Nghệ thuật lãnh đạo giỏi: Nắm vững những công cụ tuyệt vời

Nghệ thuật lãnh đạo giỏi

Trong việc lãnh đạo một tập thể hoặc dẫn dắt mọi người đi đến thành công, chắc hẳn mỗi chúng ta đều mong muốn nhận được những lời tán dương, khen ngợi mình là một người lãnh đạo giỏi, một nhà chỉ huy xuất sắc.

Thế nhưng trong thực tế

Có khá nhiều người đã thất bại vì họ không nắm rõ được một yếu tố vô cùng quan trọng đối với một nhà lãnh đạo tài năng.
Đó chính là hiểu và nắm vững những công cụ quản trị

Về định nghĩa:

Công cụ lãnh đạo là tổng hợp những tri thức, kỹ năng và phương tiện mà người lãnh đạo sử dụng trong quá trình lãnh đạo. Có nhiều cách hiểu và thống kê các công cụ lãnh đạo khác nhau, tuy nhiên nhìn chung lại thì nghệ thuật lãnh đạo cần phải sử dụng tốt ba công cụ chủ yếu đó là:

1. Tầm nhìn

Tầm nhìn là sự hình dung của người lãnh đạo giỏi về những kết quả, những mục tiêu mà tổ chức sẽ đạt được trong tương lai, được khái quát hóa, hình ảnh hóa và hình tượng hóa.

Tầm nhìn, thực chất là sự đoán định, sự dự báo tương lai. Mặc dù tầm nhìn là những kết quả đạt được sau một khoảng thời gian dài, những những hìn ảnh mà tầm nhìn mang lại phải cụ thể, thuyết phục. Chỉ có như vậy mới truyền cảm hứng, khích lệ sự nỗ lực cho người khác đi theo.

Để hướng toàn bộ tổ chức theo đuổi một tầm nhìn, nhà lãnh đạo cũng cần chỉ ra những định hướng, những bước đi và những cách thức để đạt được tầm nhìn. Một tầm nhìn hiện thực là tầm nhìn không chỉ căn cứ vào mong muốn của người lãnh đạo mà con phản ánh được những khát vọng của nhân viên, có căn cứ khoa học.

Gợi ý bạn đọc thêm bài viết "Nghệ thuật lãnh đạo hiệu quả: Đưa ra những quyết định chính xác"

Như vậy, trách nhiệm của người lãnh đạo là nhìn thấy tương lai, soi sáng con đường đi tới tương lai và sau đó tìm kiếm sự ủng hộ, trợ giúp từ tất cả mọi người trong tập thể để đi đến mục tiêu cuối cùng. Một tầm nhìn được xem là có tính hiệu quả khi nó bao gồm được các đặc tính chủ yếu sau đây:

- Truyền cảm hứng: 

Những tuyên bố về tầm nhìn cần phải tác động tới các nhân viên trên cả phương diện trí óc lẫn cảm xúc. Một tầm nhìn là một tổng thể các ý tưởng mô tả trạng thái tương lai. Tầm nhìn phải mang đến cảm giác khát vọng, khích lệ sự tưởng tượng.

- Rõ ràng và sống động: 

Mọi người có thể nhìn thấy nó không? Nếu như bạn có thể hình dung ra trong đầu tầm nhìn, hoặc một bức tranh sống động về cái đích mà tầm nhìn hướng tới, bạn sẽ có thêm ý chí mạnh me, cảm hứng dồi dào vànhững cơ hội tốt hơn để đi đến đó.

- Thể hiện một tương lai tươi sáng: 

Những điều bạn muốn đạt được là gì? Khi có một sự thay đổi xuất hiện, tất nhiên mọi người sẽ tập trung vào những gì mà họ phải từ bỏ để phù hợp với hoàn cảnh mới. Nhưng các nhà lãnh đạo giỏi phải giúp cho nhân viên nhìn thấy những gì mà họ sẽ có, nếu đạt tới tầm nhìn đó. Các nhân viên sẽ luôn liên hệ tới tầm nhìn khi họ nhìn thấy những lợi ích mà họ sẽ có khi thực thi tầm nhìn chiến lược đó.

- Thấy rõ xu thế phát triển: 

Tầm nhìn tập trung vào tương lai. Nó thường không chỉ mô tả tương lai của một tổ chức mà còn mô tả tương lai của ngành, lĩnh vực hoặc cả đất nước. Vì vậy, tầm nhìn còn có thể chỉ ra xu thế phát triển chung của toàn xã hội. Như vậy, tầm nhìn, là một trong những yếu tố đầu tiên tạo nên nguồn cảm hứng và động lực cho tổ chức.

- Mang sứ mệnh và giá trị:

Cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất, tâm fnhìn là sự tích hợp những giá trị cốt lõi với tuyên ngôn sứ mệnh của nhà lãnh đạo và đưa ra một bản miêu tả rõ ràng những kết quả tốt đẹp nhất mà tổ chức có thể đạt được, mang lại ý nghĩa cao cả trong cuộc đời của mỗi người trong tập thể.

Tầm nhìn mô tả cái đích mà bạn muốn vươn tới. Các nhà lãnh đạo phải là những người biết rõ nhất con đường (sứ mệnh) mà họ đang đi và nó được thực hiện ở đâu (Tầm nhìn). Khi mà cả hai, sứ mệnh và tầm nhìn đều rõ ràng, các vấn đề diễn ra hàng ngày và các cơ hội cũng sẽ được nhìn thấy một cách dễ dàng và rõ nét hơn.

Nhiệm vụ thiết lập các mục tiêu và các vấn đề ưu tiên thực hiện, việc lên kế hoạch và thực thi sẽ được gắn kết với sứ mệnh của tổ chức và tương lai mà nó muốn vươn tới.

Muốn có tầm nhìn, người lãnh đạo phải nắm rõ lịch sử vấn đề, bối cảnh, những nhân tố tác động đến tổ chức, dự báo được những biến đổi và khuynh hướng tác động đến tổ chức, dự báo được những nhân tố khách quan, chủ quan đến tổ chức, đến quá trình đạt được mục tiêu của tầm nhìn trong một thời gian dài.

Sự thành bại của tổ chức phụ thuộc vào tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo. Bởi xã hội có nhiều biến chuyển, xu thế phát triển có nhiều mới mẻ, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược thực tế, vạch định rõ ràng mục tiêu và những khó khăn, thuận lợi trước mắt để đưa ra những kế hoạch phát triển tổ chức và công việc cho thật hiệu quả. Nếu không có khả năng phán đoán tương lai, sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn chiến lược phát triển lâu dài và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc bạn có trở thành một nhà lãnh đạo giỏi hay không.

Nghệ thuật lãnh đạo đầu tiên chính là việc biết đưa ra tầm nhìn!
Sự khác nhau giữa lãnh đạo và ông chủ

2. Truyền cảm hứng

Nghệ thuật của lãnh đạo giỏi thứ hai chính là việc người lãnh đạo biết khích lệ những cảm xúc tích cực, tinh thần hứng khởi của nhân viên về những ý tưởng, mục tiêu mà nhà lãnh đạo đưa ra, nhờ đó, nhân viên hăng hái, đam mê và cố gắng với nỗ lực cao nhất thực hiện các mục tiêu của tổ chức nhằm đạt được thành công.

Cách truyền cảm hứng chủ yếu bao gồm:

Truyền những khát vọng cao cả. 

Những khát vọng này chứa đựng những khát vọng cá nhân và tổ chức. Điều đó có nghĩa là khi thực hiện được tầm nhìn và định hướng của nhà lãnh đạo thì cũng đồng thời sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho người nhân viên trong tập thể.

Truyền cảm hứng là truyền  bá những giá trị. 

Những giá trị mà con người theo đuổi có thể là sản phẩm của nhân loại, của quốc giá hay của chính tổ chức. Thực hiện những mục tiêu mà nhà lãnh đạo mong muốn luôn là nền tảng văn hóa, đạo đức cho tổ chức và cho từng nhân viên. Một tổ chức gắn kết, chia sẻ những mục tiêu, lợi ích chung. Đó là điều làm nên sức mạnh của tập thể và là một trong những nhân tố đảm bảo thành công của tổ chức.

3. Tạo động lực

Vấn đề mà mỗi người lãnh đạo giỏi cần chú tâm trong thời gian này, chính là việc tạo động lực cho người lao động. Vì nghệ thuật tạo động lực không phải ai cũng có thể làm được, nó không chỉ là nhân tố tạo ra động cơ và thôi thúc người khác bỏ sức lực thích đáng trong công việc, thúc đẩy người lao động hoàn thành nhiệm vụ hoặc đạt năng suất và hiệu quả cao hơn.

Tạo động lực là một hoạt động của người lãnh đạo, quản lý, sử dụng hệ thống các chính sách, cách thức, biện phá, thủ thuật , tác động tới nhân viên nhằm làm cho họ trở nên có động lực làm việc.
Các nhà nghiên cứu khoa học lãnh đạo coi tạo động lực như nhóm lửa. Không biết tạo động lực thì cũng đồng nghĩa rằng bạn không thể lãnh đạo.

Động lực là tri kỷ của bất kỳ nhà lãnh đạo nào.

Có động lực thì tập thể sẽ vượt qua bất cứ trở ngại nào, động lực giúp người dưới quyền làm việc tốt hơn, hứng khởi hơn, họ được thúc đẩy, truyền cảm hứng để làm việc nhiều hơn, chất lượng hơn, với trách nhiệm cao hơn.

Trên đây là một số ý kiến của tôi về nghệ thuật lãnh đạo hiệu quả bởi việc nắm vững những công cụ chính yếu bao gồm tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên.

Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích thật nhiều cho quý vị độc giả trong việc nghiên cứu đưa ra được phong cách lãnh đạo phù hợp cho đơn vị của mình.

Thư pháp Thanh Phong thủ bút.

Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn