Học thư pháp mất bao lâu? Bắt đầu từ đâu?

Học thư pháp mất bao lâu? Bắt đầu từ đâu?

Học thư pháp không quy định về thời gian nhất định, bởi trong thư pháp sẽ có nhiều những kỹ thuật, pháp độ khác nhau, và tùy vào nhu cầu của người học mà đặt ra mục tiêu cho cá nhân bản thân mình. 

Nếu bạn chỉ cần viết được chữ thì ở lớp học thư pháp của mình có thể chỉ bạn cách viết ngay trong buổi đầu tiên. 

Thế nhưng để hiểu thế nào là mỹ học trong một tác phẩm thì nó cần sự nghiên cứu sâu hơn và mất nhiều thời gian hơn thế.

Học thư pháp mất bao lâu?

Học thư pháp mất bao lâu?

Thông thường một người khi mới bước chân vào học thư pháp cần tuân thủ theo lộ trình giáo án của giáo viên và đáp ứng khối lượng bài giảng họ tham dự.

Ví dụ học xong phần cơ bản công bạn sẽ mất khoảng 12 tiết, học các thể chữ mất khoảng 12 tiết nữa, và nghiên cứu sang các khái niệm mỹ học cơ bản sẽ mất thêm từ 9 đến 12 tiết thêm, tổng cộng khoảng 36 tiết học mỗi tiết khoảng 2 tiếng.

Chưa kể sau khi học xong kiến thức, bạn sẽ mất thêm thời gian để thực hành nhuần nhuyễn các kỹ thuật. 

Điều này phụ thuộc thêm vào yếu tố phẩm chất, sự chuyên cần, sự kiên trì của mỗi cá nhân và thời gian mỗi cá nhân bỏ ra cho việc học thư pháp.

Học thư pháp bắt đầu từ đâu?

Học thư pháp Bắt đầu từ đâu?

Thiên lý chi hành, thủy ư túc hạ

Bạn nên hiểu câu này là hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân.

Học thư pháp cũng thế, việc bắt đầu từ đâu phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người, và nếu như ở vị trí của mình hiện nay, mình khuyên thật lòng rằng bạn nên bắt đầu với việc tham gia một lớp học thư pháp chất lượng.

Vấn đề cần lưu ý khi tham gia học thư pháp

Cũng có người hỏi mình: Bạn hãy nêu quan điểm bản thân mình về thực trạng nhiều người không chịu rèn luyện và tìm hiểu kỹ về thư pháp đã mở lớp dạy viết chữ, truyền thông bản thân lố lăng không tập trung vào vẻ đẹp của chữ mà chủ yếu là khoe nhan sắc, khoe sự giàu có, khoe khả năng múa,…. Tổ chức các cuộc triển lãm, làm các kỷ lục to nhất, dài nhất?

Hôm nay mình mới có thời gian để viết cho độc giả đôi dòng suy nghĩ.

Về những kỷ lục to nhất, dài nhất




Xã hội mười năm trở lại đây bắt đầu nảy ra cái văn hóa yêu thích sự chú ý. Càng ngày lại có càng nhiều phương tiện truyền thông như fb, tóp tóp hỗ trợ triệt để việc thu hút sự chú ý của con người. Ở thế hệ này tin rằng, chỉ cần nổi tiếng tức là đã có một cái nghề kiếm tiền tương đối ổn định, và có một địa vị xã hội tương đối chắc chắn. Dĩ nhiên, chúng ta đều thấy, khi sự chú trọng sự đẹp đẽ của cá nhân bắt đầu khẳng định vị thế mới trên quả cầu này, thì cái nhu cầu “ khoe “ trở nên rất bình thường, dần trở thành một điều được hợp lý hóa trong cuộc ống. 

Marketing và truyền thông là những nghề hothit nhất. Như mọi sự dĩ nhiên, các cuộc thi để pr cho đơn vị đầu tư cùng truyền thông lang rộng mạnh mẽ, được đề cao hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, ai cũng nhận ra, truyền thông gần như chiếm phân nửa tỉ lệ thành công của một cá nhân, một sản phẩm được đưa ra thị trường. Nhất là khi thế hệ tài nguyên chủ chốt ở hiện tại, sinh ra và lớn lên dưới truyền thông, có cách tiêu dùng hoàn toàn khác so với các thế hệ trước đây. 

Tuy nhiên, ngay cả khi kỷ lục Guiness thế giới của cả chục năm trước là một nơi để tôn vinh tài năng, khi người ta có nền tảng là tập trung vào sự phát triển của cái này phải kỷ lục hơn tất cả những cái trước, thì sau khi du nhập ở một số bộ phận cá thể, điều này dường như đã đánh mất đi giá trị thực sự của nó.

Bởi lẽ, nền tảng của mỗi ngành đều có sự khác biệt, không phải lúc nào cũng là to nhất, dài nhất, vĩ mô nhất. Ví như ngành phỉ thúy, ngọc ở Trung Hoa. Thứ to nhất, nhiều nhất chẳng bằng thứ độc nhất, hiếm có và tinh tế nhất. 

Và thư pháp, cũng là một trong số những ngành bị đem ra xâu xé bởi truyền thông bẩn, dễ làm những thế hệ tiếp nối hiểu sai về nền tảng của chính mình. 

Vấn đề của việc đi quá nhanh, chính là đôi khi không cảm thấy được bước chân của mình.

Hôm nọ, tớ gặp một thực trạng vô cùng đáng buồn, khi một thiền sư lại đi mở lớp đào tạo không chính thống, đòi hỏi bằng cấp cùng những quy chuẩn khắc khe. Ông ấy là một trong những thiền sư được cho là có độ phủ truyền thông cao nhất ở hiện tại, nhưng lại truyền bá việc thiền định phải được phân biệt bằng trình độ học vấn. 

Một điều khó chấp nhận được ở nhà thiền nói riêng, và tôn giáo nói chung.

Thuở thời, tôn giáo và cả thiền định, đều là những bộ môn nêu cao sự bình đẳng của từng cá nhân. Từ đó tìm hiểu và chữa lành cho từng cuộc đời của mỗi người. Thế mà, một thiền sư chân chính lại truyền thông đi ngược với nền tảng, là một nổi buồn khó mà chấp nhận nỗi.

Tớ có thể cảm thấu được, bất kì những cá nhân truyền thông sai nền tảng, dù là vì mục đích gì, cũng làm những người tham gia nền tảng đó một cách chân chính có những tổn thương sâu sắc. Khi chúng ta đã làm rất nhiều thứ chỉ để giữ vững được tinh thần, phẩm chất mà ông bà đã truyền trao, dạy dỗ.

Mặc dù, người thiền định nói riêng và người tu hành nói chung, đều được trang bị sự cảm thông cùng một tấm lòng từ bi, bao dung cho những vấp ngã, sai lầm của vạn vật. Cơ mà câu chuyện trên đã làm tớ buồn mấy ngày liền, vì tớ cảm nhận được rằng, sẽ có vô số những đứa trẻ hiểu sai về nền tảng của thiền định, lại nghĩ bản thân không có đủ tiêu chuẩn ( như khóa học của vị thiền sư đã đề ra), thì lại mất đi cơ hội tìm về chính mình.

Hoặc có thể hiểu sai, thực hành sai, nhận định sai. Khi này, thiệt thòi nhất vốn không phải giới thiền định hay bộ mặt lịch sử văn hóa của tôn giáo, mà chính xác là các bạn ấy, khi đã phát sơ tâm chân thành, nhưng lại bị truyền thông dẫn sai đường, tốn thời gian lẫn công sức.

Buồn và thương chớ.

Nên là, tớ hiểu, việc một thư pháp gia bỏ ra tầm vài năm đến vài chục năm để luyện tập kỹ thuật cũng như trau dồi tư duy nội lực của bản thân, lại nhìn thấy một ai đó không có nền tảng, lại mượn danh đi kiếm tiền, truyền đạt những kiến thức lệch lạc, gây nhiễu cho đại chúng.

Có lẽ không còn là không công bằng nữa, mà đúng là một sự phẫn nộ vô cùng lớn lao, nhưng cũng chẳng thể đào thải hay bài trừ, khi chúng ta đang ở một xã hội mà những đứa trẻ hiếm khi quan tâm đến cốt lõi đúng sai, mà chỉ quan tâm đến hình thức, sự nổi tiếng, cùng số lượt người đồng tình. 

Nhưng phải nói là, nếu không có cốt lõi vững chãi, thì không có bất kì giá trị nào có thể xây dựng nên được cả. Dù bạn ở thời nào, là ai, giai cấp hay tầng lớp nào. Không hiểu rõ được nền tảng căn bản, thì dù có tốn bao nhiêu thời gian công sức để dấn thân, cũng chỉ là sai lối mà thôi. Mà cuộc đời mình, lựa chọn của mình, ai chịu trách nhiệm được đây?

Hay nói cách khác, tớ giận người truyền thông sai là một chuyện, bất kể họ có phải là người trong dạ hay không. Thì tớ giận người tiếp cận tới mười chuyện. Bởi lẽ, chỉ khi bản thân không có nỗi 1 bộ lọc để phân biệt đúng sai, mới có thể bất chấp nghe theo một người truyền thông sai vì lợi ích như vậy. Thương thì có thương, nhưng cũng chịu, không biết làm sao.

“ Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”

Bởi vậy, khi mà sự đúng sai chính là ranh giới vô cùng nguy hiểm, thì người như chúng ta, lại cần có một thái độ vô cùng tỉnh táo để phân biệt. Có thể là người ta nổi tiếng, có thể là người ta rất cống hiến, rất thành công, nhưng không phải là tất cả. Một lúc nào đó, người đấy sẽ sai, bởi lẽ đã làm người thì không thể đúng mãi được, thì khi ấy, nếu không có chính kiến của riêng mình, không lẽ mình sai theo người ta?

Tớ rất đề cao việc tự lập trong suy nghĩ và nhận thức cá nhân. Tớ rất khuyên mọi người nên nhìn nhận tư duy hay hiểu biết của người khác dưới dạng tham khảo, đừng xem nó thực sự đúng, cho đến khi bản thân tự trãi nghiệm và kết luận qua. Như thế, dĩ nhiên sẽ không bị đánh lừa bởi truyền thông, mà còn có một lớp màn lọc của riêng mình, để thích nghi với xã hội không quan tâm đến đúng sai này.

Và đúng, thật chú trọng nền tảng. Bởi đây là cái duy nhất sẽ giúp bạn phân biệt được đâu là mục tiêu của người trao truyền, là chân thành hay lợi ích. Như đối với thiền định, là sự bình đẳng, trong việc kiên trì và học hỏi từng kỹ thuật, trong việc dũng cảm và đối diện, chấp nhận với từng tổn thương. Trong sự hiểu biết, quan sát và chỉnh sửa chính bản thân mình. Đó là sự chậm rãi và thức tỉnh, trong việc hít thở, cũng như thái độ lên vạn vật. 

Và như thư pháp, là cách lựa chọn đại tự, chính văn, hình họa. Hiểu biết về đặt tính của từng loại giấy cụ thể, từng loại bút cụ thể. Nhuần nhuyễn trong cách sử dụng bút, điều chỉnh lông bút, bởi dĩ nhiên là loại lông làm từ lông đuôi động vật sẽ mềm hơn lông công nghiệp. Và các loại thư pháp, thư thể, để luyện tập kỹ thuật viết trong bút pháp. Nếu không có những nền tảng này, thì không được gọi là thư pháp, chứ chưa nói đến là nghệ thuật, khi cần phóng chiếu góc nhìn, góc hiểu, góc cảm của bản thân vào đó.

Bước đi trên mọi con đường, cái ít cần để tâm nhất chính là đích đến, cái cần nhiều để tâm nhất lại là hành trình, sự chuẩn bị công cụ, và thái độ bước như thế nào.

Thế, đã hiểu vì sao tớ trách người tiếp cận rồi, bởi lẽ, khi có một sự tiếp cận tương đối nghiêm túc thì tự nhiên, truyền thông bẩn không còn là vấn đề lớn lao trong hành trình trãi nghiệm, chiêm nghiệm ấy nữa. Bất kể lợi ích hay mục đích của họ là gì, thì cũng không quan trọng bằng sự thiệt thòi của bản thân chúng ta, khi thiếu sót đi sự tìm hiểu nghiêm chỉnh của thuở vỡ lòng. 

Đa phần, tớ hay được chứng kiến một số cá nhân, bao biện cho việc coi thường nền tảng của mình bằng lối tư duy “ Không quan trọng là cách gì, miễn hiệu quả và có giá trị là được”.

Xin thưa rằng, người có đủ bản lĩnh để làm được như câu nói này, cũng chưa dám nói câu này một cách tự tin như vậy. Hầu như, các bạn có lối tư duy trên đều không biết đến những thất bại cũng như vất vả của những cá nhân tự tìm đường lối, cũng như tự xây dựng hệ thống căn bản. Nó chẳng hề đại trà, cũng chẳng hề dễ dàng đến mức ai cũng nói được, và ai cũng làm được. Cái hành trình mà kiên nhẫn và thông thái chưa từng đủ.

Cho nên, khi không cần trả giá quá nhiều, thì tớ không nghĩ việc tự nguyện trả giá là khôn ngoan đâu. 

Kể bạn nghe, tớ đã mất 1 buổi thiền định 2 tiếng đồng hồ, chỉ để yên tĩnh mà mở rộng tâm từ bi hỷ xả, thứ tha cho sự tức giận của tớ về một người đã truyền thông sai nền tảng của thiền. Cho nên tớ nghĩ, đối với những cá nhân mang trọng trách truyền đạt, nhưng lại không làm tốt trách nhiệm đó, lại nghĩ về lợi ích của mình là nhiều, thì tớ đủ bao dung để tha thứ. Sau này, tớ có duyên được xem lại khóa thiền định đó, thì thấy đơn vị truyền thông đã có những thay đổi cho sai lầm nền tảng của mình, bằng cách giải thích rõ hơn về những yêu cầu đầu vào, và nới rộng ra các quy chuẩn. Tớ lại vui trở lại, bởi rất quý giá khi người ta nhận ra kịp thời cái sai và chỉnh sửa chúng. 

Cho nên, tớ nghĩ rằng, những thư pháp gia khi đối mặt với người non kinh nghiệm đã dám tự mình nhận trọng trách truyền đạt, cũng không nên tức giận làm gì, hao tâm tổn thọ. Dù đó là truyền đạt giá trị cốt lõi và căn bản, hay truyền đạt hình ảnh của một bộ môn nghệ thuật.

Nhưng, kể đến truyền thông bẩn, thì cũng cần nói đến truyền thông sạch. Bởi không phải bất kì kỷ lục to, bự nào cũng đều không giữ nỗi kỹ thuật cũng như câu chuyện, góc nhìn sâu sắc của tác giả vào đó.

Đơn cử, chúng ta có tác phẩm “ Đại tướng của Nhân dân, Võ Nguyên Giáp- Những năm tháng cuộc đời”, của nghệ nhân Võ Dương. Đây được mệnh danh là cuốn thư pháp to nhất thế giới về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã được Kỷ lục Việt Nam xác lập vào ngày 20/12/2018 và  Liên minh Kỷ lục thế giới xác lập kỷ lục vào tháng 6/2019. 

Trị giá hơn 1 tỷ đồng, gồm 103  sự kiện trong 103 năm cuộc đời của đại tướng. Không chỉ ghi lại cuộc đời anh dũng của một bậc anh hùng, mà còn là lưu trữ lại giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật thư pháp Việt ở tác phẩm trên. Hiện vẫn được tọa lạc tại bảo tàng tỉnh để trưng bày.

https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/ky-nghe-dac-biet-trong-cuon-thu-phap-ky-luc-ve-dai-tuong-vo-nguyen-giap-20231004014447546.htm

Hay vào năm 2013, Câu lạc bộ thư pháp Vietkings phối hợp với nhà tài trợ đã khai mạc chương trình Hội ngộ Ông đồ lần 2, tại đây đã biểu diễn và xác lập được 8 kỷ lục : Lễ khai danh ông đồ nhiều nhất (câu lạc bộ thư pháp Nam Việt - Quảng Nam), Bức trướng lụa thư pháp dài nhất thể hiện bài thơ Tổ quốc ở Trường Sa (nhà thư pháp Cao Văn Long), Bức tranh Hoa sen thư pháp dài nhất (họa sỹ, nhà thư pháp Hồ Mai Hương). 

Và đúng thật, những tác phẩm để viết tặng, hay biểu diễn đều được thể hiện bởi các nhà thư pháp, những nghệ nhân chân chính, để quảng bá cho ngành nghề với một thái độ trân trọng và nghiêm túc hết sức có thể. Những điều này góp phần mang văn hóa gần gũi hơn với công chúng, khi được chứng kiến trực tiếp những nghệ nhân trình bày, thay vì một số các nhà thư pháp tự phong như trong cuộc sống thường nhật. 

https://baophapluat.vn/bieu-dien-nhung-ky-luc-cua-thu-phap-viet-nam-post91684.html

Thế, 2 ví dụ trên đều thấy được, marketing không xấu, mà ngược lại, vô cùng tốt. Nhưng, một khi đã xấu, không giữ vững được nền tảng, truyền đạt những giá trị lõi đời, méo mó, thì thực sự là một con sâu róm bé nhỏ. Và hãy tin rằng, những thử thách từ những con sâu róm bé nhỏ này không thể làm khó được những ai thực sự muốn chinh phục với thái độ chân thành, nghiêm túc nhất.


Và đọc đến đây, có lẽ bạn đọc đã thấy quan điểm của tớ, về hiện trạng người viết chữ không chú trọng vào kiến thức thư pháp, đại khái là không có sẵn nền tảng vững, mà mở lớp dạy, lựa chọn truyền thông cá nhân như một KOL tài năng, sẵn tiện làm sai lệch góc nhìn của người mới về ngành nghề này. 

Tớ không chê cũng không lên án, chỉ cảm thấy đây là một lựa chọn đầy vấp ngã, là một bài học to lớn đối với KOL thiếu nghiêm túc và tôn trọng ngành nghề. Cũng là một thử thách tuyệt vời cho những cá nhân đang có nhu cầu tìm hiểu hay dấn thân vào thư pháp. Và cũng chính là bài học vững tâm của bất kì thư pháp gia nào đang bảo vệ cũng như phát triển ngành thư pháp. Chúng ta đâu thể trách ai đó về sự vấp ngã của họ? Chúng ta chỉ có thể cố gắng làm tốt nhất trên con đường của chính mình thôi!


Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn