Điều gì tạo nên những người học giả uyên thâm

Điều gì tạo nên những người học giả uyên thâm

C.Mác là một người nổi tiếng với một trong số những lời xác nhận là có thể đọc thông viết thạo hàng chục thứ tiếng. Không Minh – Gia Cát Lượng là người được xem là bậc đại uyên thâm, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý,… Những ví dụ nêu trên có thể là quá nhỏ bé trong số những con người vĩ đại với học vấn uyên thâm mà thế giới có thể nêu ra được. Và rất nhiều người cũng ít nhất từng tự hỏi rằng “Làm thế nào để trở nên như vậy?” hoặc “Làm thế nào để có thể trở nên một người thông minh tuyệt đỉnh đây?” Hay “Phương pháp nào để có thể làm một con người trở nên thông minh hơn người như thế?”

Trong một vài câu chuyện một một số người, tôi có nghe thấy rằng, con người chỉ sử dụng được 10% khả năng của não bộ. Vậy làm thế nào để có thể sử dụng được 100% khả năng của bộ não con người?

(Gợi ý bài viết liên quan mà bạn có thể đọc thêm có tên "Ham học hỏi là gì" bằng cách nhấp vào đường dẫn sau đây)

Ngày xưa người ta có thể nhìn sao mà đoán trước được thời tiết, nhìn nét mặt mà đoán được tính cách con người. Vậy để giải thích cho những việc ấy thì ta sẽ làm thế nào?

Mọi thứ đều luôn vận động và chúng có những mối liên hệ phổ biến, học thức cũng vậy, chắc chắn sẽ phải có một chút manh mối nào đó để trả lời cho những câu hỏi đặt ra ở đầu bài và tôi quyết định viết bài này, để làm sáng tỏ những điều ấy

- Học cách hiểu:

Những đứa trẻ tiến bộ nhanh nhất là những đứa bé luôn đặt ra câu hỏi cho bố mẹ mình, có những đứa trẻ muốn hiểu được cặn kẽ nguồn gốc của mọi vấn đề, nó hỏi bố mình rằng “Bố ơi đây là cái gì?”, rồi từ việc giải thích đó là cây kem, ông bố tiếp tục sẽ giải thích cho nó rằng cây kem đó được làm như thế nào, làm từ đâu, ai làm nó, những người đó là gì, làm thế nào để trở thành người bán kém, điều gì để bán kem hiệu quả, vân vân và vân vân, cứ như thế mọi vấn đề được mở rộng ra mãi đến khi mà ông bố không thể chịu đựng được nữa mà la lên rằng “Con đừng hỏi nữa, hỏi nhiều quá!”

- Học cách nhớ

Lớn hơn một chút, chúng ta được học số đếm, rồi bảng cửu chương, và chẳng có gì hơn ngoài công việc suốt ngày ngồi lẩm bẩm học thuộc bảng chữ cái, rồi lại đến bảng cửu chương, cứ thế và cứ thế chúng ta sử dụng những công thức, các phép tính để giải những bài toán mà mình tiếp xúc. 
Nhớ thế nào cho tốt, nhớ thế nào cho nhanh? Tôi nhớ một điều vì lí do gì, đa phần người ta sử dụng những phương pháp lặp đi lặp lại để nhớ một điều gì đó cần nhớ, đó là phương pháp truyền thống, thủ công, đôi khi đó cũng làm nên tư duy lối mòn, học vẹt, trong thời gian gần đây tôi đọc được những cuốn sách nói về trí nhớ của Tony Buzan và phương pháp ghí nhớ của Adam Khoo, tôi nhận thấy những phương pháp mới này cũng khá hiệu quả, bằng việc móc nối các sự vật, các con số, vân vân, khả năng ghi nhớ của tôi cũng tăng lên đáng kể.

- Học cách nghĩ

Khi chúng ta nhớ được những gì cần thiết rồi thì khi đó chúng ta lại học cách làm thế nào để suy nghĩ một cách đúng đắn và giải quyết công việc một cách trôi chảy, mặc dù có nhiều con đường để đi đến cái đích cuối cùng nhưng việc chúng ta suy nghĩ là cách chúng ta tìm kiếm và lựa chọn cho mình con đường nào là ngắn nhất, tốt nhất, ít nguy hiểm nhất. Chúng ta đánh giá, phân tích để có được những lựa chọn tốt nhất cho cá nhân mình.

- Học cách làm: 

Thực ra thì đây là phần tôi thêm vào, nếu như bạn có học giỏi cỡ nào đi chăng nữa, nhưng không áp dụng những kiến thức ấy vào cuộc sống hàng ngày, thì bạn cũng chỉ giống như một cái rương chứa sách mà thôi, biến những điều học được thành những công việc cụ thể, với những kết quả cụ thể mới chính là mục tiêu mà chúng ta đặt ra trong quá trình học tập, học tập là để chúng ta phục vụ cuộc sống này tốt hơn, chính vì vậy mà hãy học và hãy áp dụng nó vào công việc hàng ngày của mình, đừng để những tri thức và những phép tính chỉ mãi nằm trên những trang giấy hãy biến chúng thành chiếc bóng đèn, thành tàu hỏa, phi thuyền, thành những điều tuyệt vời mà con người chưa từng biết đến.

Thư pháp Thanh Phong | Viết thư pháp
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn