Nhân viên tốt là người như thế nào?

Nhân viên tốt là người như thế nào

Trong quá trình xây dựng đội ngũ làm việc hiệu quả, tôi nhận thấy rằng việc lựa chọn những nhân viên tốt là yếu tố đảm bảo hàng đầu cho thành công trong công việc, trong bài viết này, tôi xin chia sẻ với bạn những nhận định của mình về một người nhân viên tốt và phương pháp rèn luyện, giáo dục đội ngũ làm việc một cách hiệu quả. 

Trước hết người nhân viên tốt phải là người hiểu được vị trí, vai trò của mình trong công ty, anh ta biết được công ty đang muốn gì, bạn đang hy vọng điều gì từ anh ấy và hơn hết, bạn có thể sẽ thấy anh ấy là những người giống như trong mô tả dưới đây:

Luôn luôn là người tích cực

Những nhân viên tích cực sẽ luôn nhìn nhận và trả lời các vấn đề mà bạn đưa ra một cách tích cực, họ không đổ lỗi cho những yếu tố khách quan khi công ty của bạn gặp vấn đề hoặc nhiệm vụ không được hoàn thành một cách chu đáo. Đó hẳn là những người đầu tiên sở hữu một cái TÂM trong sáng. 
Những con người suy nghĩ tích cực trong mọi trường hợp thường rất hiếm vì vậy cũng đừng quá lo lắng khi ban đầu bạn chưa có những nhân viên như vậy, thay vào đó, chính bản thân bạn hãy trở nên tích cực, vì thái độ tác động đến hành vi sẽ có tính lây lan rất nhanh và nếu như bạn có thể luôn tích cực trong công việc, thì đó cũng là yếu tố giúp cho nhân viên của bạn cảm thấy được điều tương tự và bắt chước theo tấm gương mà họ thấy.

Có năng khiếu trong một lĩnh vực nào đó

Nhân viên mới vào công ty cần ít nhất thành thạo một công việc nào đó, chắc chắn là chúng ta không bao giờ tuyển dụng những con người không có kỹ năng, thường thì mọi người đánh giá những kỹ năng ấy qua trình độ học vấn, nhưng tôi thì đánh giá nó theo kỹ năng làm việc, càng nhiều những bằng chứng chứng tỏ người đó từng thành công trong những tổ chức tốt sẽ càng chứng tỏ rằng người đó là người có tài. Vậy đối với những người mới bước chân vào nghê thì làm cách nào để biết được họ có tài hay không?

Bạn hãy bàn với người ứng tuyển một phương án làm việc thử thách với thời gian thử thách cho công việc từ 6 tháng đến 12 tháng, trong quá trình ấy, bạn có quyền cắt đứt hợp đồng bất cứ lúc nào, và nếu như nhân viên đó không có tài thì đó là cách để bạn loại bỏ những con người kém cỏi ra khỏi đội ngũ làm việc của mình.

Cách để rèn luyện đội ngũ của mình

Dưới đây là một số cách thức mà tôi sưu tầm về các phương pháp rèn luyện đội ngũ làm việc mà tôi biết: 

- Tổ chức lớp giảng dạy: Bạn có thể tìm đến một người có kinh nghiệm làm việc tốt hơn, nhờ họ giáo dục cho nhân viên của mình, đây gọi là sự chuyển giao công nghệ. Đôi khi chi phí để làm việc này là khá lớn và thường thì những nhà lãnh đạo sẽ sợ rằng khi người nhân viên học được những bí quyết, họ sẽ rời bỏ bạn, nhưng thực tế thì không phải như vậy. Chính cái suy nghĩ đó bộc lộ rằng bạn là một nhà lãnh đạo hẹp hòi vì những người giỏi về một lĩnh vực nào đó không có nghĩa là anh ta sẽ thành công khi tách khỏi tổ chức của bạn, giống như một người đầu bếp, mặc dù có thể anh ta là người nấu món súp ngon nhất nhưng chưa chắc nhà hàng bán súp ngon nhất là nhà hàng mà anh ta nấu mà phải dựa trên nhiều yếu tố khác quan trọng không kém mà một trong số đó chính là khả năng của người lãnh đạo. Nếu bạn tin vào khả năng lãnh đạo của mình, biết cách thu phục nhân tâm thì bạn hoàn toàn có thể giúp cho mọi người và cả bạn nữa có thể đoàn kết để đạt tới mục tiêu chung.

- Giáo dục qua kênh thông tin đại chúng: Hiện nay có rất nhiều khóa học làm việc, khóa học thay đổi ngôn ngữ tư duy nhằm phát triể bản thân mình trên mạng, bạn có thể đăng ký những khóa học này và phát nó như một bài trình chiếu cho đội ngũ nhân viên của bạn. 

- Thực hiện các buổi họp để những người trong nhóm làm việc đưa ra và giải quyết các vấn đề đang măc phải

Những lưu ý

Nên nhớ là trước khi tổ chức rèn luyện đội ngũ của mình, bạn phải nắm chắc được tình hình của cả nhóm đang ở mức độ nào, và tình hình chung trong toàn lĩnh vực để không khiến những con người này cảm thấy rằng họ quá kém cỏi hoặc quá vượt xa với những gì mà họ được dạy. 

Sau khi kết thúc mỗi buổi rèn luyện, học hỏi như vậy, bạn cần phải đánh giá và phân loại nhân viên của mình về những biến chuyển trong công việc mà họ đã thực hiện. Quản lý công việc đơn giản hơn quản lý con người rất nhiều, và nói đi nói lại thì chính bạn hãy bắt tay ngay vào công việc này để cảm nhận toàn bộ những gì có thể xảy đến và luôn nhớ những gì mà tôi đã đề cập ở trước đó, luôn luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực và không ngừng trau dồi kinh nghiệm cho bản thân mình, bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, và những nhà lãnh đạo giỏi sẽ luôn luôn nỗ lực để trở thành người tiên phong, dẫn đầu trong tổ chức.

Lời kết.

Trên đây là bài viết mà Thanh Phong gửi gắm đến những nhà lãnh đạo, hoặc sắp trở thành lãnh đạo một đội ngũ làm việc nào đó. Hy vọng rằng nó đủ tốt để giúp đỡ bạn trong công việc hiện tại và nếu như có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với tôi hoặc để lại bình luận ở phía cuối bài viết.

Thư pháp Thanh Phong | Viết thư pháp
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn