Trước đây tôi đúng là một nhà lãnh đạo tồi, tôi chỉ biết lo cho bản thân của mình và những lợi ích mà mình có thể đạt được chứ chẳng thèm để ý gì nhiều tới những người nhân viên đồng cam cộng khổ với tôi.
Thành thử sau một thời gian, những nhân viên này lần lươt rời bỏ tôi mà đi để lại một núi các công việc và hàng tá mối quan hệ mà tôi phải gánh vác.
Bạn muốn trở thành một người lãnh đạo như thế nào?
Thực tại thì tôi biết rằng có rất nhiều nhà lãnh đạo đang phải lao vào làm những công việc của nhân viên, mà ép nhân viên quá thì lại khiến cho họ rời bỏ công ty một cách nhanh chóng.Vấn đề ở đây chính là ở nghệ thuật lãnh đạo chưa được khai phá trong bản thân mỗi con người.
Tôi hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ hiểu được phần nào và có thêm những ý tưởng mới cho quá trình công tác tiếp theo của mình.
Tháp nhu cầu là gì?
Năm 1943, một nhà tâm lý học tên là Abraham Maslow đã đưa ra một mô hình nhu cầu dạng tháp với các tầng từ thấp lên cao, chia làm năm tầng cụ thể bao gồm:Tầng 1: Nhu cầu của cơ thể
Tầng 2: Nhu cầu An toàn
Tầng 3: Nhu cầu xã hội
Tầng 4: Nhu cầu được tôn trọng
Tầng 5: Nhu cầu tự thể hiện.
Theo Maslow, mức độ cơ bản nhất của mỗi con người mong muốn đó chính là phải được ăn no, ngủ say, có nhà cửa để chui ra chui vào.
Việc áp dụng mô hình tháp nhu cầu Maslow đơn giản là hiểu được những tầng nhu cầu cụ thể để áp dụng vào quá trình lãnh đạo của bạn để nó thực sự trở nên hiệu quả.
Ví dụ như bạn muốn nhân viên thể hiện năng lực và phải hoàn thành một núi công việc của mình trong khi họ chưa có ăn uống gì cả, cũng chẳng ngủ một giấc ngủ ngon lành nào mấy hôm nay thì điều đó có lẽ sẽ là rất bất khả thi.
Ok chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về mô hình tháp nhu cầu
Tầng 1: Nhu cầu sinh lý của cơ thể
Đó là nhu cầu về điều kiện sống cơ bản mà người ta cung cấp cho bản thân bạn. Một người nhân viên đã có nhà ở, có mức lương đảm bảo nuôi sống bản thân và chế độ sức khỏe bài bản sẽ đảm bảo hoàn thành công việc tốt hơn những người nhân viên đầu tắt mặt tối, chạy ăn từng bữa.Chính vì lý do này mà trong cuộc sống, đôi khi bạn cũng phải lựa chọn nên tuyển một người có hoàn cảnh gia đình khó khăn để giúp đỡ người đó hay tuyển chọn một người có gia đình thuộc loại không thiếu thốn. Một bên là tình một bên là lý. Rõ ràng là làm lãnh đạo không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ đúng chứ.
Tầng 2: Nhu cầu về sự An toàn.
Theo Maslow, nhu cầu này trở nên rõ ràng hơn khi người ta đã thỏa mãn những nhu cầu ở tháp đầu tiên.Người nhân viên sau khi đã được đáp ứng nhu cầu về nhà ở, về đồ ăn thức uống và chế độ làm việc 8 tiếng/ ngày. Họ sẽ bắt đầu hướng đến nhu cầu An toàn một cách rõ nét hơn.
Việc phân chia công việc lúc này cũng sẽ dễ dàng hơn. Những công việc đòi hỏi sự tháo vát, nhanh nhẹn thì bạn hãy giao cho những người hướng ngoại, những công việc khác thì hãy giao cho những người phù hợp.
Đừng để cho nhân viên của bạn cảm thấy rằng họ bị khó chịu khi bị phân vào làm những điều không đúng với chuyên môn vì họ sẽ cảm thấy sợ sệt mỗi khi có người bàn ra tán vào công việc của họ.
Tầng 3: Nhu cầu xã hội.
Trên con đường đưa doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn tiến tới thành công.Sau khi đảm bảo được cho nhân viên của mình có một cuộc sống ổn định, một công việc như mơ, thì lúc này bạn cần để ý kỹ hơn tới nhu cầu tiếp theo của nhân viên. Được giao tiếp và làm việc với những người giỏi, được học hỏi thêm và giao lưu thêm với nhiều người khác chính là điều mà đa phần nhân viên đều mong muốn.
Tầng 4: Nhu cầu được tôn trọng
Khi mà cả ba tầng trên bạn đã đáp ứng được cho người nhân viên của mình, thì tôi cũng sẽ phải chúc mừng bạn vì ở tầng này, bạn sẽ có được một bộ sậu những nhân viên ít nhất là làm tới chức trưởng phòng, hoặc tổ trưởng, có thể chỉ huy rất nhiều người dưới quyền của mình và đương nhiên với cương vị là một người lãnh đạo, bạn phải hiểu được nhu cầu được tôn trọng của họ.Sự kính trọng này được mọi người hiểu như là một dạng thừa nhận giữa các nhân viên cấp dưới nữa. Đôi khi, nhiều nhà lãnh đạo cũng vấp phải những sai lầm rất căn bản khi đi chỉ trích trưởng phòng truyền thông trước mặt nhân viên của họ. Điều này khiến cho họ bị tổn thưởng bởi tâm lý ‘Nhân viên sẽ không còn kính trọng mình nữa’
Tầng 5: Nhu cầu tự thể hiện bản thân
Được thể hiện bản thân chính là điều mà ai ai cũng mong muốn, ở mức độ này, bạn sẽ hiểu được rằng mỗi người nhân viên của bạn hiện tại cũng đang mong muốn được trở thành những trụ cột trong tập thể, được đóng góp nhiều hơn cho tập thể mà không cần quá chú trọng vào những chỉ dẫn và chiến lược của bạn nữa. Họ mong muốn được có một sân chơi của riêng họ, được thể hiện năng lực của họ cho mọi người thấy.Nắm bắt được nhu cầu này, bạn có thể biến doanh nghiệp hoặc tổ chức của mình trở thành một trong những cô máy in tiền mà không cần bản thân phải động tay động chân vào một giây một phút nào.
Áp dụng tháp nhu cầu vào quá trình trở thành một lãnh đạo
Như đã nói ở trên, tháp nhu cầu này có thể áp dụng được đối với bất cứ ai trong đó có cả bạn. Một người lãnh đạo không phải là sinh vật nào đó khác với loài người! Chúng ta vẫn phải ăn, phải uống và có những mưu cầu hạnh phúc rất đặc trưng.Chính vì vậy hãy tiến từng nấc trên tháp nhu cầu và tranh việc nhảy cóc quá nhiều bạn sẽ lâm vào tình trạng suy kiệt hoặc thất bại rất sớm.
Những lưu ý
Tuy rằng khi vẽ ra những tháp nhu cầu và giải thích cho các bạn hiểu về sự liên quan khi áp dụng tháp nhu cầu vào trong nghệ thuật lãnh đạo, thế những tôi cũng phải nói cho các độc giả hiểu rằng trong thực tế việc xây dựng nên được một đế chế để bạn áp dụng tháp nhu cầu này không phải lúc nào cũng có cơ hội trở thành sự thực.Đa phần các công ty hiện nay chỉ dừng lại khi xây dựng công ty của họ ở mức tầng 2 hoặc tầng 3. Những công ty đạt đến cấp độ của tầng 4 tầng 5 thì thực sự chỉ là một con số rất nhỏ. Tuy nhiên việc nắm được mô hình này cũng như hiểu về nó sẽ là một cách để biến những nhà lãnh đạo hiện nay, từ vũng lầy của lòng tin trở thành một người lãnh đạo anh minh, sáng suốt.
Nếu bạn chưa biết vì sao một người viết thư pháp như tôi lại viết về nhân sinh quan, hãy tìm hiểu thêm trong bài viết này
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.