. 

Tuy nhiên, ta không thể chi phối sự tỉnh thức, nó chỉ đến khi hội tụ đủ các yếu tố cần có, bao gồm nhận thức về sự u mê, và hoàn cảnh ta đang đối mặt. Bởi khi bản thân ta có cố ngồi một chỗ để tìm sự tỉnh thức, thì chưa chắc nó đã đến. 

Chỉ khi nào ta đặt mình vào một hoàn cảnh cụ thể, và cố gắng đi tìm lời giải cho những vấn đề, thì sự tỉnh thức mới có cơ hội hình thành khi hội tủ đủ những câu trả lời trong suy nghĩ. 


Tỉnh thức là gì? Thư pháp Thanh Phong


Để chuẩn bị cho sự tỉnh thức đến gần, con người thường tránh xa những thứ khiến cho chúng ta u mê. Nếu như bạn nhận ra những vị tu sĩ thường hay có những giới luật rất nghiêm ngặt trong sinh hoạt, ăn uống thì chắc hẳn bạn sẽ hiểu đó là quá trình chuẩn bị cho một thân thể khoẻ mạnh, một tâm trí sáng suốt, và đó chính là sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình tỉnh thức bắt đầu. 

 

Hay trong bất kể bộ môn thiền định nào khác, sự tỉnh thức đều cần có để góp mặt cho thành công. Một người sẽ không thể hiểu ra được lỗi sai của bản thân nếu như không có tỉnh thức. Anh ta cũng không thể giác ngộ được chân lý nếu như trước đó anh ta không được thức tỉnh. Rõ ràng rằng sự tỉnh thức luôn là tiền đề quan trọng trong cuộc sống để mỗi con người được sống một cách tốt đẹp hơn.


Thông tin liên hệ:
Sđt tư vấn: 0395 021 559 (Ms Nguyệt)

Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

2 Nhận xét

Mới hơn Cũ hơn