Chữ Hiếu là gì? Ý nghĩa chữ Hiếu trong đời sống và thư pháp

Chữ hiếu thư pháp
 


Hiếu kính là một đức tính tốt đẹp, nhưng thế nào mới thực sự là “hiếu”, chúng ta đã thực sự hiểu rõ?

Hiếu là gì?

Tục ngữ Trung Quốc có câu “Bách thiện hiếu vi tiên” tức là tất cả mọi điều thiện đều bắt đầu từ chữ hiếu. Bởi vì đây là thứ tình cảm sâu sắc nhất của nhân sinh, không ai có thể thiếu được.

Hiếu có nghĩa là đạo lí thờ phụng cha mẹ, trách vụ của người con đối với bậc cha mẹ. 

Trong Luận Ngữ có câu "Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh, hiếu đễ dã giả kì vi nhân chi bản dư." Có nghĩa rằng người quân tử khi chuyên chú vào cái gốc (tức hiếu đễ), cái gốc được dựng thì đạo mới sinh, hiếu đễ phải chăng là cái gốc của đức nhân. 

Có thể thấy, đạo hiếu được gìn giữ và lưu truyền hàng ngàn vạn năm, xuất hiện từ thời xa xưa và được lưu truyền trong các kinh điển Nho giáo. Có tính nhắc nhở và giáo dục con người. Người nào lấy chữ Hiếu làm gốc thì sẽ sinh ra đạo, đạo ở đây chính là đạo đức của con người. 

Ngoài ra “hiếu” còn mang một nét nghĩa nữa như hiếu học- sự ham học hỏi, ham hiểu biết, muốn chinh phục những tri thức của nhân loại.

Chữ Hiếu thư pháp - Thư pháp Thanh Phong
Chữ Hiếu thư pháp - Thư pháp Thanh Phong

Cha mẹ hi sinh rất nhiều cho sự trưởng thành của chúng ta. Chúng ta vui vẻ lớn lên bên cha mẹ, sau đó ra ngoài xã hội. Nhưng cho tới khi cuối đời chúng ta mới quay về bên cha mẹ của mình, bởi vì sao?

Chữ Hiếu thư pháp - Thư pháp Thanh Phong
Chữ Hiếu thư pháp - Thư pháp Thanh Phong

Nhịp sống hiện đại ngày càng nhanh, làm cho con người luôn ở trạng thái hết sức bận rộn. Đôi khi làm cho con người ta quên đi rằng việc báo hiếu cha mẹ đang rút ngắn đi từng ngày. Cho đến khi cuối đời, khi chúng ta có con cái mới hiểu hết được tấm lòng của cha mẹ. Lúc đó có rất nhiều việc vốn chúng ta có thể làm được nhưng đã bỏ lỡ khi nào không hay.

Công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ người con có Hiếu phải biết

Chữ Hiếu là gì? Ý nghĩa chữ Hiếu trong đời sống và thư pháp

Công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ là một chủ đề rất quan trọng và đáng để được thảo luận. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những đóng góp của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cũng như những ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của trẻ.

Công lao sinh thành của cha mẹ

Chữ Hiếu là gì? Ý nghĩa chữ Hiếu trong đời sống và thư pháp
Công lao sinh thành của cha mẹ là một trong những đóng góp quan trọng nhất của họ đối với sự phát triển của con cái. Trong suốt quá trình mang thai, cha mẹ phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, từ việc chăm sóc sức khỏe của mình đến việc chuẩn bị cho sự ra đời của con. Họ phải đảm bảo rằng mình ăn uống đầy đủ và đúng cách, tập thể dục và nghỉ ngơi đủ giấc để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con.

Sau khi con ra đời, cha mẹ tiếp tục đóng góp công lao sinh thành của mình bằng cách cung cấp cho con cái sữa mẹ hoặc thức ăn phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Họ cũng phải đảm bảo rằng con cái được chăm sóc và bảo vệ tốt nhất, bao gồm việc đưa con đi khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đầy đủ.

Dưỡng dục của cha mẹ

Ngoài công lao sinh thành, cha mẹ còn đóng góp rất nhiều vào việc dưỡng dục con cái. Họ là người đầu tiên giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh và học hỏi những kỹ năng cơ bản như nói, đi và viết. Cha mẹ cũng giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và tình cảm, bao gồm việc học cách chia sẻ, tôn trọng người khác và giải quyết xung đột.

Ngoài ra, cha mẹ còn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái về các giá trị và đạo đức. Họ giúp trẻ hiểu rõ về tình yêu, sự chia sẻ và tôn trọng người khác. Họ cũng giúp trẻ phát triển lòng nhân ái và tình cảm đối với môi trường xung quanh.

Ảnh hưởng của cha mẹ đến sự phát triển của trẻ

Công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em được nuôi dưỡng và giáo dục tốt hơn có khả năng phát triển tốt hơn về mặt vật lý, tinh thần và xã hội. Họ có khả năng học tập tốt hơn, có sức khỏe tốt hơn và có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt hơn với người khác.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ không đóng góp đúng cách vào việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái, sẽ có những hậu quả tiêu cực. Trẻ có thể phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ khác, có khả năng bị bệnh tật và có thể gặp khó khăn trong việc học tập và xây dựng mối quan hệ xã hội.

Chữ Hiếu là gì? Ý nghĩa chữ Hiếu trong đời sống và thư pháp


Công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ là rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Cha mẹ đóng góp rất nhiều vào việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái, giúp trẻ phát triển tốt hơn về mặt vật lý, tinh thần và xã hội. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không đóng góp đúng cách, sẽ có những hậu quả tiêu cực đối với sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo rằng họ đóng góp đúng cách vào việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái để giúp trẻ phát triển tốt nhất có thể.

 Chữ Hiếu trong Hán tự

Chữ Hiếu thư pháp - Thư pháp Thanh Phong
 Chữ Hiếu Hán tự

Hiếu () trong triết tự Hán là sự kết hợp của chữ “lão” () và chữ “tử” (), hiện lên hình ảnh một đứa bé đang cõng trên lưng một cụ già đầu lơ thơ vài sợi tóc. Điều đó chính là thể hiện cho sự “hiếu thuận”.


Những câu chuyện, điều thú vị về chữ “Hiếu”

Chữ Hiếu thư pháp - Thư pháp Thanh Phong
Chữ Hiếu thư pháp - Thư pháp Thanh Phong

1.   Tích “Hoàng Hương” trong sách “Nhị thập tứ hiếu” có kể rằng, Hoàng Hương – tự Văn Cường, người huyện An Lục thuộc quận Giang Hạ trong đời Đông Hán (25-219) khi lên 9 tuổi thì mồ côi mẹ. Ngày ngày tưởng nhớ mẫu thân, nước mắt tuôn rơi. Người trong làng xóm đều gọi ông là hiếu tử. Sau khi mẹ mất, Hoàng Hương càng tỏ lòng hiếu thuận với cha hơn, lo toan mọi việc trong gia đình mặc dù tuổi còn rất nhỏ. Người cha thấy vậy muốn thay con làm lụng việc nhà nhưng Hoàng Hương không đành tâm để cha lo toan mọi việc mà sẽ làm cùng cha. Mùa hạ nóng nực thì quạt gối, chiếu mát cho cha nằm. Mùa đông lạnh lẽo thì lấy thân mình ủ chăn ủ đệm ấm trước khi cha đi ngủ. Chính vì vậy tiếng hiếu đồn xa, người đời tôn xưng ông là hiếu tử. Đó chính là một tấm gương hiếu tử trong sách “Nhị thập tứ hiếu”.

Bạn có thể đọc thêm câu chuyện thú vị về Phúc-Lộc-Thọ

2.   Trong bài “Hiếu đễ kiến văn” thuộc “Tam Tự Kinh” có đoạn viết:


首孝悌,
 次見聞; 
知某數,
 識某文。

“Thủ hiếu đễ
Thứ kiến văn
Tri mỗ số
Thức mỗ văn”

Đoạn văn bản này có nghĩa rằng, về việc học thì đầu tiên là phải hiếu kính với cha mẹ, ông bà, thuận thảo với anh chị, người lớn. Sau đó là phải học tập, để có cho mình kiến thức, đi truy tìm và quan sát  tận mắt để có sự hiểu biết, có được kiến thức. Học để biết được con số, tính toán, biết nghĩa lí sâu xa, hiểu biết về văn tự,…

3.   Câu chuyện về Khổng Dung 4 tuổi đã biết nhường trái lê cho anh. Dung- tên gọi tắt của Khổng Dung, tự Văn Cử, người nước Lỗ sống vào thời Đông Hán, là cháu đời 22 của Khổng Tử.  Chuyện kể rằng, một ngày nọ có người láng giềng cho anh em Dung một giỏ trái lê, các anh đều lựa lấy trái lớn, chỉ có Dung là lấy một trái nhỏ. Người cha mới hỏi rằng: “Sao con không lấy trái lớn?”Dung đáp lời cha: “Con nhỏ tuổi, nên ăn trái nhỏ, trái lớn để phần các anh”. Câu chuyện rất nhanh sau đó được lan truyền đi khắp nơi và Khổng Dung trở thành một tấm gương hiếu đễ.

Chữ Hiếu thư pháp - Thư pháp Thanh Phong
Chữ Hiếu thư pháp - Thư pháp Thanh Phong

4.  Câu chuyện ở khoa sản của một bệnh viện nọ. Một bác sĩ tâm sự rằng: “Tôi làm tại bệnh viện trong rất nhiều năm, chứng kiến bao nhiêu ca thập tử nhất sinh của những người phụ nữ. Trong thời gian chờ sinh, quan sát bên ngoài tôi thấy những người cha người mẹ luôn túc trực trong trạng thái lo lắng, thấp thỏm cho người con của mình. Thứ mà cha mẹ chuẩn bị cho cô con gái sắp sinh là một hành lí với tã áo, sữa, cháo nóng, khăn ấm cho sản phụ”. Cha mẹ luôn là người kề vai sát cánh, luôn hy sinh vô điều kiện, luôn là người lo lắng cho con cái nhất. Những điều tốt nhất luôn được cha mẹ cho đi mà không cần nhận lại. Chính vì vậy chúng ta nhìn vào những điều mà cha mẹ đã làm, đã giành cho chúng ta mà ghi nhớ.

Chữ Hiếu trong thư pháp

Chữ Hiếu thư pháp - Thư pháp Thanh Phong
Chữ Hiếu thư pháp - Thư pháp Thanh Phong

Chữ “hiếu” được rất nhiều người sử dụng để treo trong nhà, có ý rằng luôn nhắc nhở bản thân phải luôn giữ đạo hiếu với bậc song thân, luôn tỏ lòng hiếu kính bắt nguồn từ chính tâm ý của mình. Luôn nhớ đến công ơn giáo dưỡng của cha mẹ, yêu thương cha mẹ nhiều hơn. Kính trọng bề trên, sẵn sàng cho đi không toan tính thiệt hơn.

Các câu nói hay về chữ Hiếu

- Tử hiếu song thân lạc

Gia hòa vạn sự hưng.

- Thành kính tổ tiên ơn gia độ

Báo ân phụ mẫu nghĩa sinh thành.

- Tổ tông hiền đức thiên niên thịnh

Tử hiếu tôn hiền vạn đại hưng.

- Phật dạy chữ Hiếu làm đầu

Ai mà giữ được đạo mầu mới trao.

Các từ ghép với chữ “Hiếu”

1.    Hiếu thảo: là đối xử chân thành, luôn dành sự yêu thương cho người bề trên.

2.    Hiếu kính: hiếu thuận, tôn kính cha mẹ, những người thân trong gia đình.

3.    Hiếu nghĩa: luôn làm việc nghĩa, làm việc đúng đắn.

4.    Hiếu thuận: sự tuân theo, kính trọng và biết ơn cha mẹ.

5.    Hiếu tử: người con có hiếu.

6.    Hiếu học: ham học hỏi, ham hiểu biết.

 Gợi ý: đọc thêm bài viết về chữ Chí.

Có thể thấy chữ “hiếu” là một phần không thể thiếu sót đối với mỗi cá nhân. Nó biểu hiện cho sự biết ơn đối với bậc sinh thành ra mình, thể hiện sự kính trọng, nâng niu thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Với những người thân thì thể hiện sự mến thương, đùm bọc, tôn trọng. Hãy bày tỏ sự “hiếu” đến với người thân yêu của mình. Hãy trao cho họ tình cảm chân thành nhất nơi bạn. 


Chúng ta có thể sáng tạo ra thành tích huy hoàng trên thế giới, nhưng mãi mãi không bao giờ có thể quên khởi điểm ban đầu của mình, đó chính là lòng hiếu kính với cha mẹ. Chỉ cần cha mẹ chúng ta còn sống ở đời, đó chính là hạnh phúc của tất cả những người ở phận làm con. Đừng bỏ lỡ một phút giây nào hết vì thời gian của cha mẹ có hạn, hãy thực hiện từ những điều nhỏ nhặt nhất. Chỉ cần bạn có lòng, tất cả những mong muốn đều có thể làm được.

Nhân hòa là gì? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn!!!

Trên đây là bài viết về chữ “hiếu” có ý nghĩa và các câu chuyện liên quan. Rất mong bạn sẽ thích và chia sẻ bài viết này tới thật nhiều người hơn nữa. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo!

Thông tin liên hệ:
Sđt tư vấn: 0395 021 559 (Ms Nguyệt)

Cảm ơn bạn đọc <3


Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn