Thư pháp chữ Thiền - Ý nghĩa và những điều thú vị

Thư pháp chữ Thiền
Tranh chữ Thiền mới nhất

1. Thiền là gì? 

Hiện nay có rất nhiều khái niệm để nói về thiền, nhưng một khái niệm mà tôi ấn tượng nhất lý giải ý nghĩa của chữ Thiền chính là: "Hoạt động khi con người cố gắng giữ cho tâm trí được tĩnh lặng và tìm tới những quán tưởng."

Vì con người ta luôn có những thời điểm khó khăn, luôn có những câu hỏi lớn mà bản thân phải trả lời. Vì vậy họ thực hành thiền để tĩnh tâm mà suy xét, tìm thấy câu trả lời từ suy nghĩ bên trong! 

Thiền là pháp môn tu để đối sánh với tịnh mật, kim cương thừa.

Thiền gắn liền với sự tích Đức Phật ngồi dưới gốc cây bồ đề để tìm ra con đường giải thoát! 

Đạt Ma Sư Tổ được coi là vị thiền giả khai sáng cho thiền thuật và võ thuật của Trung Hoa. Đã từng có quá trình luyện tập thiền định lâu năm trong núi 


Chữ Thiền - thư pháp Thanh Phong


Công dụng của thiền được biết tới nhiều nhất giống như một dạng tự điều phối cơ thể để cải thiện sức khoẻ của tinh thần, thể xác. Các hoạt động chủ yếu khi thiền bao gồm: 
- Thực hiện tư thế đúng (Tĩnh) .
- Hít thở nhẹ nhàng, cơ thể phục vụ theo nhịp thở (Động) .
- Tĩnh tâm, đưa não bộ về trạng thái ít rung động.
- Không suy nghĩ nhiều mà quán tưởng nhiều (Tự nâng cao khả năng tưởng tượng).

Gợi ý bài đọc tới quý vị về chữ Hiếu!!

2. Hiệu quả lớn nhất mà thiền có thể mang lại

 
Thư pháp chữ Thiền
Thư pháp chữ Thiền mới nhất



Nếu nói một cách dân dã, thì thiền giống như một bộ môn tu tập giúp người thiền tự đánh lừa não bộ để não tiết ra những năng lượng tích cực phục vụ cơ thể. Người tập thiền thường hướng đến một tâm ý trong sạch, cải thiện sức khoẻ với nguyên lý đầu tiên liên quan tới khí: - Khí: Là yếu tố cấu tạo nên sức sống của con người, trong Văn hoá Trung Hoa, "Khí" là nguồn cội. Khí có thể chia ra hai phần là Âm/Dương. Do các hoạt động sai lầm trong cuộc sống (ăn uống không điều độ, suy nghĩ tiêu cực,...) mà con người thường đưa khí âm lên cao. Khiến cho cơ thể suy nhược, nhìn vào thấy yếu đuối, ẻo lả. 

Vì vậy, người "Thiền" thường sẽ tìm cách cân bằng khí thông qua các bài tập và giúp cho cơ thể có lại sức sống một cách từ từ, chậm rãi. 

3. Sự thú vị của thiền 


Khi được trò chuyện với một số người là giảng sư trong lĩnh vực thiền, tôi vô tình nhận thấy những điều khá thú vị liên quan tới hoạt động này. 

- Thiền có thể chữa bệnh: 

Giống như thư pháp, việc lặp đi lặp lại một hoạt động hướng tới những điều tích cực có thể chữa khỏi nhiều loại bệnh lý, đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh rõ được điều này, nhưng những cuộc điều tra cộng đồng lại chỉ ra số liệu đáng ngạc nhiên khi những người mắc các bệnh nhẹ tự khỏi và các bệnh lý nặng thuyên giảm dần sau khi thực tập thiền định. 

Chữ Thiền - thư pháp Thanh Phong


- Thiền có thể kết hợp với nhiều bộ môn khác. 

Khi ta đi, đứng, nằm, ngồi, ta vẫn có thể thiền, đối với một số thiền sư nổi tiếng trên thế giới, thiền không nhất thiết là phải ngồi yên một chỗ. Thiền có thể xảy ra bất cứ khi nào, bất cứ lúc nào kể cả khi ta ăn, uống, viết chữ,... 

(Bài viết hay về chữ An, có thể bạn chưa biết. )

- Thiền định đưa con người đến những giới hạn khó ai khám phá hết 


Tôi từng nói chuyện với một chuyên gia thiền sư, anh này nói rằng bản thân là người ăn chay trường và nhờ thiền định, anh ấy có khả năng tự giữ lại năng lượng, hoặc chuyển hoá năng lượng từ các thớ cơ, thịt trên người, một số ít là hấp thụ từ "khí" trong tự nhiên nhằm nuôi sống não bộ, giúp anh có thể nhịn đói lâu, trong thời gian dài. (Một trong những giai thoại trước đây là Phật từng ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề nhiều ngày không cần ăn uống).

Chữ Thiền - thư pháp Thanh Phong



Mặc dù chữ Thiền còn nhiều điều để nói, nhưng với sự tìm hiểu và vốn kiến thức còn nông cạn, tác giả chỉ xin viết tới đây, quý độc giả có ý kiến đóng góp xin vui lòng để lại nhận xét dưới phần bình luận. Nói tóm gọn lại thì thư pháp có một mối quan hệ khá gần với thiền khi cả hai bộ môn đều có liên quan tới sự vận động của hơi thở, quán niệm. Bất kể những ai đang học thư pháp, hay những bộ môn khác như trà đạo, đánh cờ đều treo và trưng được chữ "Thiền" trong không gian thực hành.

Tranh thư pháp Thiền Trà Đạo
Tranh thư pháp Thiền Trà Đạo


 
Mời quý vị đọc thêm bài viết về thư pháp chữ Tràthư pháp chữ Đạo

Thông tin liên hệ:
Sđt tư vấn: 0395 021 559 (Ms Nguyệt)

Cảm ơn bạn đọc <3


Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn