Tôi từng có một cậu bạn, rất giỏi, cậu ấy gần như là cái gì cũng có thể làm được. Đối với cậu ấy, việc đứng ở vị trí đầu bảng trong tất cả các môn như bơi, bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền là một điều bắt buộc.
Bình thường cậu ấy rất hoạt ngôn, nhanh nhẹn và có một phong thái vô cùng tự tin và đĩnh đạc. Tuy nhiên trong một ngày không mấy đẹp trời, chúng tôi phát hiện ra một thứ mà cậu ấy không làm được, thực ra là không giỏi! Đó là trò chơi Liên minh huyền thoại. Cậu ấy chơi rất kém trò này, cho dù đã luyện tập rất nhiều những cậu ấy vẫn cứ mãi thất bại trong các nhiệm vụ khác nhau.
Một điều rất đáng buồn đó là khi cậu ấy lâm vào tình trạng này, bản thân cậu ấy đã bị ảnh hưởng tiêu cực tác động vào tâm lý, trở nên nóng nảy và mất kiểm soát hơn bao giờ hết, cân nặng giảm sút và nhìn cậu ấy gầy đi trông thấy.
Nhìn vào câu chuyện này, tôi thấy rằng đối với những người đã có trong mình một bản tính cạnh tranh cao và thường mong muốn giành chiến thắng về mọi mặt thì bao giờ cũng có cảm giác thiếu thốn và ít khi có được hạnh phúc thực sự.
Vấn đề là nếu họ thất bại, những người có bản tính đấu tranh cao sẽ thường rơi và hoàn cảnh thất vọng và chán nản. Ngược lại, khi họ thành công thì họ lại cho rằng đó là một điều hiển nhiên và chẳng có gì đáng để vui mừng cả.
Câu chuyện thứ hai
Tôi cũng có một cô bạn, cô ấy hầu như rất tự ti vào bản thân mình, đến mức mà cô ấy chỉ nghĩ rằng bản thân cô luôn thua thiệt mọi người, chẳng có điều gì mà cô ấy làm được cả, chỉ toàn là những thất bại. Cô ấy cho rằng mình luôn luôn kém cỏi và vô tích sự, dựa dẫm vào người khác.Chính điều này khiến tôi thấy rằng đối với những người tự ti, họ sẽ luôn sợ sệt khi vấp phải những khó khăn thử thách và khi họ thất bại, họ cho rằng điều đó là hiển nhiên còn khi họ thành công, họ lại cho rằng ai cũng có thể làm được, và chẳng bao lâu nữa họ sẽ thất bại.
Vậy thì phải làm sao để hạnh phúc?
Nếu như bạn đã từng đọc bài viết “hạnh phúc là gì?” mà tôi đã đăng tải cách đây không lâu, thì thực chất hạnh phúc chỉ đơn giản là việc chúng ta đấu tranh với chính bản thân mình và hiểu được cảm giác ngày hôm nay mình đã cố gắng hết sức để trở nên tốt hơn. Chúng ta “so đo” và “tính toán” với chính bản thân mình chứ không phải với người khác.Một ví dụ đáng nhớ
Nếu như bạn có tìm hiểu một chút về những cuộc tranh cử của tổng thống Mĩ, có một sự kiến thường được nhắc tới đó là scandal đặt máy nghe lén của ứng cử viên tổng thống Richard Nixon.Vào năm 1972, ông đại diện cho đảng Cộng hòa chạy đua vào ghế ông chủ của nhà trắng. Chính vì mong muốn được tái đắc cử mà ông đã trực tiếp chỉ đạo cho rất nhiều những người trong đảng của mình tiến hành cài đặt các máy nghe lén tại tòa nhà Watergate, tổng hành dinh của Đảng dân chủ. Thêm vào đó, những người trong đảng của ông còn dính líu vào hàng loạt các trò chơi khăm khác khiến cho Nixon mất chức tổng thống mà đáng nhẽ ra ông hoàn toàn có thể giành được nếu không sử dụng những trò chơi khăm như vậy.
Tại sao ông lại làm như vậy? Đó là bởi vì cái mong muốn lúc nào cũng phải chiến thắng trong những nhiệm kỳ tiếp theo đã khiến cho Nixon phải trả giá đắt (vụ Watergate và tên tuổi của Nixon mãi mãi bị xem là một sự sỉ nhục trong các đời tổng thống Mỹ.)
Sự đối lập
Trái ngược hẳn với Nixon, tại Nga, tổng thống Vladimir Putin trong suốt nhiều năm liên luôn được người dân tin tưởng và bầu cho đa số phiếu sau mỗi lần ông tái ứng cử vào vị trí quan trọng nhất của đất nước. Mặc dù trong nhiều năm ông ta nhường lại ghế tổng thống cho người khác, và liên tiếp trong những năm tiếp theo ông ta vẫn dễ dàng có lại được điều mà ông ta mong muốn.Nhìn vào hai câu chuyện, hai bài học này, tôi tự đặt ra một vấn đề, đó là phải chăng “Có nhất thiết chúng ta phải là người chiến thắng”?
Đành rằng tính cạnh tranh và cái tôi quá cao sẽ giúp cho chúng ta có được động lực cho cuộc sống và công việc hàng ngày nhưng chính điều đó cũng làm cho nhiều người không bao giờ cảm thấy hài lòng về cuộc sống của chính bản thân mình.
Đối với những con người như vậy, sẽ chẳng có bất cứ một thắng lợi nào là đủ cho họ và việc không đạt được mục tiêu cũng giống như thất bại – là một vực thẳm khủng khiếp đối với người đó.
Thiết nghĩ rằng, những người luôn mang tinh thần cạnh tranh với người khác và luôn đánh giá thành công của họ thấp hơn những người biết dũng cảm vượt qua thử thách và chấp nhận sai lầm hay thất bại cũng chỉ giống như tự mình đang lái một chiếc xe. Chỉ biết đi thẳng về phía trước mà không hiểu rằng để đến được đích, đôi khi cũng phải có những ngã rẽ riêng, những khúc quành, đôi khi phải biết lùi lại một chút. Đó mới chính là kẻ thành công.
Thư pháp Thanh Phong thủ bút