Cảm nghĩ về câu nói Nhân định thắng thiên - Vạn sự tùy duyên

 Cảm nghĩ về câu nói “Nhân định thắng thiên” – “Vạn sự tuỳ duyên” vậy nên cố gắng để thay đổi hay nên tuỳ vào duyên số để hành xử.

Nhân định thắng thiên - Vạn sự tùy duyên

    Dưới một cá nhân có tuổi đời công tác ở ngành ngôn ngữ sơ sinh như tớ, thì được sinh ra trong đất nước mang chữ Quốc ngữ latinh ở Châu Á là một niềm biết ơn.

“ Nhân định thắng thiên” - Số mình nằm trong tay mình.

“ Vạn sự tùy duyên” - Duyên phận trời định.

    Để biểu đạt rõ ràng quan điểm của tớ trong 2 câu này, xin kể cậu nghe quá trình hình thành chữ Quốc ngữ tuyệt vời của chúng ta và lịch sử hình thành chữ trong thư pháp. Mọi thông tin và kiến thức ở đây tớ sẽ đều dẫn nguồn, như một hình thức tổng hợp nghiên cứu, tiếp bước cho bạn có nhu cầu đi nghiêm túc trên một con đường nào đó.

    Như chúng ta đã biết, để có được Quốc Ngữ mang nét latinh như hiện tại, nước ta đã trải qua 3 giai đoạn chữ : Hán, Nho, Nôm.

    Hán ngữ là chữ của người Trung Quốc, như cậu đã vô tình học được tiếng Trung, hay xem clip, thì chữ Trung chia làm 2 loại : Phồn thể và giản thể. Khi thế kỷ 2 TCN, Trung Quốc đô hộ, thì ông bà ta buộc học chữ Hán.

    Vấn đề là loại chữ này đã mở ra công cuộc truyền thông to lớn, thay vì truyền miệng, thì hiện tại chữ viết này đã đánh bậc khoảng cách không gian, thời gian. Quá tuyệt vời, nên ông bà đã học chữ Hán, nhưng không học tiếng Hán. ( Trung Quốc mỗi nơi một phương ngữ, không học nổi, thời đó làm gì có Douyin như giờ mà phân biệt)

    Và, cái chữ Hán đã Việt hóa này gọi là chữ Nho. Trong 2000 năm, dân tộc ta thoát khỏi tiền sử lạc hậu, có chữ viết đồng nghĩa việc học, phát triển, sáng tác tăng đột biến. Ngành giáo dục, văn hóa, tiếp thu khởi sắc triệt để. Nhưng, vì chữ Nho là chữ Hán, nên không thể ghi chép lại được lời nói tiếng Việt, không thể mở rộng ra tầng lớp bình dân.

    Từ khoản thế kỷ 12, dân ta sáng tạo ra chữ viết có thể mô phỏng lại tiếng mẹ đẻ, là chữ Nôm. Chấm dứt tình trạng đi mượn chữ của người Hán. Nó được xây dựng trên cơ sở chữ Hán đọc theo âm Hán- Việt, kết hợp yếu tố biểu ý, biểu âm.

    Vì có yếu tố mô phỏng được tiếng mẹ để, phù hợp tầng lớp bình dân, nên nó rất phổ biến vào 200 năm sau.

    Nhưng vì nó vẫn chỉ được dùng ký tượng vuông của Hán ngữ, nên vẫn rất khó phổ cập. Nên, vào năm 1617, có một giáo sư đã nghĩ ra ý tưởng dùng chữ latinh để phiếm âm chữ Nôm, biến chữ có gốc Hán này thành chữ biểu âm Latinh, cho phù hợp việc truyền giáo.

( nguồn : Tiếng Việt kỳ diệu: Hành trình từ chữ Nho, chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ (nghiencuuquocte.org) )

    Như tớ đã nói, chữ Hán Nôm đã cực thịnh ở thời Hậu Lê, thời Nguyễn. Nên hầu như các tác phẩm thư pháp đều đã có nền tảng nhất định trong thể loại này. Thậm chí còn đã được vay mượn triệt để từ Trung Hoa, đã có 5 loại chữ chính : triện, lệ, khải, hành, thảo.

    Nên, khi chuyển từ chữ Hán Nôm sang quốc ngữ, thì đồng nghĩa là toàn bộ nền tảng nghệ thuận này sụp đổ. Nhưng duyên phận của trời định. Duyên này, trông như nghiệt duyên, vì cái gì mang đến tan hoang sụp đổ đều khiến người ta khó chịu.

    Giống như việc người ta sụp đổ cả một hệ thống niềm tin đã tồn tại ngần ấy năm vậy. Bởi vì Thư Pháp là của người Trung Hoa, làm sao mà đưa những quy tắc ấy vào chữ Latinh? Đấy, trời đã cho ngành thư pháp thời điểm đó một cú sụp tưởng như nghiệt duyên, nhưng hóa ra, đó lại là thiện duyên.

    Khi nền thư pháp Trung Hoa ở nước ta sụp đổ, thì đó là lúc nền thư pháp Việt ra đời như câu nói “ Nhân định thắng thiên”

    Ông bà ta nổi tiếng là sự kiên cường bất khuất, biến họa thành an. Tưởng như ở giai đoạn này, Thư pháp nước nhà có thể lụi tàn, trả lại cái nguồn Trung Hoa, thì không, ông bà đã có một công cuộc vực dậy tuyệt diệu, bằng chính bàn tay của mình.

Giai đoạn đầu tiên, chúng ta có chữ mô phẩm.

    Tức họ vẫn giữ lại quy tắc của chữ Trung, là viết trong ô vuông, chia đều như những thỏi rượu. Như quy tắc viết chữ giản thể mà các bạn đã học, thì cũng vậy, họ viết chữ latinh bên trong ô vuông, hoặc ô tròn đó, và gọi đây là điền thể.

    Hiện tại, điền thể vẫn tồn tại như một nét văn hóa đặt sắc, ghi dấu ấn đậm chất nghệ thuật phương Đông, thường thấy nhiều ở những đền, chùa cũ ở dạng câu đối, hoặc ở những khu phố người Hoa, những tấm hoành phi hay bài vị.

    Loại chữ thứ 2, cũng theo quy tắc nối nhau như chữ Trung, nhưng được viết dài từ trên xuống, không theo quy tắc trái qua phải như chữ latin, chữ này có dạng thác đổ, gọi là thủy thể.

    Thư thể này khá đẹp, vẫn thấy nhiều ở các bút danh Thư Pháp, mang đậm khả năng bút pháp của người viết, đồng thời cũng có hồn, mang đậm tính nghệ thuận hơn điền thể.

    Đó là 2 thư thể ở giai đoạn còn dựa vào bút pháp Trung Hoa để căn chỉnh cái nền tảng trong  thư pháp việt. Âu thì cái gì cũng vậy, khi đã có nhân duyên, thì cách mình nuôi dưỡng nhân duyên đó như thế nào là việc của mình.

    Tiếp theo là giai đoạn hình thành và phát triển. Lúc này, thư pháp đã không còn bó buộc trong chữ mô phẩm, mà đã có những nét đặt sắc của riêng mình. Như một lần nữa khẳng định, ông bà rất giỏi trong việc nhận nghịch duyên và biến nó thành thiện duyên bằng tài hoa của mình.

Có 3 thể được mở rộng ở thời đại này gồm

1.        Mộc thể: Nét mộc mạc, giản dị, các nét được viết từ tốn từng nét một, dễ đọc dễ cảm nhận. Mộc thể hiện nay vẫn thấy nhiều ở những nơi chưng bày như nhà hàng, khách sạn, thích hợp với tệp fan thích sự đơn giản, giản dị.

2.        Phong thể: Biến tấu hơn mộc thể, nét bút nhanh hơn, trôi chảy như một cơn gió mượt mà. Ở đây các nét nối với nhau liên tục, rất phù hợp với chữ Latin. Vì đẹp và độc đáo, nên đây cũng là kiểu chữ phổ biến nhất. Và đẹp mà vừa giữ lại được nét dễ đọc, dể hiểu, dễ cảm nhận.

3.        Biến thể: Chữ được viết hoàn toàn biến tấu, viết nhanh, và lược hầu hết nét. Đôi khi chỉ viêt đúng 1 nét cho 1 chữ, và không có nhiều nhấn nhá. Điểm thu hút của chữ này là cái thần, cái lực của chữ. Chữ sẽ khó đọc hơn, đồng thời khó cảm nhận hơn.

    Các thể này đều phải được luyện có quy tắc bút pháp kỹ càng, chứ không tự phát, nên nhập môn lưu ý nghiêm túc để đi đúng cái công trình của ông bà để lại.

    Ở một số chữ thể phụ khác, như chữ Âm Dương : Tức là viết ngược, viết từ trên xuống nhưng lật mặt sau giấy mới đọc được chữ.

    Hay họa thể, là 1 chữ viết sao cho các nét họa thành 1 hình dạng nhất định, giống như một bức tranh vẽ.

    Và thư họa, là chữ lồng tranh vẽ, có thể là tranh thủy mặc, hay tranh khảm xà cừ, đều rất đẹp, sáng tạo, phong phú.

    Đấy, cậu thấy không, được viết bằng quốc ngữ là một niềm tự hào cho sự giỏi giang và tài hoa của ông bà dân tộc ta. Và sâu bên trong đó, bộ môn nghệ thuật thư pháp cũng phần nào cho ta thấy sự tài tình tuyệt đối trong tài năng của ông bà.

    Vậy, trở lại 2 câu trên, “Nhân định thắng thiên” –“Vạn sự tuỳ duyên”, tớ nghĩ, 2 câu này thực sự là một.

    Bởi như lịch sử, nếu không có cái duyên vay mượn chữ của Trung hoa, sẽ không có quốc ngữ bây giờ. Và không có sự sụp đổ của nền thư pháp Hán Nôm, thư pháp Việt hẳn sẽ vẫn còn là điều gì đó của dân tộc người ta, không phải điều gì thiêng liêng của riêng dòng máu nước mình.

    Cho nên, đúng là vạn sự tùy duyên, nhưng là do cái duyên ấy, cậu sẽ đón nhận như thế nào. Ông bà đã không lựa chọn để ngành thư pháp mai một, bởi không thể dung hòa tiếng Nôm với tiếng Latinh, mà ông bà chọn xây dựng, hình thành một cái mới dựa trên cái cũ. Sống trên đời này, cậu đã chứng kiến bao nhiêu sự bỏ cuộc, lụi tàn, do không chống nổi duyên số?

    Tớ rất tự hào là con cháu của một dân tộc quá tài hoa và giỏi giang, cho nên, tớ mong bản thân cũng sẽ học được cái tin thần đón nhận, và tự lực tự cường này. Đúng là chuyện gì cũng cần nhờ đến duyên phận, nhưng đúng là, bản thân cũng phải cố gắng, để hướng cái duyên đó trở thành thuận duyên cho chính mình.


Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn