Mặc dù bạn bị ấn tượng bởi những hình ảnh những người viết chữ hiện nay với độ tuổi rất trẻ đã có thể cầm bút và cho chữ mọi người, trong những tà áo dài, khăn xếp gọn gàng đẹp đẽ, với vẻ ngoài thanh cao, đạo mạo, và mong muốn bản thân mình cũng được như thế thì xin bạn hãy dừng lại một chút để nghe tôi nói hết những quan điểm của tôi trong bài viết dưới đây.
Tôi dám chắc rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ có một cái nhìn khác, không chỉ rõ nét hơn về cái nghề viết chữ thư pháp đẹp mà còn nhìn nhận nó theo một chiều hướng hoàn toàn khác, toàn diện hơn, chân thực hơn, rõ ràng hơn.
Thông qua bài viết này, tôi cũng mong muốn giúp đỡ thêm cho chính bản thân bạn, hoặc những người đang giành thời gian ra đọc những dòng này có thể tiết kiệm thêm thời gian, chi phí của bản thân để lựa chọn con đường đi đúng đắn trước khi lao vào nghề một cách vô tội vạ để rồi cuối cùng ngậm ngùi nếm trải những thất bại không đáng có.
Điều này là sai lầm rất lớn, tại sao lại như thế ư?
Trước hết những người cầm bút để viết chữ đẹp trong xã hội hiện nay rất nhiều, nếu tính cả những đứa trẻ đang đi học mẫu giáo thì thực sự là không thể kể hết, thêm vào nữa, cách chúng ta sử dụng bút lông và mực tàu để thể hiện thư pháp chỉ dựa trên một nền tảng bút pháp kế thừa từ truyền thống trước đây mà bất cứ ai đều có thể học được.
Chính vì vậy mà nhiều người đâm đầu vào học những lớp học viết thư pháp cơ bản trên mạng, mô phỏng được theo một vài con chữ, một vài đường nét là đã bắt đầu nghĩ rằng bản thân mình đã trở thành một nhà thư pháp gia, tự cho mình cái quyền có cốt cách cao hơn thiên hạ, là thầy thiên hạ thì quả thật là một suy nghĩ vô cùng ấu trĩ.
Thứ hai, những người đến với thư pháp mà chỉ mong muốn nhanh nhanh chóng chóng có thể bán chữ kiếm tiền, vì mục đích thu về lợi nhuận thì Thanh Phong cũng xin nói rõ thế này:
Thư pháp hay chữ thư pháp cũng là những sản phẩm bình thường như bao sản phẩm khác trên thị trường hiện nay, điều khác biệt lớn nhất ở đây chính là tính chất của một tác phẩm thư pháp hay tranh thư pháp mang tính nghệ thuật cao nên những người viết thư pháp vì lợi nhuận có thể dễ dàng tự vỗ ngực mà thao thao bất tuyệt với khách hàng của mình rằng “Tôi viết như thế này mới thực sự là nghệ thuật” hay “Chữ của tôi như thế này là đẹp nhất, chẳng ai có thể sánh bằng tôi đâu” hoặc những câu tương tự hay đại loại như thế,…
Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng, trong thế giới phát triển ngày một nhanh và mạnh như hiện nay, nếu bạn không chịu đầu tư vào sản phẩm của mình thì vấn đề đầu tiên bạn cần phải đối mặt đó là những nhà thư pháp có tiếng, có tâm, có tầm và họ sẽ dễ dàng “ăn đứt” bạn trong một sớm một chiều.
Bên cạnh đó, với sự tiếp cận mạnh mẽ của mạng xã hội, google, twitter, zalo, facebook, những người thưởng lãm hiện nay đều rất dễ dàng tìm ra được những thông tin liên quan đến thư pháp, và người dân rồi đây sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn đối với những người cầm bút về cả khả năng viết lẫn dịch vụ mà họ thể hiện.
Vấn đềvlớn đối với những người viết chữ không chuyên ấy là họ sẽ chẳng thể nào nâng cao được tay nghề và chính bản thân họ sẽ tự đào huyệt chôn mình bởi tư tưởng ăn nhanh nuốt trọn khiến cho trình độ của họ khó mà cải thiện thêm được.
Có lẽ những lời tâm sự này sẽ khiến cho nhiều người đọc phải chạnh lòng nhưng tôi nghĩ rằng vẫn sẽ phải nói ra, nói ra để cho chúng ta cùng hiểu, nói ra để cùng nhau nhìn thư pháp dưới con mắt của nghệ thuật để rồi cùng hướng nó đến những giá trị chân, thiện, mỹ thực sự, góp phần vào nâng cao giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta.
Ấy vậy mà trong nước hiện nay, phong trào học thư pháp và tìm đến thư pháp tuy không nhiều nhưng những con người cầm bút lại ít có ai dám từ bỏ đi cái tôi của bản thân họ để đổi lấy sự cống hiến, cùng nhau chung sức đồng lòng vì một nền thư pháp Việt tiến bộ.
Các sản phẩm thư pháp hiện nay cũng vì thế mà bị nhiều người đánh giá là “giống nhau quá”, “tác phẩm nào cũng có cái gì đó hao hao như nhau”, “không có mấy đột phá trong lối viết, cách thể hiện”,…
Bởi vậy mà suốt bao nhiêu năm qua, thư pháp Việt mặc dù được công chúng chào đón, tạo mọi điều kiện và dần trở thành một nét đẹp thay thế dần dần nền thư pháp chữ Hán – Nôm lâu đời thì trong thời điểm hiện tại, rất dễ đi vào “vết xe đổ của những người tiền nhiệm” khi bản thân nó không có mấy thay đổi.
Tôi vẫn hy vọng rằng một ngày nào đó, khi vấn đề về số lượng đã đạt đủ rồi, thì chúng ta sẽ nhìn thấy sự bứt phá trong chất lượng của tác phẩm, bởi vậy tôi lập ra blog này nói chung và bài viết này nói riêng nhằm giúp cho những người mới bắt đầu học thư pháp hệ thống lại một số vấn đề trọng tâm mà chúng ta cần phải tìm hiểu.
Bài viết tổng hợp lại một số kiểu chữ chính để những người đã tập qua giai đoạn làm quen với bút pháp tiếp cận dần và áp dụng.
Bài viết trên sẽ giúp các bạn.
Vừa là tư liệu để học tập, cũng vừa là thông tin, cơ sở để chúng ta phát huy về sau.
Đó là khả năng sáng tạo của chúng ta đang bị hạn chế. Hãy đọc những bài viết sau đây, để tìm hiểu rõ hơn cách để luôn luôn duy trì được khả năng sáng tạo của mình.
Hy vọng rằng các bạn sẽ thích nó.
Trên đây là một số bài viết điển hình mà thư pháp Thanh Phong đã dày công nghiên cứu và thực hiện, với mong muốn không gì khác hơn là giúp đỡ những người mới học viết nhanh chóng làm quen và thành công trên bước đường phía trước.
Có lẽ rằng, bài viết này đến đây đã đến lúc phải dừng lại, nhưng tôi hy vọng rằng những giá trị mà nó đem lại cho bạn sẽ không chỉ gói gọn là những suy nghĩ, những ý tưởng bình thường mà sẽ còn được phát huy, trở thành những hành động thiết thực nhất.
Chúc các bạn thành công.
Thư pháp Thanh Phong thủ bút
Tôi dám chắc rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ có một cái nhìn khác, không chỉ rõ nét hơn về cái nghề viết chữ thư pháp đẹp mà còn nhìn nhận nó theo một chiều hướng hoàn toàn khác, toàn diện hơn, chân thực hơn, rõ ràng hơn.
Thông qua bài viết này, tôi cũng mong muốn giúp đỡ thêm cho chính bản thân bạn, hoặc những người đang giành thời gian ra đọc những dòng này có thể tiết kiệm thêm thời gian, chi phí của bản thân để lựa chọn con đường đi đúng đắn trước khi lao vào nghề một cách vô tội vạ để rồi cuối cùng ngậm ngùi nếm trải những thất bại không đáng có.
Những nhận thức sai lầm về thư pháp gia
Nhiều người cứ nghĩ rằng bản thân cứ mặc áo the, đóng khăn xếp rồi cầm cây bút trong tay là nghiễm nhiên trở thành một người viết thư pháp.Điều này là sai lầm rất lớn, tại sao lại như thế ư?
Trước hết những người cầm bút để viết chữ đẹp trong xã hội hiện nay rất nhiều, nếu tính cả những đứa trẻ đang đi học mẫu giáo thì thực sự là không thể kể hết, thêm vào nữa, cách chúng ta sử dụng bút lông và mực tàu để thể hiện thư pháp chỉ dựa trên một nền tảng bút pháp kế thừa từ truyền thống trước đây mà bất cứ ai đều có thể học được.
Chính vì vậy mà nhiều người đâm đầu vào học những lớp học viết thư pháp cơ bản trên mạng, mô phỏng được theo một vài con chữ, một vài đường nét là đã bắt đầu nghĩ rằng bản thân mình đã trở thành một nhà thư pháp gia, tự cho mình cái quyền có cốt cách cao hơn thiên hạ, là thầy thiên hạ thì quả thật là một suy nghĩ vô cùng ấu trĩ.
Thứ hai, những người đến với thư pháp mà chỉ mong muốn nhanh nhanh chóng chóng có thể bán chữ kiếm tiền, vì mục đích thu về lợi nhuận thì Thanh Phong cũng xin nói rõ thế này:
Thư pháp hay chữ thư pháp cũng là những sản phẩm bình thường như bao sản phẩm khác trên thị trường hiện nay, điều khác biệt lớn nhất ở đây chính là tính chất của một tác phẩm thư pháp hay tranh thư pháp mang tính nghệ thuật cao nên những người viết thư pháp vì lợi nhuận có thể dễ dàng tự vỗ ngực mà thao thao bất tuyệt với khách hàng của mình rằng “Tôi viết như thế này mới thực sự là nghệ thuật” hay “Chữ của tôi như thế này là đẹp nhất, chẳng ai có thể sánh bằng tôi đâu” hoặc những câu tương tự hay đại loại như thế,…
Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng, trong thế giới phát triển ngày một nhanh và mạnh như hiện nay, nếu bạn không chịu đầu tư vào sản phẩm của mình thì vấn đề đầu tiên bạn cần phải đối mặt đó là những nhà thư pháp có tiếng, có tâm, có tầm và họ sẽ dễ dàng “ăn đứt” bạn trong một sớm một chiều.
Bên cạnh đó, với sự tiếp cận mạnh mẽ của mạng xã hội, google, twitter, zalo, facebook, những người thưởng lãm hiện nay đều rất dễ dàng tìm ra được những thông tin liên quan đến thư pháp, và người dân rồi đây sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn đối với những người cầm bút về cả khả năng viết lẫn dịch vụ mà họ thể hiện.
Vấn đềvlớn đối với những người viết chữ không chuyên ấy là họ sẽ chẳng thể nào nâng cao được tay nghề và chính bản thân họ sẽ tự đào huyệt chôn mình bởi tư tưởng ăn nhanh nuốt trọn khiến cho trình độ của họ khó mà cải thiện thêm được.
Có lẽ những lời tâm sự này sẽ khiến cho nhiều người đọc phải chạnh lòng nhưng tôi nghĩ rằng vẫn sẽ phải nói ra, nói ra để cho chúng ta cùng hiểu, nói ra để cùng nhau nhìn thư pháp dưới con mắt của nghệ thuật để rồi cùng hướng nó đến những giá trị chân, thiện, mỹ thực sự, góp phần vào nâng cao giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta.
Lối đi nào cho những người viết chữ
Thực sự khi viết đến những dòng này, trong tim tôi cảm thấy thật hổ thẹn vì khi nhìn sang những nền thư pháp lớn như Trung Quốc hoặc các nước phương tây, các tác phẩm thư pháp của chúng ta dường như còn thua kém xa về trình độ và khả năng thể hiện.Ấy vậy mà trong nước hiện nay, phong trào học thư pháp và tìm đến thư pháp tuy không nhiều nhưng những con người cầm bút lại ít có ai dám từ bỏ đi cái tôi của bản thân họ để đổi lấy sự cống hiến, cùng nhau chung sức đồng lòng vì một nền thư pháp Việt tiến bộ.
Các sản phẩm thư pháp hiện nay cũng vì thế mà bị nhiều người đánh giá là “giống nhau quá”, “tác phẩm nào cũng có cái gì đó hao hao như nhau”, “không có mấy đột phá trong lối viết, cách thể hiện”,…
Bởi vậy mà suốt bao nhiêu năm qua, thư pháp Việt mặc dù được công chúng chào đón, tạo mọi điều kiện và dần trở thành một nét đẹp thay thế dần dần nền thư pháp chữ Hán – Nôm lâu đời thì trong thời điểm hiện tại, rất dễ đi vào “vết xe đổ của những người tiền nhiệm” khi bản thân nó không có mấy thay đổi.
Tôi vẫn hy vọng rằng một ngày nào đó, khi vấn đề về số lượng đã đạt đủ rồi, thì chúng ta sẽ nhìn thấy sự bứt phá trong chất lượng của tác phẩm, bởi vậy tôi lập ra blog này nói chung và bài viết này nói riêng nhằm giúp cho những người mới bắt đầu học thư pháp hệ thống lại một số vấn đề trọng tâm mà chúng ta cần phải tìm hiểu.
Những bài viết quan trọng nhất
Đối với tôi, mỗi một người cầm bút trước hết phải xác định cho mình con đường cho tương lai, đi sao cho đúng, đi sao cho thỏa cái tâm ý của những con người tự do nơi thế giới hiện tại thì quả thật là một niềm hạnh phúc vô cùng to lớn, để rồi một ai đó đã nói rằng “cứ theo đuổi đam mê đi, hạnh phúc sẽ theo đuổi bạn” thì kỳ thực tôi rất mong ngày đó sẽ đến, không chỉ với những người đã, đang và sẽ cầm bút mà còn đối với cả một nền văn hóa vô cùng thiêng liêng của dân tộc.1. Thư pháp là gì?
Bài viết giới thiệu với mọi người khái niệm thư pháp là gì , và một số đặc điểm của thư pháp các nước cũng như nền thư pháp ở Việt Nam.2. Bút pháp là gì?
Đối với mỗi người, bút pháp là vấn đề quan trọng số một. Người học thư pháp cần phải luôn luôn rèn luyện bút pháp hàng ngày để kỹ năng và phong độ được giữ vững, từ những nhà thư pháp lớn cho đến những người mới học, việc rèn luyện bút pháp vẫn luôn phải được quan tâm và chú trọng hàng đầu.3. Bảng chữ cái thư pháp
Một vài mẫu chữ cái thư pháp thường dùng giành cho những người mới học viết thư pháp.Bài viết tổng hợp lại một số kiểu chữ chính để những người đã tập qua giai đoạn làm quen với bút pháp tiếp cận dần và áp dụng.
4. Chương pháp trong thư pháp việt
Sau khi ghép được các chữ đại tự, vấn đề tiếp theo của mỗi người viết chữ chính là việc làm thế nào để sáng tạo ra một tác phẩm thư pháp hoàn chỉnh.Bài viết trên sẽ giúp các bạn.
5. Ấn chương, con dấu trong thư pháp
Tìm hiểu sơ qua về cách đặt ấn chương, con dấu sao cho thực sự phát huy được đặc tính “điểm mắt cho rồng” sẽ là một công việc rất quan trọng giúp cho tác phẩm của bạn có hồn hơn, thu hút người xem hơn.6. Thế nào là một tác phẩm thư pháp đẹp
Định nghĩa về một tác phẩm thư pháp đẹp của những người đi trước, quan niệm về cái đẹp mà mỗi chúng ta cần phải tư duy, xem xét cho thật kỹ lưỡng.Vừa là tư liệu để học tập, cũng vừa là thông tin, cơ sở để chúng ta phát huy về sau.
7. Sáng tạo trong thư pháp
Trong thư pháp, đôi khi chúng ta nổi hứng có thể viết được vài tác phẩm một ngày, nhưng đôi khi cũng chỉ viết được một, hai tác phẩm hoặc thậm chí vài tuần chẳng viết được bức nào.Đó là khả năng sáng tạo của chúng ta đang bị hạn chế. Hãy đọc những bài viết sau đây, để tìm hiểu rõ hơn cách để luôn luôn duy trì được khả năng sáng tạo của mình.
8. Giá trị của một bức thư pháp nằm ở đâu
Một bài viết thể hiện suy nghĩ và quan điểm của bản thân Thanh Phong đối với vấn đề xem xét các giá trị của một tác phẩm thư pháp, sẽ rất cần thiết đối với ai thực sự mong muốn coi thư pháp như một cái nghiệp.9. Vấn đề cần lưu ý đối với người viết thư pháp
Một bài viết khác thể hiện những suy nghĩ của bản thân để người mới tập đi đúng hướng hơn.10. Sai lầm cần tránh khi học thư pháp
Việc tránh mắc phải những sai lầm này sẽ giúp cho chúng ta nâng cao được khả năng viết và giá trị của bức thư pháp.Hy vọng rằng các bạn sẽ thích nó.
Trên đây là một số bài viết điển hình mà thư pháp Thanh Phong đã dày công nghiên cứu và thực hiện, với mong muốn không gì khác hơn là giúp đỡ những người mới học viết nhanh chóng làm quen và thành công trên bước đường phía trước.
Có lẽ rằng, bài viết này đến đây đã đến lúc phải dừng lại, nhưng tôi hy vọng rằng những giá trị mà nó đem lại cho bạn sẽ không chỉ gói gọn là những suy nghĩ, những ý tưởng bình thường mà sẽ còn được phát huy, trở thành những hành động thiết thực nhất.
Chúc các bạn thành công.
Thư pháp Thanh Phong thủ bút