Trong những bài viết trước đây mình chỉ đề cập đến những lý thuyết cơ bản trong thư pháp như "Thư pháp là gì?", "Thế nào là một bức thư pháp đẹp", "Bút pháp là gì?",... Tuy nhiên, đối với những người từng viết thư pháp lâu năm, thì yếu tố góp phần quan trọng hơn trong việc thể hiện tác phẩm thư pháp lại không phải những kỹ thuật cơ bản, mà ở đây chúng được nâng tầm hơn thành một bộ môn mang tính chất nghệ thuật. Mà đã là nghệ thuật thì chắc chắn cần rất nhiều đến những ý tưởng sáng tạo thú vị để thể hiện con chữ cho phù hợp. Vậy khả năng sáng tạo là gì? Làm cách nào để có được khả năng sáng tạo vô hạn khi thực hành bộ môn nghệ thuật thư pháp Việt. Trong bài viết ngày hôm nay, Thư pháp Thanh Phong xin gửi tới quý độc giả một số gợi ý tốt nhất cho tác phẩm của mình.
Bản thân tôi cũng rất vui khi mình có được một hai bức thư pháp đẹp, nhưng không phải lúc nào những ý tưởng sáng tạo cũng chảy ra như thác. Thực sự thì đối với những người viết thư pháp chuyên nghiệp, có những ngày họ cho ra được một vài tác phẩm, những cũng có những lúc cả tuần trời chẳng viết được chữ nào ra hồn. Vậy đâu là hướng đi đúng, và làm cách nào để có được khả năng sáng tạo vô hạn khi viết thư pháp? Dưới đây là một số ý tưởng cho bạn.
Mẹo này ít được mọi người nhận ra những thực sự là nếu bạn bỏ qua được rào cản ngăn cách giữa mình và người khác để cùng họ học tập rèn luyện bộ môn thư pháp Việt, thì việc luyện tập cùng nhau sẽ là cơ hội rất tốt để bạn hứng thú hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đưa ra những ý tưởng sáng tạo mới.
Tuy nhiên ý tưởng trong đầu người khác thì rất khó để chúng ta biết được, chính vì vậy nên thay vì bạn yêu cầu họ nói ra thì hãy nhờ họ viết hoặc vẽ phác thảo ra nữa.
Trên đây là một số gợi ý của mình khi bạn muốn cải thiện khả năng sáng tạo của bản thân, rất hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích thêm cho nhiều người hơn khi gặp khó khăn trong việc đưa ra các ý tưởng mới. Nếu có thể rất mong các bạn sẽ chia sẻ bài viết này với nhiều người hơn nữa.
Thư pháp Thanh Phong | Viết thư pháp.
Khả năng sáng tạo là gì?
Nói một cách đơn giản thì đây là tỉ lệ đưa ra những ý tưởng mới lạ để áp dụng vào trong cuộc sống. Những ý tưởng này được coi là sáng tạo khi chúng mang lại những lợi ích thiết thực cho cuộc sống, ví dụ như việc tạo ra chiếc bóng đèn của Thomas Edison, đây chính là việc ông đã sáng tạo ra một sự vật mới phục vụ cho cuộc sống của con người. Khả năng sáng tạo chính là tỉ lệ ông đưa ra những phát minh hay ý kiến mang tầm nhìn chiến lược. Trong thư pháp, khả năng sáng tạo sẽ giúp chúng ta có được những tác phẩm tuyệt vời, khác xa với những tác phẩm của các nhà thư pháp khác.Bản thân tôi cũng rất vui khi mình có được một hai bức thư pháp đẹp, nhưng không phải lúc nào những ý tưởng sáng tạo cũng chảy ra như thác. Thực sự thì đối với những người viết thư pháp chuyên nghiệp, có những ngày họ cho ra được một vài tác phẩm, những cũng có những lúc cả tuần trời chẳng viết được chữ nào ra hồn. Vậy đâu là hướng đi đúng, và làm cách nào để có được khả năng sáng tạo vô hạn khi viết thư pháp? Dưới đây là một số ý tưởng cho bạn.
1. Hãy viết cùng người khác.
Đây là cách làm tốt nhất để chúng ta tự khơi gợi thêm cảm hứng cho bản thân mình. Liệu có lúc nào bạn tự hỏi rằng tại sao trong những cuộc thi, hoặc các hoạt động giao lưu, người viết thư pháp lại cho ra được những tác phẩm xuất thần nhiều đến như vậy? Theo tôi thì khả năng phần nhiều là họ có được cảm xúc mạnh mẽ và mong muốn thể hiện chính bản thân mình khi được ở cùng với nhiều người khác.Mẹo này ít được mọi người nhận ra những thực sự là nếu bạn bỏ qua được rào cản ngăn cách giữa mình và người khác để cùng họ học tập rèn luyện bộ môn thư pháp Việt, thì việc luyện tập cùng nhau sẽ là cơ hội rất tốt để bạn hứng thú hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đưa ra những ý tưởng sáng tạo mới.
2. Xem nhận xét của mọi người
Trên các trang mạng xã hội ngày nay có rất nhiều những hội nhóm thư pháp Việt, những nhóm này thu hút rất nhiều người tham gia đăng tải các bài viết và thông thường sẽ rất nhiều người cùng vào bày tỏ cảm xúc và bình luận về tác phẩm thư pháp mới đăng tải. Nhìn vào đó, bạn sẽ vừa biết được tác phẩm đó đẹp hay không và cần phải sửa chữa những gì... Cách làm này sẽ cho bạn thêm nhiều gợi ý cho tác phẩm mới, ví dụ như một người đăng tải một bức thư pháp lên với những nhiều comment góp ý rằng nên thêm nét này nét kia để tác phẩm ấy trở nên đẹp hơn thì bạn hãy tự hỏi xem ý kiến đóng góp của độc giả như thế hợp lý hay không và nếu sửa lại thì sửa kiểu gì.3. Gạt bỏ những lề thói cũ
Phương pháp gạt bỏ những lề thói cũ để tạo ra tác phẩm đột phá dường như được rất nhiều người biết đến và ứng dụng. Tuy nhiên phương pháp này giống như một con dao hai lưỡi, nếu như bạn đi sai đường sẽ rất dễ dẫn tới thất bại. Mình vẫn còn nhớ rằng trước đây đã có những người viết thư pháp sử dụng biến thể để tạo ra các tác phẩm thư pháp giống như hình ảnh một cô gái khỏa thân. Tưởng như đó là sáng tạo lắm, nhưng thực sự thì cách này đang làm cho mọi người có cái nhìn xấu đi về thư pháp Việt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Vì vậy, bạn phải rất thận trọng trong việc phá cách để vừa đảm bảo độ thẩm mỹ, lôi cuốn, vừa mang được những nét văn hóa đặc trưng trong tác phẩm của mình.4. Hỏi ý kiến người thân
Đây là một trong những mẹo mình phát hiện ra trong quá trình học tập thư pháp Việt. Thực tế thì nhiều người khả năng cảm thụ nghệ thuật của họ còn tốt hơn cả những người sáng tạo ra nó, mặc dù chẳng biết chút gì về vẽ hay viết thư pháp, nhưng đôi khi có thể ngay với bố mẹ, anh chị em của bạn cũng có thể nhận xét giúp bạn bức thư pháp ấy đẹp hay không và ý tưởng của họ là gì. Đừng hiểu nhầm ý này của mình với ý thứ 2 trong bài viết nhé. Việc hỏi ý kiến người thân ở đây thiên nhiều về việc đặt câu hỏi liên quan đến việc sáng tạo tác phẩm hơn là đánh giá. Ví dụ như, bạn hãy hỏi mẹ bạn rằng "Nếu mẹ là một người viết thư pháp, mẹ sẽ viết như thế nào?". Biết đâu, mẹ của bạn sẽ cho bạn một số "sản phẩm" ngẫu nhiên, nhưng đủ để chúng ta có thêm ý tưởng cho tác phẩm của mình.Tuy nhiên ý tưởng trong đầu người khác thì rất khó để chúng ta biết được, chính vì vậy nên thay vì bạn yêu cầu họ nói ra thì hãy nhờ họ viết hoặc vẽ phác thảo ra nữa.
5. Xem xét môi trường xung quanh
Liệu có phù hợp không khi bạn viết thư pháp trong một không gian thiếu ánh sáng, bừa bộn và mở nhạc rock? Việc đầu tư một chút cây xanh, một chút ánh sáng, một chút không khí và âm nhạc trong lúc viết thư pháp sẽ là một nhân tố rất tốt cho việc luyện tập thư pháp vì trong bối cảnh trào dâng cảm xúc như vậy, khả năng sẽ cho ra được một vài ý tưởng sáng tạo hay ho.6. Lắng nghe bản thân mình
Đừng quá ép buộc bản thân phải sáng tạo. Càng cố gắng làm như vậy, sẽ càng khiến cho tâm trí của bạn cảm thấy bị dồn nén và vô hình chung làm hạn chế khả năng của bạn. Giống như việc chúng ta bảo mấy đứa nhóc ở nhà rằng "Khéo không làm đổ cốc nước!". Bạn nghĩ rằng việc đầu tiên hiện lên trong đầu chúng nó là gì? Không phải là hình ảnh cố nước nguyên vẹn mà là hình ảnh cốc nước bị đổ. Và rồi mặc dù bạn đã nhắc như thế, nhưng đứa trẻ vẫn làm đổ cốc nước ấy, bạn thấy quen không? Đây chính là "Tự kỷ ám thị" trong khoa học. Vậy nên nếu như đã cố gắng hết mức có thể mà ý tưởng sáng tạo vẫn chưa hiện lên trong đầu bạn thì tốt nhất nên thử kiếm một việc gì đó khác để làm, đi đâu đó, ăn uống gì đó hoặc kiếm một vài bộ phim để xem,...Trên đây là một số gợi ý của mình khi bạn muốn cải thiện khả năng sáng tạo của bản thân, rất hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích thêm cho nhiều người hơn khi gặp khó khăn trong việc đưa ra các ý tưởng mới. Nếu có thể rất mong các bạn sẽ chia sẻ bài viết này với nhiều người hơn nữa.
Thư pháp Thanh Phong | Viết thư pháp.