Giản dị là gì? Đức tính hình thành nên lối sống cao đẹp của các vĩ nhân

Giản dị là gì

Nhiều người chắc hẳn đã từng tự hỏi “Tại sao các vĩ nhân nhiều người lại giải dị đến như thế?”. Điển hình nhất chính là Hồ Chí Minh, một người được biết đến với đức tính giản dị và là hình mẫu cho toàn thể lớp trẻ Việt Nam noi theo. Trong bài viết ngày hôm nay, tôi xin gửi tới các bạn trẻ một bài viết nói về điều này. Sự giản dị

Trước khi nói về giản dị, ta hãy nói về vĩ nhân

Ngày mồng năm tháng tư năm 1920 tại điện Cơ-rem-lin, công việc của Đại hội Đảng cộng sản Liên-xô lần thứ chín đã hoàn thành. Trước khi tuyên bố bế mạc, chủ tịch Đại hội báo tin đã nhận được một mảnh giấy do một nhóm đại biểu gửi lên chủ tịch đoàn yêu cầu dành phiên họp cuối cùng để chúc mừng Lê-nin.

Chỉ còn ít hôm nữa thôi, là đến ngày sinh nhật Lênin, nhiều người sắp phải ra về mà sau khi Đại hội bế mạc, để bắt tay vào việc thực hiện các nghị quyết của Đảng và không chắc đã có điều kiện được trực tiếp chào mừng vị lãnh tụ của cách mạng một việc mình rất tha thiết đã khiến cho nhiều người cảm thấy bứt rứt. Vì vậy mà họ đề nghị tổ chức kỷ niệm ngày sinh sơm hơn, ngay trong đại hội.
Khi chủ tịch Đại hội công bố đề nghị, cả hội trường đều vang lên tiếng hoan hô phấn khởi. Thế nhưng Lênin chỉ đứng lên và nói “Tốt hơn hết là chúng ta hát Quốc tế ca”!!!

(Quốc tế ca là một bài hát chung của những người cộng sản trên toàn thế giới)

Ba tuần sau, các cán bộ lãnh đạo ở Mát-xcơ –va và đại biểu của các công xưởng, nhà máy trong htành phố đã tổ chức họp mặt để kỷ niệm ngày sinh Lênin và dành thời giờ cho những ý kiến chúc tụng. Lênin lúc ấy đã thẳng thừng từ chối lời mời đến dự cuộc họp đó và không ngại nói rằng, không nên mất thì giờ về những chuyện không đâu như vậy.

Ba lần các đại biểu mời người đến, nhưng Lênin vẫn từ chối.

Giản dị là gì
Lênin sau đó đã tự bạch rằng những chuyện như việc làm cho ông cảm thấy nhức óc, cản trở công việc của mình.

Những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, những bậc tiền bối vĩ đại của Lênin đều là những người có đức tính giản dị.

Về sau

Năm 1891, nhân dịp sắp đến ngày sinh của Ăng ghen, một nhóm thuộc đoàn thể cộng sản của công nhân Đức ở Luân-Đôn quyết định sẽ tổ chức lễ chúc mừng sinh nahát. Tín đó đến tai Ăng-ghen, ông liền lập tức viết cho họ “Các Mác và tôi đều phản đối bất kỳ chuyện họp hành nào để chúc mừng cá nhân… đặc biệt chúng tôi không tán thành chuyện họp hành kỷ niệm cá nhân chúng tôi khi chúng tôi còn sống”.

Khi viết lá thư này, vị lãnh tụ đã 74 tuổi của giai cấp vô sản thế giới, người bạn gần gũi nhất của Các Mác, tác giả của nhiều tác phẩm khoa học thiên tài vẫn luôn cho rằng Các Mác mới là người thực sự cần phải nhớ đến.

Ăng ghen viết “Các Mác vĩ đại đến mức người ta không thể ganh tị, đã quá vĩ đại đối với những kẻ hám danh. Nhưng người lại ghét cay ghét đắng sự vĩ đại giả tạo, cái vinh quang hào nhoáng che đậy sự bất tài, tầm thường, chẳng khác gì Người căm ghét sự giả dối, man trá.

…Mác không bao giờ kiểu cách mà luôn tự nhiên. Chẳng khác gì trẻ thơ, Người không bao giờ giả tạo để che đậy điều gì.

Không giả tạo, kiểu cách, không lên mặt đạo đức mà trái lại luôn tự nhiên, giữ được đúng bản chất của mình trong cả việc lớn đến việc nhỏ, đó chính là cái giản dị mà chúng ta nói tới.

Khái niệm giản dị

Đại văn hào Lép-Tôn-Xtôi cũng nói: “Giản dị. Đó là phẩm chất mà tôi mong muốn hơn cả”. Và điều đó đã thể hiện trong suốt cuộc đời ông. Tính tự nhiên và thẳng thắn của đại văn hào đã làm cho tất cả những ai có dịp may mắn được tiếp xúc với ông đều hết sức kính trọng.

Giản dị là gì

Giản dị không phải là một đặc tính riêng của thiên tài, một dấu hiệu của sự vĩ đại cũng chẳng phải là một đặc điểm hiếm có nào đấy.

Chúng ta vẫn thường thấy có những người tuy ta mới gặp lần đầu mà như đã quen hết từ lâu, có thể cảm thông với họ, có thể hoàn toàn tin cậy ở họ như đối với những người bạn ahan.

Còn có một điều kỳ diệu nữa là đứng trước đức tính giản dị, người ta không thể lừa dối.

Lợi ích của sự giản dị

Một người giản dị thường truyền tính tự nhiên chân thật của mình sang cho những người khác và bạn bè xung quanh. Có lẽ chính vì thế mà người giản dị luôn luôn có nhiều bạn bè. Và cũng có lẽ vì vậy mà bên người đó, ta cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng “ngang hàng”, mà quên đi tất cả những sự khác nhau về địa vị, danh vọng…

Trong nhưng câu chuyện nói về chủ tịch Hồ Chí Minh, sự giản dị của người toát ra trong lời ăn tiếng nói, những lúc gặp đồng bào, người đều có một sự gần gũi đến lạ thường. Chẳng cần cảnh vệ theo sát, người tự tin đến với đồng bào, người cho rằng đồng bào có hàng vạn đôi tai, hàng vạn cặp mắt, đồng bào giúp mình nhiều thì thắng lợi nhiều, giúp hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn.

Những khái niệm xoay quanh giản dị

Lòng nhân đạo và tính không thích được đề cao, không muốn hưởng những đặc quyền đặc lợi mà người khác không có cũng là những phẩm chất vốn có của tất cả những vĩ nhân.

Đối với một con người không có lời khen nào đáng giá hơn sự thừa nhận của người khác đối với mình. Và cũng không có gì xúc phạm hơn là lời nhận xét ngược lại.

Hiểu rõ cách để trở nên giản dị

Nói cho đúng ra thì không phải ai cũng dễ dàng có được đức tính giản dị một cách tự nhiên. Một điều tưởng như chẳng thế nào đơn giản hơn là giữ đúng bản chất của mình, đừng có làm điệu, đừng làm ra vẻ mình là một nhân vật bí ẩn thế mà đó lại là một vấn đề khó khăn nhất.

Có người cho rằng những điều mà tôi nói ra hoặc kể ra ở phía trên thuộc về phạm trù tế nhị. Thế nhưng tế nhị là một phẩm chất cao quý của con người, nó nói lên trí tuệ phong phú và tình cảm mạnh mẽ và sâu sắc của một người, còn giản dị lại là cái cốt cách mà một người có được, hai thứ này hoàn toàn khác nhau.

Đối nghịch vời giản dị

Là tính kiểu cách và ngạo mạn. Những tính này khiến cho con người trở nên giả dối và ngạo mạn, điệu bộ của những người như thế thường thiếu tự nhiên và nếu có thể, nó cũng sẽ trở thành một cái tôi thứ hai mà người đó khó có thể bỏ được.

Đôi khi người ta lấy sự giản dị ra để che đậy sự thô lỗ, cộc cằn thế nhưng đối với gian điểm của bản thân tôi, người nào thực sự hiểu được giản dị là gì thì sẽ chẳng bao giờ thô lỗ, cộc cằn cho được.

Người giản dị sự tự họ hiểu được và tự mình tạo ra sự cởi mở, chân thành, khiêm tốn, căm ghét sự giả dối và giả tạo, tô vẽ không cần thiết.

Nếu bạn chưa biết vì sao một người viết thư pháp như tôi lại viết về nhân sinh quan, hãy tìm hiểu thêm trong bài viết này

Cốt cách thanh tân | Thư pháp Thanh Phong thủ bút



Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn