Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim
"Có công mài sắt, có ngày nên kim", đây là một trong những câu tục ngữ được nhiều người biết đến nhất! Thế nhưng tại sao nó đúng? Đúng ở điểm nào? Thì chắc không phải ai cũng có thể giải thích một cách cụ thể và tường tận cho được.

Trong từ điển các câu tục ngữ, thành ngữ của Việt Nam cũng có rất nhiều những câu nói xuất đã từng được biết đến kể về sự bền gan, kiện trí. Thế nhưng để có được một câu nào đó có thể đem ra và so sánh với câu "Có công mài sắt có ngày nên kim" thì chắc ít có sự lựa chọn nào cho thực sự hoàn hảo.

"Có công mài sắt có ngày nên kim" nghĩa là gì?

Câu tục ngữ này xuất phát từ một câu chuyện kể về một cậu bé nhìn thấy bà của mình đang ngồi mài một thanh sắt. Cậu hỏi bà lý do tại sao lại mài thanh sắt này, bà của cậu bảo rằng bà mài sắt để làm nên một chiếc kim nhỏ bé.

Hành động của người bà chính là nguyên nhân dẫn tới câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Ý chỉ những việc làm nhỏ của ngày hôm nay, nếu kiên trì, bền bỉ thì sẽ mang lại những thành quả rất tốt đẹp. Hay nói một cách khác, chỉ cần bỏ công sức và cố gắng, bền bỉ không ngừng, thì chắc chắn sẽ thu được thành quả.

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" 

Để giải thích được sự đúng đắn của câu tục ngữ này, chúng ta thấy rằng trong cuộc sống có rất nhiều những công việc phức tạp, đòi hỏi mỗi con người phải không ngừng cố gắng, trải qua biết bao nhiêu công đoạn, biết bao nhiêu biến cố thì mới có thể thu được thành tựu.

Ví dụ như khi chúng ta mong muốn được trở thành một ca sĩ, việc đầu tiên mỗi người cần làm chính là rèn luyện cho giọng hát của bản thân mình trở nên ngày một tuyệt hảo. Mỗi sáng thức dậy thật sớm để luyện thanh, giữ cho giọng không bị ảnh hưởng bởi những biến đổi của môi trường và thời tiết.

Hay như việc chúng ta muốn trở thành một nhà kinh doanh, một người viết thư pháp thì chắc chắn không chỉ đơn giản là việc đặt bút xuống là có thể viết được những tác phẩm đẹp. Mà mỗi người cần phải luyện tập từng bước một, từ những nét cơ bản, cho tới những nét bút phức tạp hơn rồi sau đó ráp thành từng chữ, từng câu, từng tác phẩm.

Thời gian dài như vậy mà không muốn bỏ ra bất cứ một chút công sức nào thì thật khó có thể đạt được trình độ như mong muốn.

Thêm vào đó, tính đúng đắn của câu tục ngữ còn thể hiện ở quy luật phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. 


Một cây kim được tạo ra phải chịu đựng sự mài dũa, đau đớn không ngừng, và để khâu được áo, may được quần thì nó phải đạt được đến một tỉ lệ chính xác nhất định.

Con người sống trong đời cũng vậy, để trở thành một người viết thư pháp đẹp, thì trước hết phải hiểu được thế nào là một tác phẩm đẹp rồi sau đó cố gắng hàng ngày luyện tập và rèn luyện cho đôi tay ngày một dẻo, tình thần ngày một sáng, tâm ý ngày một hiểu biết nhiều hơn. Có như vậy mới viết được, mới làm được, mới thành công được.
Vạn vật đều cần phải tích cóp đủ về lượng thì mới thay đổi được về chất, cây kim phải trải qua đủ số lượng những lần mài dũa thì mới thành hình, con người phải trải qua đủ gian nan thì mới trưởng thành và khôn ra được.

Chính vì vậy, câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" không chỉ đúng khi được sử dụng để chỉ về quy luật thành công trong cuộc sống mà nó còn là một câu tục ngữ được sử dụng để cổ vũ tinh thần của những người đang trên đà phấn đấu và phát triển.

Thư pháp Thanh Phong thủ bút
Bạn có thể xem thêm những câu nói khác bằng cách nhấp vào đường dẫn sau


Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn