Tu tâm và tích thiện - Là gì và tại sao?

 Bồ Đề Đạt Ma có câu nói "Trực chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật"

Tu tâm và tích thiện - Là gì và tại sao?

Trực chỉ nhân tâm là gì?

Việc "nhìn" thẳng vào nội tâm của con người, tự đánh giá nội tâm để thấy được việc làm đúng sai của mình trong quá khứ chính là phương pháp tự kiểm điểm lại bản thân mà người xưa thường hay nhắc đến. 

Nếu mình không nhìn thẳng vào những sai lầm, thì sẽ không bao giờ nhận thấy được lỗi sai của bản thân và không bao giờ cố gắng khắc phục nó. 

Một người khi biết lỗi sai, họ có thể giận dữ, có thể đổ lỗi cho người này người kia, có thể thỏa hiệp nhưng sau cùng để trở thành một người tốt hơn, bản thân họ sẽ có lúc phải chấp nhận sự thật rằng họ có nhiều những khiếm khuyết cần sửa đổi.

Bài viết về chữ Thiền, mời bạn đọc THAM KHẢO!!

Kiến tánh thành Phật là gì?

Người xưa có câu, "nhân chi sơ, tính bản thiện" ý chỉ rằng con người khi sinh ra vốn rất hiền lành, thiện lương, hiền hòa, là những đứa trẻ đáng yêu, không gây hại cho người khác, nhưng khi lớn lên rồi, học được những thói xấu ở đời, thói hư của người khác thì bắt đầu tích tụ lại trong mình những tham lam, sân hận, si mê, và làm ra những việc ác. 

Phật là người nhìn ra nỗi khổ đau của thể gian, là người tìm ra những phương pháp để giải thoát chúng sinh khỏi những khổ đau đó. Chính vì thể, trong câu nói này, người ta lấy Phật làm hình mẫu để vươn tới. 

Tính cách của một con người không thể ngày một ngày hai có thể thay đổi, mà phải chuyển đổi dần dần, trải qua nhiều khó khăn, qua nhiều lần "nhìn trực diện" quyết tâm để thực hiện. Nhưng cũng sẽ chẳng là gì nếu như họ không hành động một cách quyết liệt. 

Tích thiện chính là phương pháp!

Tích là gom nhặt, thu lượm, tụ dần lại một chỗ. Nhưng điều thiện cần được những người có tâm ác, hoặc những người đã từng làm sai, gây ra những lỗi lầm trong quá khứ phải nghiêm túc gom nhặt. 

Đã gọi là tích thì cũng giống như việc xây dựng tính cách, nó cần có thời gian để hoàn thành, chính vì vậy, chữ lớn (Đại tự) Tích thiện khi sử dụng với câu nói "Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật" là một trong những lựa chọn hợp lý. 

Cách thể hiện trong thư pháp

Tu tâm và tích thiện - Là gì và tại sao?

Vì chữ "Tích thiện" làm chủ đạo nên đây sẽ là chữ được viết cách điệu và có kích thước lớn nhất trong toàn bộ tác phẩm, câu nói nhằm giải nghĩa cho chữ lớn được viết nhỏ hơn, nằm về phía trên, là yếu tố quan trọng, là công việc hàng đầu cần được thực hiện. 

Bài viết: Tôi đã thể hiện chữ Sống như thế nào?

Để có thể hiểu tốt những ý nghĩa, đánh giá được vẻ đẹp của một bức thư pháp, bạn nên tìm hiểu thêm về các bài viết:

- Tỉnh thức là gì? Vì sao con người cần phải tỉnh thức?

- Chữ Phát là gì? Tìm hiểu ý nghĩa chữ Phát trong thư pháp Việt

- Chữ Đạo là gì? Ý nghĩa và cách thể hiện chữ Đạo trong thư pháp? 

Hoặc tham gia vào khóa học thư pháp Việt tổ chức tại Hà Nội, bạn có thể xem thêm tại đây.

Trên đây là một số những ý nghĩa mà mình hiểu và chia sẻ những kiến thức này để mọi người cùng đọc. Quý thư hữu nếu thấy bài viết hay và thú vị thì đừng quên nhấn chia sẻ bài viết đến với nhiều người hơn nữa. Xin chào và hẹn gặp lại mọi người trong bài viết tiếp theo!

Thông tin liên hệ:

Fanpagehttps://www.facebook.com/thuphapthanhphong

Youtube: https://www.youtube.com/c/thuphapthanhphong

Tiktok: www.tiktok.com/@thudao.com

Sđt tư vấn: 0395 021 559 (Ms Nguyệt)

Cảm ơn bạn đọc <3


Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn