Cách tạo động lực cho nhân viên cấp dưới

Cách tạo động lực cho nhân viên cấp dưới
Một nhân viên của bạn gần đây đã có rất nhiều cống hiến cho công ty, thế nhưng khi đứng trước cuộc họp, khi được bạn trực tiếp nêu tên để tưởng thưởng trước mọi người thì nhân viên này lại tỏ ra buồn bã, mất đi tinh thần trông thấy.

Bạn đã làm gì sai ư?

Quản lý nhân sự là một trong những hoạt động hết sức khó khăn trong nghệ thuật lãnh đạo, công việc tạo động lực cho nhân viên cũng khác xa so với việc tự bạn tạo động lực cho bản thân mình
(vì bạn hiểu con người mình và biết mình cần những gì).

Thế nên việc tạo động lực cho con người không chỉ dừng lại ở việc khen ngợi người khác mà còn nâng lên một tầm cao mới, khen làm sao, tạo động lực thế nào để mang lại những phản hồi tích cực và hiệu quả, đó mới là điều chúng ta cần hướng tới.

Nếu như trong trường hợp người nhân viên tôi nêu ra phía trên là một người sống khép kín, không muốn được nổi bật trong đám đông thì rõ ràng việc bạn tưởng thưởng cô ấy trước mặt mọi người sẽ mang lại hiệu quả ngược. Vì vậy, điều bạn cần làm là hãy đọc hết bài viết này, để hiểu được phương pháp tạo động lực cho nhân viên như thế nào.

Phương pháp tạo động lực cho nhân viên

Vào những năm 1940, một người tên là Abraham Maslow đã đưa ra một học thuyết liên quan đến nhu cầu của con người. Học thuyết này đưa ra những điều mong muốn nhất của con người chúng ta, xuất phát từ tầng thấp nhất (những nhu cầu cơ bản) cho đến tầng cao nhất (những nhu cầu nâng cao) ví dụ như: nhu cầu về sinh lý, nhu cầu được sống trong sự an toàn, nhu cầu được ở trong xã hội phát triển, nhu cầu được tự trong và tự khẳng định bản thân.

Từ học thuyết của Maslow đã chỉ ra, chúng ta có thể biết được rằng mỗi con người đều có những đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào như cầu của họ trong từng thời điểm.

Ví dụ như: Nếu một người đang có nhu cầu về sự an toàn, mà bạn chỉ chăm chăm cung cấp cho họ những điều thuộc về nhu cầu tự khẳng định mình (trong trường hợp người nhân viên phía trên) thì rõ ràng chúng ta đang phạm phải một sai lầm rất lớn trong việc tạo động lực cho nhân viên.

Vào năm 1961, một người tên là David McClelland đã đưa ra ba động lực chính mà ông tin rằng tất cả mọi người đều có bao gồm: thành tích, sự liên kết và quyền lực.

Ba động lực ấy được thể hiện dưới dạng như sau:

1. Động lực về thành tích:

- Người nhân viên mong muốn được thiết lập và chinh phục những mục tiêu đầy thử thách
- Người nhân viên chấpnhận rủi ro để hoàn thành mục tiêu của mình
- Người nhân viên thích nhận phản hồi thường xuyên về tiến bộ và thành tích cá nhân
- Thường thích làm việc một mình.

2. Động lực về sự liên kết:

- Người nhân viên muốn được làm việc theo nhóm
- Muốn được chú ý và cùng chung mục tiêu với người khác
- Ưu tiên sự hợp tác qua lại lẫn nhau
- Thích sự chắc chắn

3. Đông lực về quyền lực

- Người nhân viên muốn kiểm soát và tác động người khác
- Thích được tranh luận để giành chiến thắng
- Thích tận hưởng sự canh tranh
- Thích được người khác công nhận

Hiểu được điều gì khiến nhân viên làm việc hiệu quả:

Đã có rất nhiều nghiên cứu được đưa ra trong nhiều năm để tìm hiểu về vấn đề này. Trong môi trường thực tế, một công trình nghiên cứu được bắt đầu năm 1920 với hy vọng cải thiện được hiệu suất làm việc của nhân viên đã được thực hiện.

Các nhà nghiên cứu thậm chí còn xác định cả ánh sáng và nhiệt độ, độ ẩm của khu vực làm việc để kiểm tra khả năng làm việc và hiệu suất của các nhân viên. Sau khi kết thúc cuộc nghiên cứu, họ nhận ra một số yếu tố quan trọng nhất giúp tác động tới nhân viên và hiệu quả làm việc của họ cụ thể như sau:

- Văn hóa làm việc nơi công sở

- Điều kiện cứng như lương, thưởng, các chế độ ưu đãi

- Phong cách quản lý và nghệ thuật lãnh đạo của người đứng đầu công ty

- Sự hài lòng đối với công việc hiện tại

- Các yếu tố xã hội

- Các yêu tố môi trường.

Thông qua nghiên cứu này, tôi muốn bạn biết rằng, việc tạo động lực cho nhân viên không chỉ dừng lại ở việc hiểu và đưa nhân viên vào các trường hợp cụ thể để thúc đẩy họ. Trên hết, đó là cách mà bạn phải luôn luôn quan tâm để thực hiện nó một cách thường xuyên, liên tục giúp cho nhân viên từng bước, từng ngày một lại thêm phát triển mạnh mẽ hơn.

Áp dụng thuyết tạo động lực để thúc đẩy nhân viên


Nhìn vào những điều mà tôi đã nêu ra ở trên, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được rằng, để tạo đông lực cho nhân viên trong công ty, phải hiểu được nhu cầu và tính cách của người nhân viên ấy, nếu như cô/anh ấy muốn có quyền lực, hãy tạo ra sự hứa hẹn về thành tựu liên quan đến vị trí trong tương lai nếu anh/cô ấy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Gợi ý bạn nên đọc thêm bài viết: Đào tạo nhân viên sao cho hiệu quả

Nếu cô/anh ấy thích được liên kết với người khác, hãy tạo động lực cho anh/cô ấy bằng cách đưa ra sự tưởng thưởng xứng đáng giúp liên kết mọi người với nhau, tạo ra một cuộc họp và tán dương cô ấy, anh ấy trước mặt mọi người. Tạo ra một buổi đi chơi mà nguyên nhân chính là để tưởng thưởng cho những nỗ lực của người nhân viên.

Bạn nên chú ý

Việc bạn tìm hiểu về tính cách và sở thích của riêng từng người cũng giúp cho bạn lãnh đạo nhân viên một cách tốt hơn. Biết đặt người ta vào đúng vị trí của họ để có thể làm được công việc một cách hiệu quả.

Dựa trên những kiến thức mà tôi đã chia sẻ với các bạn, tôi hy vọng rằng những điều mà tôi đưa ra sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình lãnh đạo tập thể ngày một phát triển hơn.

Nếu bài viết này thực sự hay và giúp ích cho bạn. Thì cũng có thể nó sẽ giúp ích cho nhiều người khác nữa. Bởi vậy bạn hãy chia sẻ nó trên trang cá nhân của mình để lan tỏa những giá trị tốt hơn cho cộng đồng. Trao đi là còn mãi.

Thư pháp Thanh Phong thủ bút.

Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn