Cách đây một thời gian không lâu, tôi có đọc được một bài thơ của Hòa thượng Thích Hạnh Hải nói về chữ "Sống". Bài thơ viết rằng:
"Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
Sống chan hòa với những người chung sống
Sống là động nhưng lòng không xao động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi ta coi thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến."
Từ đó đã có một ý tưởng thể hiện một chữ Sống theo lối thư pháp dành riêng cho bài thơ này. Một chữ Sống thể hiện đúng tinh thần, nội dung mà tác giả đưa ra trong bài thơ.
Nhận định của mỗi người mỗi khác, trong bài viết này tôi phân tích chữ Sống để phục vụ cho lớp học thư pháp Thanh Phong.
Các ý tưởng và chất liệu cấu thành chữ Sống.
Trong một tác phẩm thư pháp, thì những đường nét chính là chất liệu để người viết kể câu chuyện và truyền tải ý tưởng con chữ đến với người xem. Chính vì vậy nó tạo nên các cặp phạm trù đối lập để thể hiện cho các ý tưởng:
1. Sự khởi đầu và kết thúc chữ Sống
Câu đầu tiên của bài thơ tức "Sống không giận không hờn không oán trách" là một trong những câu nói tôi cho rằng rất mộc mạc, chân phương, rõ ràng, dễ hiểu. Và bởi vì vậy, tôi sử dụng nét phương bút cho sự khởi đầu của chữ Sống.
Cách luyện tập và hiệu ứng cảm giác của nét phương bút tôi để trong bài viết này.
Cuối bài thơ là hai câu thơ "Sống hiên ngang danh lợi mãi coi thường / Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến". Là hai câu thơ mang tính chân lý, và nó rất phù hợp với việc sử dụng đường lộ phong.
2. Hình dáng của chữ Sống.
Tổng thể được tạo nên bởi một hình lục giác cho cảm giác chắc chắn, nghiêng về bên trái sẽ tạo thêm cảm giác khỏe khoắn, tự tin.
Hình dáng của chữ có thể được nhiều người chuyển thành hình tròn, hình vuông, hoặc một số hình dáng nào đó để ám chỉ và tạo nên cảm giác tương ứng với những hình dạng ấy.
Theo đó hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn.
Hình vuông tượng trưng co sự cứng cáp.
Hình chữ nhật tượng trưng cho sức sống phát triển, sự nguy hiểm.
Gợi ý đọc thêm: Trà là gì? Chữ Trà trong thư pháp?
3. Thể chữ sử dụng
4. Cách di chuyển đường bút, lượng mực đậm nhạt
5. Cách sắp xếp đường nét, cấu tạo con chữ
Thông tin liên hệ:
Fanpage: https://www.facebook.com/thuphapthanhphong
Youtube: https://www.youtube.com/c/thuphapthanhphong
Tiktok: www.tiktok.com/@thudao.com
Sđt tư vấn: 0395 021 559 (Ms Nguyệt)
Cảm ơn bạn đọc <3