Hiện tại, với mục đích làm cho nhiều người biết và hiểu hơn về công việc lãnh đạo và những vấn đề mà một người lãnh đạo cần phải làm, tôi thành lập ra page này, nhằm giúp cho những người mới tiếp xúc với khái niệm này nắm được những phương pháp, cách thức để lãnh đạo và quản lý tập thể hiệu quả.
“Khóa học” này sẽ bao gồm:
- Nghệ thuật ra mắt khi mới nhậm chức
- Tạo ấn tượng trong công việc
- Các nguyên tắc vận hành quyền lực
Tiếp đó, để giới thiệu sơ quan về “khóa học” này, tôi phải nói rõ với mọi người rằng, ở Việt Nam hiện nay có thể sẽ có nhiều người đứng ra để tổ chức các khóa học về lãnh đạo, nhiều trường học cũng đưa khoa học lãnh đạo vào giảng dạy và phổ biến cho các học viên của mình.
Tuy nhiên vai trò của việc lãnh đạo hiện nay tại đất nước ta vẫn chỉ gói gọn trong từ “môn học”. Ở các nước phương tây, việc lãnh đạo hiện nay đã trở thành một cái nghề, mà chúng ta vẫn thường hay biết đến với cái tên “chính trị gia”.
Chính trị gia về cơ bản là những người làm chính trị, họ có thể vừa là nhà lãnh đạo, vừa là một ông chủ một quán ăn và không nhất thiết cứ lãnh đạo thì phải là chính trị gia. Để tôi nói rõ hơn với các bạn về điều này.
Trong cuộc sống, ở bất cứ đâu ta cũng thấy vai trò của người lãnh đạo xuất hiện ở đâu đó, từ lớp trưởng, giám đốc cho đến cao hơn, to hơn là bí thư, chủ tịch nước. Nhìn chung quy lại, thì ở những cấp độ thấp, chúng ta chỉ coi việc lãnh đạo như một cái khiếu, như một cái tài.
Nhưng càng lên cao thì khả năng và trình độ lãnh đạo lại càng phải được quan tâm, xem xét. Tôi xin phép không bàn đến vấn đề lãnh đạo ở Việt Nam là tốt hơn phương Tây hay bên Tây lông tốt hơn ta mà trong bài viết này, tôi muốn quý độc giả hiểu rõ hơn về lãnh đạo như một bộ môn nghệ thuật.
Mà đã là nghệ thuật thì nó phải có những giá trị thực tiễn, từ cơ bản cho đến nâng cao và chắc chắn rằng nghệ thuật lãnh đạo sẽ được thể hiện trong bài viết này một cách thật rõ nét để mỗi người trong chúng ta đều có thể nắm bắt, học tập và làm theo một cách dễ dàng.
Nhiều người nghĩ rằng tôi là ai, tôi có vị trí, vai trò gì trong xã hội và tôi đã làm được gì mà lại dám ngồi đây để viết những vấn đề vĩ mô như thế. Tôi cũng xin mạnh dạn trả lời luôn, thứ nhất là nhằm mục đích giải thích rõ cho những người chưa biết tới tôi.
Thứ hai, tôi muốn tất cả chúng ta chùng tham gia vào đề tài này một cách nhiệt tình, với tinh thần cầu thị và tích cực.
Trước khi giải thích cho vấn đề đã nêu ra, tôi xin phép kể cho các bạn nghe một câu chuyện này:
Chúng ta đều biết rằng trên thế giới hiện nay có rất nhiều người kinh doanh giàu có.
Lý do lớn nhất khiến họ đạt được những thành công như hiện nay chính là việc họ biết cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng cần, và họ có chiến lược, có mong muốn đóng góp các giá trị thiết thực cho cộng đồng để thu về những nguồn lợi về vật chất.
Mặc dù họ là người trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng để có được lý do tạo ra những thứ của cải vật chất ấy, một phần rất lớn dựa vào nhu cầu của người dùng.
Một mặt khác, đôi khi có những nhà phê bình văn học, phê bình hội họa mặc dù không thể vẽ được những tác phẩm văn học xuất sắc, nổi tiếng nhất nhì thế giới, cũng chẳng biết vẽ ra những bức tranh được nhiều người phải nể phục nhưng họ có con mắt tinh tường và khả năng cảm thụ nghệ thuật hơn những người khác, bởi vì thế mà họ cho ra những bài đánh giá chất lượng và tuyệt vời đến nỗi nó trở thành những tiêu chí để người ta nhìn vào mà xem xét chất lượng của một cuốn tiểu thuyết hay một bức tranh.
Tôi nói như vậy để giải thích cho việc tôi viết ra bài viết này, đó là mong muốn được trao đổi và chia sẻ những góc nhìn những kinh nghiệm mà tôi rút ra được từ thực tiễn, cũng như trong suốt quá trình tôi học tập tại trường học của mình. Và chắc chắn rồi, để dễ dàng hơn cho những người mới bắt đầu đọc bài viết này, tôi sẽ viết nó một cách dễ hiểu, dễ tiếp thu nhất.
Tôi mong rằng bài viết này sẽ nằm trong tâm trí quý độc giả nhiều hơn, lâu hơn trước khi nó bị tống vào một nơi nào đó.
Tất cả những vấn đề tôi nêu ra trong đây đều là những vấn đề rất mở, rất chân thực và gần gũi với chúng ta, điều này một phần là vì tôi muốn chính bản thân bạn khi đọc bài viết này cũng phải xem xét, đánh giá vấn đề và đưa ra những quan điểm cho riêng bạn, thứ đến là cho dù ủng hộ hay phản đối, tôi cũng rất mong sẽ được quý độc giả gửi về cho tôi những lời đóng góp chân thành nhất, sâu sắc nhất thông qua Blog của tôi.
Nếu bạn tinh ý thì chắc hẳn bạn sẽ nhận thấy, việc lãnh đạo không chỉ đơn giản là việc chúng ta lôi xềnh xệch người khác từ nơi này sang nơi khác, nếu làm như thế, rất có khả năng hai người sẽ đánh nhau hoặc nếu giả sử trong trường hợp bên B có rất nhiều người thì bạn có thể bị tẩn dập người vì cái tội ảo tưởng.
Vậy vấn đề ở đầu tiên và cũng là vấn đề quan trọng nhất của một người lãnh đạo chính là thuyết phục người khác tin tưởng đi theo mình.
Trước đây tôi đã từng đi lính nghĩa vụ, và sau khi thi đỗ vào học viện Chính trị CAND, tôi được các thầy cô giáo tin tưởng giao cho trọng trách trở thành Trung đội trưởng của lớp (giống như lớp trưởng ấy!). Và đương nhiên, những người cũng đi nghĩa vụ như tôi đa phần cũng được các thầy cô tin tưởng giao phó cho công việc nặng nề này.
Ban đầu tôi cứ nghĩ rằng việc giao cho tôi vị trí này thì nghiễm nhiên tôi là người lãnh đạo của cả lớp, và chẳng việc gì phải tìm cách để thuyết phục bố con thằng nào hết. Nhưng tôi đã nhầm, thật không may cho tôi là trong lớp cũng có rất nhiều kiểu người khác nhau với những tính cách khác nhau, về cơ bản thì có người yêu, có người ghét, và với thái độ hống hách ban đầu của tôi, số lượng ghét tôi lại nhiều hơn lượng người yêu thích.
Tại sao lại có hiện tượng này xảy ra? Rõ ràng rằng tôi đã được giao cho vị trí lãnh đạo và mọi người đều biết điều ấy, nhưng vấn đề là chẳng ai thực sự giúp đỡ tôi trong những công việc của Trung đội, của lớp hoặc nói toẹt ra là càng về sau, tôi lại thấy rằng có rất nhiều người bắt đầu có thái độ không phục tùng mệnh lệnh của tôi.
Nếu ép họ, hoặc dọa họ rằng “Tao sẽ báo cáo thầy giáo” thì khả năng nhiều họ sẽ lại càng ghét tôi hơn. Từ đây tôi mới hiểu ra rằng, để lãnh đạo một đội ngũ nào đó, thì vấn đề chẳng đơn giản như việc chỉ tay năm ngón, điều thằng này đi chặt củi, thằng kia đi săn hươu trong trò chơi “Đế chế” mà quan trọng hơn là làm thế nào để người ta sẵn sàng đi theo những việc mà mình mong muốn họ phải làm.
Giống như câu hỏi đầu tiên mà tôi đã nêu ra cho độc giả. “Mày là cái thá gì mà tao phải nghe theo chứ?”. Câu hỏi này đã thực sự khiến tôi phải suy nghĩ trong một thời gian rất dài, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới vị trí lãnh đạo lúc bấy giờ của tôi và nếu như tôi muốn tiếp tục được tìm hiểu kỹ hơn, tôi phải cố gắng tạo được niềm tin và uy tín trong lớp trước khi tháng 4 kết thúc (tháng chuẩn bị cho nhiệm kỳ tới).
Trong suốt một thời gian dài, tôi đã tự suy nghĩ xem làm thế nào để mọi người tin tưởng tôi, đi theo tôi và cuối cùng tôi rút ra một kết luận, rằng bản thân mình phải mang đến một ích lợi nào đó cho những người đang ngồi cùng tôi trên con thuyền lịch sử. Tôi phải có một mục tiêu rõ nét, một lợi ích lớn trong tương lai, một tầm nhìn bao quát và một bài diễn văn thật hùng hồn hoặc chí ít là những hành động đáng làm để mọi người trông vào mà nghĩ rằng “À! Đây chính là người lãnh đạo tốt nhất, người sẽ giúp ta học tập tốt hơn, rèn luyện tốt hơn, có nhiều lợi ích hơn bất cứ ai khác, chẳng ai có thể thay thế được vị trí của anh ấy cả”.
Nếu đặt bạn vào trong vị trí của tôi, bạn sẽ lựa chọn những điều gì để đưa vào bài diễn văn sắp tới?
Mục tiêu của bạn là………………………………………………………………..
Tầm nhìn của bạn là……………………………………………………………….
Sở trường của bạn là ………………………………………………………………
Sở đoản thì sao……………………………………………………………………..
Sau khi điền vào những chỗ trống trên đây, có lẽ bạn sẽ thấy vấn đề lãnh đạo ở đây có đôi chút giống giống với việc tìm hiểu bản thân đúng không?
Sự thật thì trước khi bạn muốn lãnh đạo một ai đó, bạn phải trở thành người lãnh đạo của chính mình đã. Vì nếu bạn không thể hiểu được mình đang muốn gì, mình sẽ làm được gì, điều gì mình sẽ giúp được cho mọi người, điều gì mình mạnh, điều gì mình yếu thì khả năng lớn bạn sẽ không thể chơi tốt được trò chơi ở cấp độ cao hơn, khi mà bạn phải tìm hiểu tới những vấn đề vĩ mô hơn như:
- Số lượng thành viên trong lớp
- Cơ cấu tổ chức của lớp
- Thông tin cơ bản của những người dưới quyền (tên, tuổi, ngày, tháng năm sinh, quê quán, sở trường, sở đoản, sở thích, sở ghét…)
Tại sao chúng ta lại cần phải tìm hiểu những điều đó? Vì ngay từ đầu mình đã nói với bạn rằng người lãnh đạo phải là người dẫn dắt tập thể đi từ điểm A tới điểm B, thế nhưng với một quãng đường đủ xa thì sẽ luôn luôn có những khó khăn, trở ngại chờ đợi tập thể của bạn ở phía trước. Quy luật của trò chơi là bạn phải
- Khiến mọi người tin tưởng đi theo bạn
- Phân bố người vào những vị trí thích hợp
- Tăng tình đoàn kết, gắn bó trong tập thể
- Thẳng tiến về đích
Và việc bạn tìm hiểu về những người “lính” dưới quyền mình chính là cơ sở để chúng ta phân bố người vào đúng vị trí thích hợp để vừa bảo vệ cho tập thể tránh khỏi những hiểm nguy và vưa mang lại những lợi ích tuyệt với cho nhóm.
Năm 2012, tôi được xem bộ phim “Chiến tranh hành tinh khỉ” và tôi rất ấn tượng với chú khỉ có tên Ceasar, một chú tinh tinh biến đổi gen có suy nghĩ thông minh hơn người đã tìm cách lãnh đạo một nhóm khỉ đấu tranh giải thoát, bảo vệ giống loài của mình.
Thông qua từng tập trong sê ri phim truyền hình ấy, tôi nhận thấy bản chất rất tuyệt vời của một người lãnh đạo hiện lên ở nhân vật Ceasar đó là việc nó biết phân công những con vật vào những vị trí vô cùng thích hợp để cả bày có thể sống xót và chống chọi lại những kẻ ác độc. Nó giao cho con khỉ thông minh nhất làm quân sư, giao cho con khỉ thiện chiến nhất làm người đi tiên phong, giao cho con khỉ khỏe nhất làm người bảo vệ…
Tất cả những chi tiết ấy, mặc dù rất nhỏ thôi nhưng tôi cũng cảm thấy rằng chúng đã thể hiện rất rõ nét công việc của một nhà lãnh đạo cần làm không chỉ trong phim ảnh mà còn ở trong cuộc sống hằng ngày.
Việc nó chia sẻ gói bánh thơm phức cho tất cả những con khỉ khác chính là một trong những bước đi đúng đắn để lấy lòng tất cả bày khỉ, chiếm lĩnh lòng tin của cả bày để rồi khi nó hành động, lũ khỉ khác cũng tự nguyện đi theo nó không kể hiểm nguy, vì chúng tin vào người thủ lĩnh mới có tài năng hơn người sẽ đưa chúng thoát khỏi khổ đau và tìm về với thế giới tự nhiên của chúng.
Tổng kết lại: Người lãnh đạo là người dẫn dắt mọt người đi từ điểm A tới điểm B, bằng cách thuyết phục người khác đi theo họ, tìm hiểu và đặt những con người vào những vị trí cụ thể, giữ được sự đoàn kết thống nhất để hoàn thành mục tiêu chung đã đề ra.
Vậy bên ngoài đời thật thì sao? Tổng thồng Vladimir Putin cũng nổi tiếng là một người có tài năng về lãnh đạo, những hình ảnh ông này biết lái xe tăng, biết cưỡi ngựa, biết ngoại giao, biết đưa ra những chỉ thị sắc bén, có những cử chỉ lịch thiệp với không chỉ động vật và cả với con người đã thực sự cho chúng ta thấy được hình ảnh của một vị lãnh đạo được điểm tô, trang hoàng lộng lẫy đến thế nào.
Vấn đề là sẽ chẳng có bất cứ điều gì diễn ra nếu như chính bản thân ông Putin là một người không có thực lực, và rõ ràng rằng đối với mỗi người, muốn trở thành lãnh đạo đều cần phải hội tụ được một vài những kỹ năng quan trọng và nhất thiết là cần phải có.
Quay trở lại với ví dụ về bản thân tôi, khi đang loay hoay tìm cách làm thế nào để mọi người tin tưởng mình bằng mục tiêu và tầm nhìn sắp tới, tôi nhận ra rằng tôi có khá nhiều năng khiếu trong vấn đề máy móc, soạn thảo văn bản, ca hát,…
Vậy là tôi quyết định lấy lòng mọi người thông qua việc này. Tôi hướng dẫn mọi người soạn thảo các văn bản và tham gia thật nhiều vào các phong trào của đoàn trường, trước hết để lấy được thiện cảm của mọi người, thế nhưng càng về sau tôi lại càng cảm thấy dường như mày đang còn thiêu thiếu cái gì đó. Dường như mọi người mặc dù đã yêu mến tôi hơn, nhưng đa phần đều chưa hiểu.
Họ không hiểu rằng tôi sẽ mang lại giá trị gì cho họ nếu như tôi chỉ biết giúp họ đánh máy tính hoặc hát cho mọi người nghe. Từ đó tôi hiểu rằng bản thân tôi đang thiếu một thế mạnh liên quan đến chuyên môn công việc.
Giả sử như bạn đặt mình vào vị trí của lãnh đạo nước Nga, giả sử như bạn là tổng thống của một đất nước thì bạn nghĩ rằng bản thân bạn sẽ cần phải có kỹ năng gì đây?
Đương nhiên đó là khả năng phân tích và đưa ra phương hướng giải quyết cho vấn đề một cách mau chóng và hiệu quả.
Đối với một người giám đốc, khả năng của ông ta chính là việc phải đưa ra những vấn đề liên quan đên sinh mệnh của công ty, như mua gì, bán gì, hợp tác với ai, cho ai hợp tác, vân vân và mây mây. Nhưng nói tóm lại, thông qua những gì tôi tìm hiểu được, thì người lãnh đạo, nhất thiết cần phải chú trọng tới:
Đó là còn chưa kể hai nhân vật này chỉ là hai viên tướng dưới quyền của Lưu Bị (trong Tam Quốc Diễn Nghĩa). Bên cạnh đó, hình ảnh của bản thân cũng là một yếu tố góp phần xây dựng nên niềm tin của cấp dưới với cấp trên và thu hút được thêm sự quan tâm, chú ý của người khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chiêu nạp nhân tài, hiền sĩ sau này.
Kiến thức chuyên ngành ở đây không chỉ có việc biết làm thế nào để thu thập thông tin, xử lý thông tin, đưa ra các quyết định một cách chính xác, mà nó còn nằm ở khả năng truyền đạt, khả năng điều hành, cách dùng người, cách đối ngoại, cách khen thưởng, cách phê bình người khác.
Và vấn đề này cũng là vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ ai muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn có thể giao cho người khác làm thay bạn những việc như đưa ra quyết sách, định ra các kế hoạch nhưng ngay cả như thế thì bạn vẫn phải có kiến thức trong việc lựa chọn ai là quân sư tốt nhất cho mình trong thời điểm nhậm chức.
Chẳng những riêng những người lãnh đạo bình thường, đối với mỗi người trong số chúng ta hiện nay, nếu như muốn làm tốt một điều gì đó, thì luôn phải chú ý quan tâm đến chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần, không cần phải quá nhiều hoặc thừa thãi, nhưng chỉ cần làm thế nào để cần bằng nó, khiến cho bản thân cảm thấy lúc nào cũng ở trong trạng thái tỉnh táo, minh mẫn sáng suốt để điều hành công việc chung, ấy chính là vấn đề sống còn của những người làm công việc thiên về trí óc.
Càng lên cao, bạn lại càng phải chú ý đến vấn đề này, vì đôi khi chỉ cần một sai lầm nhỏ trong việc đưa ra quyết sách sau này khi mà bạn đang trong cơn thiếu ngủ cũng có thể làm ảnh hưởng tới sinh mạng của biết bao nhiêu người dưới quyền.
Như vậy thông qua bài viết nhỏ này, tôi hy vọng rằng sẽ giúp được các bạn phần nào trong việc tìm hiểu và thành công hơn trong công việc lãnh đạo tập thể.
Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách để lại comment hoặc chia sẻ nó lên các trang mạng xã hội nhé.
Thư pháp Thanh Phong thủ bút
“Khóa học” này sẽ bao gồm:
- Nghệ thuật ra mắt khi mới nhậm chức
- Tạo ấn tượng trong công việc
- Các nguyên tắc vận hành quyền lực
Tiếp đó, để giới thiệu sơ quan về “khóa học” này, tôi phải nói rõ với mọi người rằng, ở Việt Nam hiện nay có thể sẽ có nhiều người đứng ra để tổ chức các khóa học về lãnh đạo, nhiều trường học cũng đưa khoa học lãnh đạo vào giảng dạy và phổ biến cho các học viên của mình.
Tuy nhiên vai trò của việc lãnh đạo hiện nay tại đất nước ta vẫn chỉ gói gọn trong từ “môn học”. Ở các nước phương tây, việc lãnh đạo hiện nay đã trở thành một cái nghề, mà chúng ta vẫn thường hay biết đến với cái tên “chính trị gia”.
Chính trị gia về cơ bản là những người làm chính trị, họ có thể vừa là nhà lãnh đạo, vừa là một ông chủ một quán ăn và không nhất thiết cứ lãnh đạo thì phải là chính trị gia. Để tôi nói rõ hơn với các bạn về điều này.
Trong cuộc sống, ở bất cứ đâu ta cũng thấy vai trò của người lãnh đạo xuất hiện ở đâu đó, từ lớp trưởng, giám đốc cho đến cao hơn, to hơn là bí thư, chủ tịch nước. Nhìn chung quy lại, thì ở những cấp độ thấp, chúng ta chỉ coi việc lãnh đạo như một cái khiếu, như một cái tài.
Nhưng càng lên cao thì khả năng và trình độ lãnh đạo lại càng phải được quan tâm, xem xét. Tôi xin phép không bàn đến vấn đề lãnh đạo ở Việt Nam là tốt hơn phương Tây hay bên Tây lông tốt hơn ta mà trong bài viết này, tôi muốn quý độc giả hiểu rõ hơn về lãnh đạo như một bộ môn nghệ thuật.
Mà đã là nghệ thuật thì nó phải có những giá trị thực tiễn, từ cơ bản cho đến nâng cao và chắc chắn rằng nghệ thuật lãnh đạo sẽ được thể hiện trong bài viết này một cách thật rõ nét để mỗi người trong chúng ta đều có thể nắm bắt, học tập và làm theo một cách dễ dàng.
Nhiều người nghĩ rằng tôi là ai, tôi có vị trí, vai trò gì trong xã hội và tôi đã làm được gì mà lại dám ngồi đây để viết những vấn đề vĩ mô như thế. Tôi cũng xin mạnh dạn trả lời luôn, thứ nhất là nhằm mục đích giải thích rõ cho những người chưa biết tới tôi.
Thứ hai, tôi muốn tất cả chúng ta chùng tham gia vào đề tài này một cách nhiệt tình, với tinh thần cầu thị và tích cực.
Trước khi giải thích cho vấn đề đã nêu ra, tôi xin phép kể cho các bạn nghe một câu chuyện này:
Chúng ta đều biết rằng trên thế giới hiện nay có rất nhiều người kinh doanh giàu có.
Lý do lớn nhất khiến họ đạt được những thành công như hiện nay chính là việc họ biết cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng cần, và họ có chiến lược, có mong muốn đóng góp các giá trị thiết thực cho cộng đồng để thu về những nguồn lợi về vật chất.
Mặc dù họ là người trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng để có được lý do tạo ra những thứ của cải vật chất ấy, một phần rất lớn dựa vào nhu cầu của người dùng.
Một mặt khác, đôi khi có những nhà phê bình văn học, phê bình hội họa mặc dù không thể vẽ được những tác phẩm văn học xuất sắc, nổi tiếng nhất nhì thế giới, cũng chẳng biết vẽ ra những bức tranh được nhiều người phải nể phục nhưng họ có con mắt tinh tường và khả năng cảm thụ nghệ thuật hơn những người khác, bởi vì thế mà họ cho ra những bài đánh giá chất lượng và tuyệt vời đến nỗi nó trở thành những tiêu chí để người ta nhìn vào mà xem xét chất lượng của một cuốn tiểu thuyết hay một bức tranh.
Tôi nói như vậy để giải thích cho việc tôi viết ra bài viết này, đó là mong muốn được trao đổi và chia sẻ những góc nhìn những kinh nghiệm mà tôi rút ra được từ thực tiễn, cũng như trong suốt quá trình tôi học tập tại trường học của mình. Và chắc chắn rồi, để dễ dàng hơn cho những người mới bắt đầu đọc bài viết này, tôi sẽ viết nó một cách dễ hiểu, dễ tiếp thu nhất.
Tôi mong rằng bài viết này sẽ nằm trong tâm trí quý độc giả nhiều hơn, lâu hơn trước khi nó bị tống vào một nơi nào đó.
Tất cả những vấn đề tôi nêu ra trong đây đều là những vấn đề rất mở, rất chân thực và gần gũi với chúng ta, điều này một phần là vì tôi muốn chính bản thân bạn khi đọc bài viết này cũng phải xem xét, đánh giá vấn đề và đưa ra những quan điểm cho riêng bạn, thứ đến là cho dù ủng hộ hay phản đối, tôi cũng rất mong sẽ được quý độc giả gửi về cho tôi những lời đóng góp chân thành nhất, sâu sắc nhất thông qua Blog của tôi.
Định nghĩa về một người lãnh đạo
Nói một cách khái quát thì chúng ta có thể hiểu người lãnh đạo là những người dẫn dắt chúng ta đi trên một con đường đã chọn. Vấn đề phức tạp ở đây là khi thằng A bảo với ông B rằng “Ê, hãy đi theo tao” thì chắc chắn trong đầu ông B sẽ hiện lên những câu hỏi kiểu như “Việc quái gì phải làm theo mày? Mày tuổi gì mà tao phải theo? Lý do gì tao phải theo mày?”.Nếu bạn tinh ý thì chắc hẳn bạn sẽ nhận thấy, việc lãnh đạo không chỉ đơn giản là việc chúng ta lôi xềnh xệch người khác từ nơi này sang nơi khác, nếu làm như thế, rất có khả năng hai người sẽ đánh nhau hoặc nếu giả sử trong trường hợp bên B có rất nhiều người thì bạn có thể bị tẩn dập người vì cái tội ảo tưởng.
Vậy vấn đề ở đầu tiên và cũng là vấn đề quan trọng nhất của một người lãnh đạo chính là thuyết phục người khác tin tưởng đi theo mình.
Trước đây tôi đã từng đi lính nghĩa vụ, và sau khi thi đỗ vào học viện Chính trị CAND, tôi được các thầy cô giáo tin tưởng giao cho trọng trách trở thành Trung đội trưởng của lớp (giống như lớp trưởng ấy!). Và đương nhiên, những người cũng đi nghĩa vụ như tôi đa phần cũng được các thầy cô tin tưởng giao phó cho công việc nặng nề này.
Ban đầu tôi cứ nghĩ rằng việc giao cho tôi vị trí này thì nghiễm nhiên tôi là người lãnh đạo của cả lớp, và chẳng việc gì phải tìm cách để thuyết phục bố con thằng nào hết. Nhưng tôi đã nhầm, thật không may cho tôi là trong lớp cũng có rất nhiều kiểu người khác nhau với những tính cách khác nhau, về cơ bản thì có người yêu, có người ghét, và với thái độ hống hách ban đầu của tôi, số lượng ghét tôi lại nhiều hơn lượng người yêu thích.
Tại sao lại có hiện tượng này xảy ra? Rõ ràng rằng tôi đã được giao cho vị trí lãnh đạo và mọi người đều biết điều ấy, nhưng vấn đề là chẳng ai thực sự giúp đỡ tôi trong những công việc của Trung đội, của lớp hoặc nói toẹt ra là càng về sau, tôi lại thấy rằng có rất nhiều người bắt đầu có thái độ không phục tùng mệnh lệnh của tôi.
Nếu ép họ, hoặc dọa họ rằng “Tao sẽ báo cáo thầy giáo” thì khả năng nhiều họ sẽ lại càng ghét tôi hơn. Từ đây tôi mới hiểu ra rằng, để lãnh đạo một đội ngũ nào đó, thì vấn đề chẳng đơn giản như việc chỉ tay năm ngón, điều thằng này đi chặt củi, thằng kia đi săn hươu trong trò chơi “Đế chế” mà quan trọng hơn là làm thế nào để người ta sẵn sàng đi theo những việc mà mình mong muốn họ phải làm.
Giống như câu hỏi đầu tiên mà tôi đã nêu ra cho độc giả. “Mày là cái thá gì mà tao phải nghe theo chứ?”. Câu hỏi này đã thực sự khiến tôi phải suy nghĩ trong một thời gian rất dài, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới vị trí lãnh đạo lúc bấy giờ của tôi và nếu như tôi muốn tiếp tục được tìm hiểu kỹ hơn, tôi phải cố gắng tạo được niềm tin và uy tín trong lớp trước khi tháng 4 kết thúc (tháng chuẩn bị cho nhiệm kỳ tới).
Trong suốt một thời gian dài, tôi đã tự suy nghĩ xem làm thế nào để mọi người tin tưởng tôi, đi theo tôi và cuối cùng tôi rút ra một kết luận, rằng bản thân mình phải mang đến một ích lợi nào đó cho những người đang ngồi cùng tôi trên con thuyền lịch sử. Tôi phải có một mục tiêu rõ nét, một lợi ích lớn trong tương lai, một tầm nhìn bao quát và một bài diễn văn thật hùng hồn hoặc chí ít là những hành động đáng làm để mọi người trông vào mà nghĩ rằng “À! Đây chính là người lãnh đạo tốt nhất, người sẽ giúp ta học tập tốt hơn, rèn luyện tốt hơn, có nhiều lợi ích hơn bất cứ ai khác, chẳng ai có thể thay thế được vị trí của anh ấy cả”.
Nếu đặt bạn vào trong vị trí của tôi, bạn sẽ lựa chọn những điều gì để đưa vào bài diễn văn sắp tới?
Mục tiêu của bạn là………………………………………………………………..
Tầm nhìn của bạn là……………………………………………………………….
Sở trường của bạn là ………………………………………………………………
Sở đoản thì sao……………………………………………………………………..
Sau khi điền vào những chỗ trống trên đây, có lẽ bạn sẽ thấy vấn đề lãnh đạo ở đây có đôi chút giống giống với việc tìm hiểu bản thân đúng không?
Sự thật thì trước khi bạn muốn lãnh đạo một ai đó, bạn phải trở thành người lãnh đạo của chính mình đã. Vì nếu bạn không thể hiểu được mình đang muốn gì, mình sẽ làm được gì, điều gì mình sẽ giúp được cho mọi người, điều gì mình mạnh, điều gì mình yếu thì khả năng lớn bạn sẽ không thể chơi tốt được trò chơi ở cấp độ cao hơn, khi mà bạn phải tìm hiểu tới những vấn đề vĩ mô hơn như:
- Số lượng thành viên trong lớp
- Cơ cấu tổ chức của lớp
- Thông tin cơ bản của những người dưới quyền (tên, tuổi, ngày, tháng năm sinh, quê quán, sở trường, sở đoản, sở thích, sở ghét…)
Tại sao chúng ta lại cần phải tìm hiểu những điều đó? Vì ngay từ đầu mình đã nói với bạn rằng người lãnh đạo phải là người dẫn dắt tập thể đi từ điểm A tới điểm B, thế nhưng với một quãng đường đủ xa thì sẽ luôn luôn có những khó khăn, trở ngại chờ đợi tập thể của bạn ở phía trước. Quy luật của trò chơi là bạn phải
- Khiến mọi người tin tưởng đi theo bạn
- Phân bố người vào những vị trí thích hợp
- Tăng tình đoàn kết, gắn bó trong tập thể
- Thẳng tiến về đích
Và việc bạn tìm hiểu về những người “lính” dưới quyền mình chính là cơ sở để chúng ta phân bố người vào đúng vị trí thích hợp để vừa bảo vệ cho tập thể tránh khỏi những hiểm nguy và vưa mang lại những lợi ích tuyệt với cho nhóm.
Năm 2012, tôi được xem bộ phim “Chiến tranh hành tinh khỉ” và tôi rất ấn tượng với chú khỉ có tên Ceasar, một chú tinh tinh biến đổi gen có suy nghĩ thông minh hơn người đã tìm cách lãnh đạo một nhóm khỉ đấu tranh giải thoát, bảo vệ giống loài của mình.
Thông qua từng tập trong sê ri phim truyền hình ấy, tôi nhận thấy bản chất rất tuyệt vời của một người lãnh đạo hiện lên ở nhân vật Ceasar đó là việc nó biết phân công những con vật vào những vị trí vô cùng thích hợp để cả bày có thể sống xót và chống chọi lại những kẻ ác độc. Nó giao cho con khỉ thông minh nhất làm quân sư, giao cho con khỉ thiện chiến nhất làm người đi tiên phong, giao cho con khỉ khỏe nhất làm người bảo vệ…
Tất cả những chi tiết ấy, mặc dù rất nhỏ thôi nhưng tôi cũng cảm thấy rằng chúng đã thể hiện rất rõ nét công việc của một nhà lãnh đạo cần làm không chỉ trong phim ảnh mà còn ở trong cuộc sống hằng ngày.
Việc nó chia sẻ gói bánh thơm phức cho tất cả những con khỉ khác chính là một trong những bước đi đúng đắn để lấy lòng tất cả bày khỉ, chiếm lĩnh lòng tin của cả bày để rồi khi nó hành động, lũ khỉ khác cũng tự nguyện đi theo nó không kể hiểm nguy, vì chúng tin vào người thủ lĩnh mới có tài năng hơn người sẽ đưa chúng thoát khỏi khổ đau và tìm về với thế giới tự nhiên của chúng.
Tổng kết lại: Người lãnh đạo là người dẫn dắt mọt người đi từ điểm A tới điểm B, bằng cách thuyết phục người khác đi theo họ, tìm hiểu và đặt những con người vào những vị trí cụ thể, giữ được sự đoàn kết thống nhất để hoàn thành mục tiêu chung đã đề ra.
Những vấn đề cần lưu ý đối với một người lãnh đạo trong tập thể
Chẳng phải nói đâu xa, cứ lấy luôn hình ảnh con khỉ đầu đàn Ceasar trong bộ phim đại chiến hành tinh khỉ ta sẽ thấy, những nhân vật lãnh đạo trong phim ảnh thường nổi lên với một vóc dáng phi thường, không phi thường ở kích cỡ khối cơ thì cũng phi thường bởi trí thông minh siêu việt (mà xu thế hiện nay thiên nhiều về trí tuệ hơn cơ bắp).Vậy bên ngoài đời thật thì sao? Tổng thồng Vladimir Putin cũng nổi tiếng là một người có tài năng về lãnh đạo, những hình ảnh ông này biết lái xe tăng, biết cưỡi ngựa, biết ngoại giao, biết đưa ra những chỉ thị sắc bén, có những cử chỉ lịch thiệp với không chỉ động vật và cả với con người đã thực sự cho chúng ta thấy được hình ảnh của một vị lãnh đạo được điểm tô, trang hoàng lộng lẫy đến thế nào.
Vấn đề là sẽ chẳng có bất cứ điều gì diễn ra nếu như chính bản thân ông Putin là một người không có thực lực, và rõ ràng rằng đối với mỗi người, muốn trở thành lãnh đạo đều cần phải hội tụ được một vài những kỹ năng quan trọng và nhất thiết là cần phải có.
Quay trở lại với ví dụ về bản thân tôi, khi đang loay hoay tìm cách làm thế nào để mọi người tin tưởng mình bằng mục tiêu và tầm nhìn sắp tới, tôi nhận ra rằng tôi có khá nhiều năng khiếu trong vấn đề máy móc, soạn thảo văn bản, ca hát,…
Vậy là tôi quyết định lấy lòng mọi người thông qua việc này. Tôi hướng dẫn mọi người soạn thảo các văn bản và tham gia thật nhiều vào các phong trào của đoàn trường, trước hết để lấy được thiện cảm của mọi người, thế nhưng càng về sau tôi lại càng cảm thấy dường như mày đang còn thiêu thiếu cái gì đó. Dường như mọi người mặc dù đã yêu mến tôi hơn, nhưng đa phần đều chưa hiểu.
Họ không hiểu rằng tôi sẽ mang lại giá trị gì cho họ nếu như tôi chỉ biết giúp họ đánh máy tính hoặc hát cho mọi người nghe. Từ đó tôi hiểu rằng bản thân tôi đang thiếu một thế mạnh liên quan đến chuyên môn công việc.
Giả sử như bạn đặt mình vào vị trí của lãnh đạo nước Nga, giả sử như bạn là tổng thống của một đất nước thì bạn nghĩ rằng bản thân bạn sẽ cần phải có kỹ năng gì đây?
Đương nhiên đó là khả năng phân tích và đưa ra phương hướng giải quyết cho vấn đề một cách mau chóng và hiệu quả.
Đối với một người giám đốc, khả năng của ông ta chính là việc phải đưa ra những vấn đề liên quan đên sinh mệnh của công ty, như mua gì, bán gì, hợp tác với ai, cho ai hợp tác, vân vân và mây mây. Nhưng nói tóm lại, thông qua những gì tôi tìm hiểu được, thì người lãnh đạo, nhất thiết cần phải chú trọng tới:
1. Quảng bá hình ảnh bản thân
Liệu có ai tin được bạn sẽ là một nhà lãnh đạo giỏi nếu như suốt ngày chỉ chú tâm vào điện tử, vào rượu chè, cờ bạc và gái gú? Tất nhiên là mấy cái đó cũng được thôi nhưng trong điều kiện bạn phải giống như Ngọa Long, Phượng Sồ, chỉ cần một thời gian ngắn là có thể giải quyết được tất cả những vấn đề của tổ chức. Mà nói thẳng ra thì đến cả những người như Ngọa Long, Phượng Sồ hay các bậc vĩ nhân thời xưa cũng chẳng thể nào trở thành một người lãnh đạo tài giỏi nếu như không biết giữ hình tượng cho bản thân họ.Đó là còn chưa kể hai nhân vật này chỉ là hai viên tướng dưới quyền của Lưu Bị (trong Tam Quốc Diễn Nghĩa). Bên cạnh đó, hình ảnh của bản thân cũng là một yếu tố góp phần xây dựng nên niềm tin của cấp dưới với cấp trên và thu hút được thêm sự quan tâm, chú ý của người khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chiêu nạp nhân tài, hiền sĩ sau này.
2. Kiến thức chuyên ngành:
Nếu như ông làm chủ tịch nước mà ông chẳng biết đất nước có bao nhiêu tỉnh thành, các vấn đề đang nổi cộm trong xã hội, không biết mình có bao nhiêu cán bộ, bao nhiêu người làm được việc, bao nhiêu người không làm được việc hay đơn giản như chẳng hiểu được cách làm thế nào để giúp đỡ cho những đồng bào nghèo ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa thì chắc chắn cho dù ông có là con ông cháu cha, hay thậm chí là con giời đi chăng nữa, thì việc giao vào tay ông những chức vụ lãnh đạo như chủ tịch nước cũng sẽ chỉ giống như việc giao vào tay đứa trẻ một khẩu súng đã lên nòng. Nó có thể bắn chết bất cứ ai kể cả chính bản thân nó.Kiến thức chuyên ngành ở đây không chỉ có việc biết làm thế nào để thu thập thông tin, xử lý thông tin, đưa ra các quyết định một cách chính xác, mà nó còn nằm ở khả năng truyền đạt, khả năng điều hành, cách dùng người, cách đối ngoại, cách khen thưởng, cách phê bình người khác.
Và vấn đề này cũng là vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ ai muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn có thể giao cho người khác làm thay bạn những việc như đưa ra quyết sách, định ra các kế hoạch nhưng ngay cả như thế thì bạn vẫn phải có kiến thức trong việc lựa chọn ai là quân sư tốt nhất cho mình trong thời điểm nhậm chức.
3. Làm chủ con người
Một tấm gương lớn nhất về vấn đề này mà chúng ta có thể học tập chính là chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Người biết rằng việc hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe, Người đã chủ động tìm cách để cai dần thói quen hút thuốc, tăng cường các hoạt động thể dục thể thao hàng ngày.Chẳng những riêng những người lãnh đạo bình thường, đối với mỗi người trong số chúng ta hiện nay, nếu như muốn làm tốt một điều gì đó, thì luôn phải chú ý quan tâm đến chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần, không cần phải quá nhiều hoặc thừa thãi, nhưng chỉ cần làm thế nào để cần bằng nó, khiến cho bản thân cảm thấy lúc nào cũng ở trong trạng thái tỉnh táo, minh mẫn sáng suốt để điều hành công việc chung, ấy chính là vấn đề sống còn của những người làm công việc thiên về trí óc.
Càng lên cao, bạn lại càng phải chú ý đến vấn đề này, vì đôi khi chỉ cần một sai lầm nhỏ trong việc đưa ra quyết sách sau này khi mà bạn đang trong cơn thiếu ngủ cũng có thể làm ảnh hưởng tới sinh mạng của biết bao nhiêu người dưới quyền.
4. Những mối lo khác
Đó là chuyện vợ con, chuyện nhà cửa, chuyện thông gia, vân vân và mây mây những vấn đề nổi lên xung quanh chúng ta khi mà chúng ta muốn trở thành một người lãnh đạo tốt, chúng ta cần phải chú ý đến việc làm thế nào để cân bằng và ít bị ảnh hưởng bởi những mối lo tào lao trong cuộc sống, nếu như dồn được toàn tâm toàn ý vào một công việc nào đó, chắc chắn đó sẽ là yếu tố hoàn hảo để bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Như vậy thông qua bài viết nhỏ này, tôi hy vọng rằng sẽ giúp được các bạn phần nào trong việc tìm hiểu và thành công hơn trong công việc lãnh đạo tập thể.
Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách để lại comment hoặc chia sẻ nó lên các trang mạng xã hội nhé.
Thư pháp Thanh Phong thủ bút