Bảo vệ nhóm làm việc của mình

Bảo vệ nhóm làm việc của mình

Có vẻ đây là một điều khá lạ lẫm đối với nhiều người, nhưng trong quá trình lãnh đạo tập thể của mình, tôi nhận thấy điều này như một quy luật tất yếu và là một tố chất cần có của một người lãnh đạo giỏi.

Tại sao lại cần phải bảo vệ nhóm

Những nhóm làm việc thành công đều khẳng định rằng họ có một người lãnh đạo giỏi và biết cách mang lại những lợi ích cho mọi người, họ là những trọng tài phân xử giữa các cuộc cãi vã, là những người đứng mũi chịu xào khi cả nhóm mắc phải sai phạm trong công việc và chính vì vậy kỹ năng bảo vệ nhóm là kỹ năng cực kỳ quan trọng trong tập thể.

Ở một số cơ quan nhà nước, hoặc trong quân đội người ta cũng sử dụng thuật ngữ với ý nghĩa là bảo vệ nhóm nhưng họ gọi nó là “bảo vệ nội bộ”. 

Về cơ bản thì hai khái niệm này không khác nhau là mấy nhưng xét về ý nghĩa, thì bảo vệ nội bộ có một cái gì đó chi tiết hơn, tôi cũng phải công nhận điều này. 

Vậy bảo vệ nhóm thì làm những gì?

Đó là công việc mà mỗi nhà lãnh đạo tốt cần phải có, giả sử như trong những cuộc họp, mọi người đổ lỗi cho bạn là người làm việc thiếu năng động và sáng tạo thì sếp của bạn lên tiếng bênh vực bạn vì những công việc mà sếp bất ngờ giao cho bạn khiến bạn không có thời gian đảm nhiệm tốt nhiệm vụ của mình. Đó là một trong số những ví dụ điển hình của vấn đề bảo vệ nhóm. 

Trong tổ chức, mỗi thành viên đều phải có tinh thần “bảo vệ nội bộ” vì chỉ có như vậy mới có thể thắt chặt tinh thần đoàn kết của nhau khi làm việc. Bảo vệ ở đây không phải là bênh vực một cách mù quáng, bênh vực theo tình cảm và cảm tính, mà thực chất, việc bảo vệ ở đây là thái độ mạnh mẽ, dám nói lên sự thật của những người tham gia trong cuộc.

Bảo vệ nhóm có phải là một kỹ năng?

Về cơ bản thì tôi xem đó giống như một khả năng thì đúng hơn, nhưng nếu xét về kỹ năng thì cũng đúng, vì bạn sẽ phải quan tâm hơn đến mọi người, hiểu được mọi người và biết họ muốn gì, cần gì, bạn cũng cần phải là người có đầu óc đánh giá, phân tích tình hình một cách tổng quan để đưa ra những kết luận sắc đáng.

Bản chất của bảo vệ nhóm không hẳn là chỉ có lao ra che chở cho những người nhân viên của bạn, mà tùy vào từng trường hợp, bạn để cho nhân viên đối mặt với những vấn đề mà bạn cho rằng họ có thể xử lý được để họ có thể tự rèn luyện mình trước những thử thách, khó khăn sau này, đó chính là cách bảo vệ nhóm về lâu về dài. 

Xét chung lại thì đây vẫn là một khái niệm mới mà nếu có cơ hội, chúng ta sẽ bàn thêm về điều này trong những bài viết tiếp theo. 


Thư pháp Thanh Phong | Viết thư pháp
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn