Cách đào tạo nhân viên sao cho hiệu quả

Cách đào tạo nhân viên sao cho hiệu quả
Trong tâm lý nghệ thuật lãnh đạo, việc thành công hay thất bại của một công ty đòi hỏi vô cùng lớn vào yếu tố nhân sự. Nhân sự giỏi không quan trọng bằng nhân sự nhiệt tình và công hiến hết mình.

Thế những nhân sự dù có làm việc hết mình nhưng không có kinh nghiệm cũng như kỹ năng cần thiết thì cũng chỉ là những hình nộm mà thôi.

Nếu bạn đã hiểu được điều mà tôi nói ở trên, chắc bạn cũng hiểu được ý nghĩa của câu nói về mối quan hệ giữa Tâm và Tài mà bác Hồ của chúng ta đã từng đề cập.

Thế nhưng trong bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ không đề cập tới vấn đề liên quan đến việc nên ưu tiên giáo dục hay tạo động lực cho nhân viên mà tôi sẽ tập trung làm rõ vấn đề đào tạo nhân viên sao cho hiệu quả. Vì bạn biết đó, sai lầm thường gặp nhất của các công ty trẻ tuổi hiện nay, đó là bắt con cá … leo cây.

Một ví dụ cho việc đào tạo sai nhân viên

Trước khi trở thành một người viết thư pháp chuyên nghiệp, tôi từng được giới thiệu vào làm công việc trưởng bộ phần Marketing cho một công ty du lịch, do kinh nghiệm chưa có, cùng với đó là yêu cầu hoàn thành tiến độ công việc sắp tới mà Giám đốc giao cho tôi nên tôi đề xuất với giám đốc rằng tất cả 12 nhân viên trong công ty sẽ đều phải viết bài viết để SEO cho website.

Thông qua một buổi hướng dẫn cụ thể, tôi sẽ giới thiệu cho các nhân viên biết cách thức để viết một bài viết là như thế nào.

Thế nhưng tôi nhận ra rằng không phải ai cũng có sự nhiệt huyết và năng lực để thực hiện công việc này. Trong thực tế, anh làm IT thì không biết viết bài, chị làm kế toán thì cho rằng công việc của chị ấy không phải liên quan đến chuyện viết lách.

Thế là tôi đã mất rất nhiều thời gian và công sức để truyền đạt cho những người không mấy hiểu biết về hoạt động này. Thành ra những ai giỏi lắm thì cũng chỉ viết được một vài bài, còn không thì toàn làm theo kiểu chống đối, copy linh tinh và làm cho qua chuyện.

Bạn thấy đấy, cho dù tôi có ép người ta để hướng dẫn những điều tưởng chừng như có lợi cho công ty thì điều ấy cũng chẳng đem lại lợi ích thiết thực nào.

Sau đợt đó, tôi rút ra một bài học kinh nghiệm xương máu, đó là chỉ đào tạo cho những ai thực sự cần đến kiến thức chuyên ngành. Nói một cách khác, chúng ta sẽ dậy cho con khỉ leo cây, con cá biết bơi và tối ưu hóa khả năng của từng loại.
Khi thái độ quyết định tất cả
Vấn đề không nằm ở câu hỏi "Đào tạo nhân viên thế nào cho hiệu quả" mà là nằm ở câu hỏi "tôi đã tuyển lựa đúng nhân viên hay chưa?"

Thực tế cho thấy rằng, nhiều công ty thà có ít nhân viên hơn là tuyển ồ ạt nhân sự để rồi không biết xử lý ra sao cho thỏa đáng đối với số lượng nhân viên ấy. 

Bạn nên xem video sau đây để hiểu thế nào là thái độ làm việc đúng.

Bạn thấy đấy, kiến thức chỉ dành cho những người xứng đáng, những nhân viên tham gia các khóa huấn luyện và đào tạo nếu trước mắt họ là danh dự, và nhân phẩm quá lớn, họ sẽ không bao giờ có thể tham gia một cách nhiệt tình, với tinh thần cầu thị cao được.

Đào tạo nhân viên cần phải hiểu nhu cầu của họ

Trước hết tôi nghĩ các bạn nên hiểu rằng việc đào tạo một con người phải hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện, tức là trước khi bạn đào tạo một ai đó, bạn cần phải làm công tác tư tưởng thật chu đáo. Bên cạnh đó, bạn cần phải xác định được một số vấn đề chủ yếu như sau:

- Ai là người cần phải đào tạo trong thời gian hiện tại?

- Họ cần đào tạo thêm những gì?

- Tại sao điều đó lại quan trọng với họ?

- Chúng ta đào tạo như thế nào đây?

Công việc đầu tiên này sẽ giúp cho người lãnhd dạo hiểu và đánh giá đúng đắn nhu cầu đào tạo ban đầu và đưa ra những quyết định hiệu quả cho công việc chung của toàn thể công ty.

Trên tất cả, ai cũng đều có một nhiệm vụ của riêng họ trong công ty. Vậy nhiệm vụ của người lãnh đạo chính là tìm ra được năng lực và khả năng sở trường của từng người để sắp xếp họ vào cho đúng vị trí.

Ok! Ngay bây giờ việc của bạn là

Xác định nhu cầu đào tạo của nhân viên

Rõ ràng rằng để đào tạo một ai đó, bạn phải hiểu được nhu cầu của họ. Họ đang thiếu thứ gì, đang cần điều gì để mà thúc đẩy khả năng của từng người một.

Hãy thử hỏi bạn thân một số câu hỏi sau đây:

- Công việc hiện tại mà nhân viên đảm nhiệm có đem lại hiệu quả hay không?

- Người nhân viên này có nên được đào tạo thêm hay không?

- Doanh thu của công ty có cho phép điều này hay không?

Sau khi trả lời được các câu hỏi này, bạn hãy thử đánh giá xem nhu cầu của nhân viên có sẵn sàng học tập những kiến thức mới, đa phần mọi người sẽ rất thích thú khi được cử đi học thêm về một linh vực nào đó liên quan đến chuyên ngành của họ. Vừa không phải mất tiền, không phải làm việc quá nhiều mà vẫn có thể tiếp thu được những giá trị quý báu từ những người đi trước.

Một khi bạn đã xác định được nhu cầu của nhân viên, hãy lựa chọn những khóa học thật tốt và cử họ đi học sau đó báo cáo cho bạn tiến độ thực hiện hàng tuần, hàng tháng.

Chờ một chút!

Chính bản thân bạn cũng là người cần phải đào tạo mình
Vấn đề mà nhiều nhà lãnh đạo tổ chức thường hay mắc phải đó là tự khép bản thân mình lại và cho rằng mình đã quá giỏi và không cần phải học hỏi thêm bất cứ điều gì! Đây quả thật là một sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sự thất bại của hàng loạt công ty.

Sự thiếu hụt về nhân sự có thể xem xét và châm trước được, nhưng sự thiết hụt về kiến thức thì lại không.

Tôi có biết rất nhiều những khóa học liên quan đến nghệ thuật lãnh đạo hiện nay trên mạng mà các bạn có thể học tập, điển hình nhất phải kể đến đó là khóa học lãnh đạo của Lê Thẩm Dương. Một người thầy mà tôi rất khâm phục.

Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong hoạt động lãnh đạo tập thể một cách hiệu quả.

Thư pháp Thanh  Phong thủ bút.

Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn