03 Quy tắc để nâng cao kỹ năng thư pháp ngay lập tức

Quy tắc để nâng cao kỹ năng thư pháp ngay lập tức
Trước khi bắt đầu vào nội dung chính của bài viết, tôi muốn thông báo với những quý độc giả thân mến của tôi, rằng khóa học viết thư pháp ở Hà Nội đã chính thức bước vào giai đoạn đăng ký. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về khóa học này, hãy nhấp vào đường dẫn sau đây.

Đối với những ai đang muốn luyện tập và nâng cao khả năng thư pháp thì đây chính là bài viết giành cho các bạn.

Với 03 quy tắc này, tôi hy vọng rằng quý độc giả sẽ nắm bắt được và đạt được kết quả tốt hơn trong tương lai. Ok! Hãy cùng bắt đầu vào phần nội dung chính.

Hiểu về thư pháp

Đừng cố gắng học thư pháp và sao chép lại y nguyên những bộ nét và những kiến thức mà giáo viên giảng dạy, vấn đề đầu tiên mà bạn cần phải quan tâm đó là ý nghĩa mà thư pháp mang lại. Hiểu được thư pháp và nhu cầu của nó bạn sẽ dễ dàng nắm bắt và phát triển nó lên một tầm cao mới.

Vậy thì khi luyện tập thư pháp chúng ta cần phải chú ý đến những điều gì?
Thư pháp vốn dĩ là một bộ môn nghệ thuật, giống như âm nhạc, các bài hát được tạo nên bởi các nốt nhạc, thanh âm thì những con chữ trong thư pháp cũng được hình thành nên bởi những nét cơ bản bao gồm: nét ngang, nét dọc, nét vòng, nét lượn, nét móc, nét phác, nét xoáy,...

Cái cốt yếu của thư pháp cũng giống như âm nhạc là phải chạm được vào cảm xúc của con người. Mà cảm xúc của con người thì không phải ai cũng giống ai, tức là có người sẽ thích dòng nhạc nhẹ, nhưng có người sẽ lại thích dòng nhạc mạnh mẽ, sôi nổi. Thư pháp cũng tương tự như vậy, có những thể chữ tạo ra cảm giác mềm mại, cũng có những thể chữ tạo cho người xem cảm giác cứng cỏi, rắn chắc.

Bạn sẽ không thể nào am hiểu được tất cả các thể chữ và thuần thục bất cứ một thể nào nếu như bạn thường xuyên thay đổi và không thực sự chuyên tâm vào việc luyện tập.

Tốt nhất là nên chọn cho mình một thể chữ chủ đạo, giống như Thanh Phong luôn chọn Thủy thể và Phong thể là hai thể chữ chính yếu của bản thân.

Việc này sẽ giúp cho bạn xây dựng được thế mạnh và cải thiện tốt nhất kỹ năng thư pháp của mình.

Chú ý tới tính hữu ích

Bạn làm được gì cho người khác? Tại sao người ta nên mua sản phẩm thư pháp của bạn mà không phải của người khác? Hay nói một cách khác, tác phẩm của bạn có điều gì đặc biệt khiến người khác phải bỏ tiền ra để mua?

Chính những điều này sẽ khiến cho chúng ta phải đặt ra câu hỏi về sự hữu ích trong tác phẩm.
Trước khi đặt bút xuống viết một câu gì đó, hãy tự hỏi mình xem:
- Liệu nội dung tác phẩm có hữu ích hay không?
- Liệu cách bố trí con chữ có khiến cho người khác bị nhầm lẫn?
- Nếu là người xem, điều gì ở tác phẩm này còn chưa thực sự tốt?

Việc liên tục đặt ra các câu hỏi về tính hữu ích sẽ giúp cho bạn luôn phải tìm ra phương pháp mới để thể hiện con chữ.

Đối với tôi cũng vậy, đôi khi phải mất rất nhiều thời gian để hoàn thành một tác phẩm thư pháp thực sự.

Luyện tập hằng ngày

Nếu bạn đã đọc bài viết "Tầm quan trọng của việc luyện tập thư pháp liên tục" thì chắc chắn sẽ hiểu được điều mà tôi đang muốn nói đến.

Quy tắc này luôn đúng đối với bất cứ một người làm nghệ thuật nào.
Nếu một thời gian sau tôi nhìn lại và cảm thấy tác phẩm của mình thật "xấu quá" thì đó chính là khi tôi biết rằng mình đã tiến bộ rồi.

Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích thêm cho quý độc giả trên con đường hoàn thiện bản thân.
Thư pháp Thanh Phong thủ bút.
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn