Ý nghĩa Phúc Lộc Thọ (Tam Đa) - Vì sao thường xuất hiện trong thư pháp

 

Ngày xưa lúc còn bé tí tôi đã thấy bố mình mua về ba bức tượng gỗ lạ, hỏi ra thì mới biết là ba ông Phúc Lộc Thọ.

Khi ấy chỉ nghĩ đơn giản chắc là bố tôi thờ gì đó để cầu may mắn. Lớn lên được một chút thì mới thấy ba vị Tam Đa này có khá nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết.

Nói đến Tam Đa, mọi người sẽ nghĩ ngay tới ba ông Phúc, Lộc và Thọ.

Vậy ý nghĩa của Phúc, Lộc, Thọ là gì và nó gắn liền với hình ảnh 3 ông cụ này ra sao, hãy cùng tôi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé:

I. Ý NGHĨA PHÚC LỘC THỌ (TAM ĐA)

Phúc Lộc Thọ - Thư pháp Thanh Phong
Chữ Phúc- thư pháp Thanh Phong

1. Phúc là gì?

Phúc là danh từ chỉ những niềm vui về tinh thần, thường là những niềm vui về công danh sự nghiệp thăng tiến, có cháu con mới sinh, có người bạn tri kỷ ở bên...

2. Lộc là gì?

Lộc là từ dùng để chỉ những niềm vui có được về mặt vật chất thường là của cải, tiền bạc, đồ ăn thức uống sau một thời gian làm việc, gieo duyên người ta nhận được thành quả hoặc tự bản thân có những yếu tố khiến cho vật chất tự tìm đến.

3. Thọ là gì?

Thọ là từ chỉ sức sống mãnh liệt, lâu dài của người hoặc vật. Thể hiện sức khoẻ có thể bị tác động nhưng chủ thể vẫn bình an và tiếp tục sống lâu hơn nữa do có được những tinh hoa, khí lực tích cực của trời đất. 

Phát nghĩa là gì? Mời quý bạn tham khảo bài viết về chữ Phát!!!

II. CÂU CHUYỆN HAY VỀ PHÚC LỘC THỌ

1. Tương truyền ngày xưa vua Nghiêu đi thăm dân chúng. Do được xem là bậc quân vương thương dân như con, nên dân chúng ai nấy đều yêu mến, họ chúc ông ba điều:

- Có nhiều sức khoẻ - trường Thọ

- Có nhiều tiền bạc, của cải - đại Lộc

- Có nhiều cháu con, luôn luôn vui vẻ - đa Phúc.

Nhưng ông không nhận mà chúc lại dân chúng ba điều ấy, gọi là Tam đa.

Dân càng thương mến và sau này thường lấy ba điều Phúc - Lộc - Thọ để chúc tụng nhau những dịp quan trọng, đặc biệt.

2. Ba người đàn ông được lấy làm hình tượng cho Phúc Lộc Thọ

Tương truyền ba người này đều là ba vị quan có thật trong lịch sử Trung Quốc:

Phúc Lộc Thọ - Thư pháp Thanh Phong
Chữ Phúc- thư pháp Thanh Phong

- Ông Phúc: Có tên thật là Quách Tử Nghi - Thừa tướng đời nhà Đường. Trong thời gian tham gia triều chính ông luôn là một vị quan thanh liêm chính trực nên được mọi người yêu quý. Ông luôn là con người ngay thẳng không vì lợi ích cá nhân mà đánh mất sự công bằng. Vì là một người quan thanh liêm nên cuộc sống của ông không giàu sang như các quan lại khác trong triều đình. Nhưng đổi lại nhà ông con cháu đuề huề (ngũ đại đồng đường). Đến năm 83 tuổi thì ông mất, con cháu 5 đời đều có đủ. Theo quan niệm xưa, nhà đông con là nhà có phúc nên hình ảnh ông Phúc còn đi kèm với một hai đứa trẻ, khi thì bồng trên tay, khi thì đứng cạnh bên.

Phúc Lộc Thọ - Thư pháp Thanh Phong
Chữ Lộc thư pháp Thanh Phong

-  Ông Lộc: Tên thật là Đậu Từ Quân  - Thừa tướng đời nhà Tấn. Đây là một vị tham quan có tiếng trong triều đình lúc bấy giờ. Ông đã lấy không biết bao nhiêu vàng bạc châu báu, của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước. Phàm những chuyện rắc rối trong triều đều được ông giải quyết bằng tiền. Của cải, vàng bạc ông chất cao như núi, không thể đếm xuể. Cuộc sống đầy vinh hoa phú quý không hề thua kém Vua. Nhưng chính vì quá tham lam nên đến năm 80 tuổi ông vẫn chưa có cháu nối dõi. Trước khi chết ông đã lâm trận bệnh rất lâu mà qua đời, khi mất đi ông vẫn không nhắm được mắt và than lên rằng “Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?”

Phúc Lộc Thọ - Thư pháp Thanh Phong
Chữ Thọ- thư pháp Thanh Phong





 

- Ông Thọ: Tên thật là Đông Phương Sóc - Thừa tướng đời nhà Hán. Ông luôn tâm niệm làm quan là phải lấy lộc. Ông coi “buôn chính trị” là cái buôn khó nhất, lãi to nhất. Ông rất thích tiền, tuy nhiên ông chỉ xem trọng lộc của Vua chứ không tham của người khác và không ăn hối lộ. Bao nhiêu của cải ông kiếm được lại đi mua những cô gái trẻ về làm thê thiếp. Dù nổi tiếng hám sắc nhưng ông vẫn được coi là vị quan liêm. Ông có rất nhiều thê thiếp nhưng trớ trêu thay, ông lại toàn con gái, không có con cháu nối dõi, tiền bạc cuối đời cũng không còn nữa. Ông hưởng thọ 125 tuổi nên được mọi người gọi là ông Thọ.

- Ba ông Tam Đa chính là 3 điều mà người người đều mong muốn và ao ước. Mỗi ông đều có 1 điều viên mãn riêng biệt, nhưng không ai vẹn toàn. Những điều mà họ còn chưa vẹn toàn cũng là lời nhắc nhở thế nhân nên tránh để được vẹn toàn trong cuộc sống. Tam Đa là hình ảnh gắn liền của ba ông Phúc - Lộc- Thọ không thể tách rời, là biểu tượng của sự bù trừ, cộng hưởng đối với nhau. Chính vì vậy, người ta nói rằng, phải có đủ cả ba điều Phúc Lộc Thọ thì mới là có một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.

3. Lộc thường xuyên bị xa lánh.

Trong phong tục tập quán của các nước phương Đông, đặc biệt là trong dịp Lễ Tết người ta thường sử dụng câu đối: "Phúc như Đông Hải - Thọ tỷ Nam Sơn" còn Lộc thì lại không có nhiều lời chúc tụng kèm theo như cặp đôi Phúc - Thọ.

 

Lý giải cho việc này chính là do đặc thù văn hoá của những nước Châu Á từng xem thường vật chất và đề cao giá trị tinh thần,  thuyết Quân tử của đạo Nho, và những ý niệm về giới quý tộc thường không mấy tốt đẹp.

4. Ông Thọ thường thấp bé hơn hai ông Phúc - Lộc

Người ta cho rằng ông Thọ là người già nhất trong số ba người nên lưng sẽ còng hơn vì vậy thường làm tượng ông Thọ thấp hơn hai ông còn lại.

5. Ông Lộc thường to hơn hai ông Phúc - Thọ

Vì dư vật chất nên ông Lộc thường to lớn hơn béo tốt hơn và nằm ở vị trí trung tâm tạo thành thế giống ngọn núi khi ba ông cụ này đứng cạnh nhau.

III. PHÚC LỘC THỌ (TAM ĐA) TRONG THƯ PHÁP

1. Chữ Phúc đi lẻ thường được treo ngược

Phúc Lộc Thọ - Thư pháp Thanh Phong
Chữ Phúc treo ngược

Người Trung Quốc và các nước có hệ tư tưởng Á Đông sử dụng chữ Phúc treo ngược bởi chữ Phúc Đảo đọc âm gần giống với Phúc Đáo (Niềm vui tới).

Vì vậy họ hay treo chữ Phúc ngược trước cửa để mong muốn niềm vui sẽ theo đó mà đến với gia chủ.

Những điều thú vị về chữ An có thể bạn chưa biết!!

2. Ba chữ này tượng trưng cho ba mong muốn không thực sự hoàn thiện. 

Phúc Lộc Thọ - Thư pháp Thanh Phong
Bộ ba Phúc-Lộc-Thọ
Nếu tách riêng từng chữ ta có thể thấy giữa vật chất - tinh thần - và thọ mệnh là ba thứ mà con người không thể thiếu một, nhưng để có một thứ nào đó hoàn hảo thực sự thì điều đó cũng là bất khả thi.

- Người ta không thể sống mãi

- Không thể vui mãi

- Không thể có tiền mãi

Cũng như không thể sống vui nếu biết thọ mệnh ngắn, không thể có nhiều tiền tài vật chất nếu không có niềm vui...


Vì vậy khi treo ba chữ này trong nhà, đây thường là những chữ mang ý nghĩa mong ước, mong cầu nhiều hơn. Bên cạnh đó cũng có ý nghĩa nhắc nhở con người sống phải luôn luôn biết đủ.

Bạn biết gì về ý nghĩa của chữ Bình?

3. Vị trí treo tam đa


Cụ thể chữ Lộc sẽ nằm ở giữa và Phúc bên trái, Thọ bên phải.

Trong lịch sử Trung Quốc, người ta thường đọc từ phải sang nhưng ở thời hiện đại họ đã thay đổi chuyển cách đọc thành từ trái sang phải. Vì vậy, nếu treo thư pháp Hán, lối cũ bạn có thể sử dụng thứ tự:

- Thọ Lộc Phúc

Còn theo lối hiện đại, thư pháp Việt, bạn vẫn cứ nên treo

- Phúc Lộc Thọ


Trên đây là bài viết về Tam Đa Phúc Lộc Thọ luận về ý nghĩa và các câu chuyện vui có liên quan. Rất mong bạn sẽ thích và chia sẻ bài viết này tới thật nhiều người hơn nữa.


Thông tin liên hệ:
Sđt tư vấn: 0395 021 559 (Ms Nguyệt)

Cảm ơn bạn đọc <3
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn