Lựa chọn tên miền cho website kiếm tiền đối với Thanh Phong bắt đầu bằng một câu chuyện. Ngày đầu tiên tôi biết đến website, biết đến mạng internet thì cũng là ngày đầu tiên mà tôi truy cập vào một website. Đó là trang dantri.com | Trang báo mạng Dân trí. Lúc đó tôi còn nhớ rất rõ rằng mình đã từng tự đặt câu hỏi là "Tại sao lại là Dântrí.com. Và cho đến ngày hôm nay, tôi đã hiểu được phần nào.
Đúng vậy, việc chọn lựa một tên miền cho website hiệu quả, phục vụ nhu cầu kinh doanh làm giàu là một công việc hết sức quan trọng. Và như bài viết trước có đề cập thì tên miền website chính là đại diện cho website khi bạn đưa nó ra công khai với khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ.
Đọc phần 1 bài: "Lựa chọn tên miền cho website: Để có một quyết định đúng đắn"
Trong bài viết này Thanh Phong sẽ đưa ra 12 quy luật tuyệt vời nhất để bạn lựa chọn tên miền cho website một cách chính xác đạt hiệu quả cao.
Quy luật lựa chọn số 1: Tên miền có sẵn
Cũng phải thôi vì nếu như tên miền đã bị người khác đăng ký thì quý độc giả sẽ không thể sở hữu được nữa, trừ phi quý độc giả chờ cho đến khi người sở hữu tên miền cũ không sử dụng tên miền đó nữa, tên miền đó hết hạn và sau đó quý độc giả có thể đăng ký lại, hoặc chúng ta sẽ chủ động liên hệ với chủ tên miền đó để liên hệ mua lại. Trường hợp thỏa thuận thành công, hãy cùng với người sở hữu tên miền cũ đến đại lý cung cấp tên miền để làm thủ tục chuyển đổi thông tin và hoàn tất giao dịch.
Quy luật lựa chọn số 2: Tên miền đặc biệt
Những ngày đầu tiên tiếp xúc với internet, Thanh Phong nhớ đến cái tên Yahoo.com | Đây là một tên miền khiến tôi cảm thấy rất đặc biệt, một tên miền lấy theo ... "tiếng hú của những cao bồi miền tây nước Mỹ". Đến bây giờ vẫn vậy, mỗi khi đánh tên miền này vào khung địa chỉ tìm kiếm là trong lòng lại thấy điều gì đó khá tuyệt vời. Mặc dù thời gian này Yahoo phát triển chậm hơn trước và không còn phổ biến tại Việt Nam nữa (do Facebook trở thành một mạng xã hội quá phổ biến). Dù sao thì độc giả cũng nên quan tâm đến vấn đề này, vì tên miền đặc biệt, thì thường sẽ tạo nên sự đặc biệt, và nó sẽ giúp cho khách hàng đến với quy luật lựa chọn số 3
Quy luật lựa chọn số 3: Tên miền dễ nhớ
Tên miền dễ nhớ là tên miền có thể giúp khách hàng nhớ được ngay trong lần đầu tiên tiếp xúc, điều này sẽ rất tốt cho website kiếm tiền vì mỗi khi khách hàng muốn mua một sản phẩm nào đó, khách hàng sẽ bật trình duyệt web và sau đó lựa chọn hành động hoặc là nhập tên miền, hai là hỏi bác Google. Và thường thì những website sỡ hữu tên miền dễ nhớ sẽ được khách hàng lựa chọn trước vì họ ngại thông qua bước tìm kiếm trên Google đó.
Chính vì vậy, hãy lựa chọn cho mình một tên miền thật dễ nhớ. Nhưng chắc hẳn nhiều độc giả sẽ đặt câu hỏi:
"Tên miền thế nào thì dễ nhớ?"
Thứ nhất, như đã nói ở trên, đó phải là tên miền đặc biệt: Đặc biệt ở chỗ là nó ấn tượng, có ý nghĩa khác lạ....
Thứ hai. tên miền đó lặp âm: Ví dụ như Sla dar với âm A được lặp lại hai lần, hoặc Fubu với âm "U", những tên miền lặp âm sẽ tạo hiệu ứng rất dễ nhớ cho người sử dụng. Quý độc giả còn chần chừ gì nữa, thử nghĩ một cái tên xem nào. Susu, Panda, Haha, Lala, Baba,... lảm nhảm rồi, chúng ta tiếp tục nào.
Thứ ba, tên miền đó là tên miền đảm bảo quy luật thứ 4
Quy luật lựa chọn số 4: Tên miền có liên quan
Không những tốt cho SEO sau này, những tên miền có liên quan thường được sử dụng để đặt cho những website không cần phát triển thương hiệu công ty. Hay nói một cách khác, những tên miền dạng này thích hợp với các website dịch vụ hơn.
Ví dụ như tên miền Khukinhdoanh.com sẽ thích hợp với một website nói về kinh doanh, rao vặt. Khách hàng mỗi khi muốn tìm các thông tin về kinh doanh hoặc muốn rao vặt sẽ nhớ ngay đến khukinhdoanh.com.
Hãy làm tương tự với các lĩnh vực như kinh doanh quần áo, mát xa sauna,...
Quy luật lựa chọn số 5: Tên miền dễ đánh, dễ nhập vào khung địa chỉ, tìm kiếm
Những tên miền này phải thực sự khiến khách hàng thấy thoải mái mỗi khi gõ nhập tên miền trên bàn phím. Lựa chọn một tên miền cho website kiếm tiền, hãy tránh những ký tự như "q","p","z","x","c" ở đầu tên miền (vì những ký tự này khiến ngón tay của người dùng phải với rất xa so với bàn phím), các ký tự "s","j","x","w" ở giữa tên miền vì những ký tự này nhiều khi sẽ bị khách hàng đánh sai (do quên chưa đổi Unikey,...)
Quy luật lựa chọn số 6: Tên miền chứa từ khóa
Cùng với quy luật số 4, quy luật này phục vụ rất tốt cho việc SEO website lên top các công cụ tìm kiếm. Trường hợp quý độc giả có website kiếm tiền trực tuyến nói về lĩnh vực thời trang trẻ em, thì tên miền "thoitrangtreem.com" sẽ rất phù hợp.
Đối với vấn đề này, có thể đầu tiên website không nhất thiết phải có, vì sau này ta vẫn tạo được những tên miền chứa từ khóa với tên miền phụ. Chẳng hạn như thoitrangtreem.thanhphong.com
Nhưng xét cho cùng, lựa chọn tên miền cần phải tuân theo quy luật dễ nhớ, liên quan và cùng với quy luật sau đây
Quy luật lựa chọn số 7: Tên miền ngắn gọn
Chúng ta hãy thử nhìn một lượt xung quanh xem các website lớn nhất hiện nay, tên miền của họ có bao nhiêu ký tự. Facebook, Twitter, Google, Yahoo, Thanh Phong :)
Hầu hết đều là các tên miền có khoảng từ 6 đến 8 ký tự. Cứ nhớ là Lộc phát vì đây là những con số đẹp.
Quý độc giả khi nhìn vào những tên miền này, hẳn là cũng thắc mắc tại sao những tên miền như vậy lại đảm bảo các quy luật nêu trên. Nó đâu có liên quan gì đến từ khóa, đâu có dễ nhớ đâu? Vậy điều gì làm cho nó trở thành như vậy?
Quy luật lựa chọn số 8: Tên miền là tên riêng
Lựa chọn các tên miền là tên riêng, không có ý nghĩa chính là cách mà chúng ta đang xây dựng nên một thương hiệu trong lòng khách hàng. Chính những cách như vậy làm cho khách hàng nhớ đến tên miền của chúng ta mỗi khi họ tìm kiếm trong bộ nhớ ngắn hạn của mình.
Thanh Phong muốn hỏi bạn câu này:
"Nếu có tiền bạn sẽ mua máy tính nào"
Thanh Phong đoán không biết liệu đúng không, nhưng trong tâm chí chúng ta hiện tại có lẽ sẽ xuất hiện các cái tên như Dell, Apple, Asus, "Sam Sung" :))
Đùa thôi nhưng rõ ràng là các website lớn nhất hiện nay lại là những website sở hữu tên miền là tên riêng và mỗi khi nhắc tới những website đó, người dùng nghĩ ngay đến thứ mà website đó đại diện.
Trong các thuật toán của google, tiêu chí để xếp hạng kết quả tìm kiếm có sự xuất hiện của yếu tố ký tự. Các ký tự được xem xét từ trên xuống dưới và từ trái qua phải theo chiều hướng đọc của mắt.
Quy luật lựa chọn số 9: Tránh các tên miền có số và ký tự đặc biệt
Phải chia sẻ thật lòng một điều thế này, mỗi khi tôi nhìn vào những tên miền chứa số và ký tự đặc biệt là y như rằng có một cảm giác chán nản vì không sớm thì muộn, các website này sẽ .... không phát triển được như mong muốn. Vì các chữ số thì tượng trưng cho những điều quá chung chung còn những ký tự đặc biệt thì làm cho khách hàng khó nhớ, không dễ dàng để nhập vào (đối với bàn phím laptop, bạn sẽ phải giữ nút shift và nhấn vào dãy số bên trên để nhập ký tự đặc biệt, hoặc đối với bàn phím ảo trên điện thoại, bạn cũng sẽ phải nhấn một nút chuyển đổi để gõ các ký tự đặc biệt, chưa kể là phải nhấn lại một lần nữa để chuyển đổi trở lại dạng gõ văn bản)
Những trường hợp ngoại lệ: Thông thường là những trường hợp áp dụng được quy luật số 2: tên miền đặc biệt. Ví dụ như kenh14
là một ví dụ điển hình vì 14 có thể hiểu theo tiếng Anh là Fourteen, đọc gần giống với "For teen" (Giành cho thiếu niên). Chính vì vậy mà Kenh14 được hiểu như là kênh giành cho giới trẻ vậy.
Quy luật lựa chọn số 10: Tên miền phải được nghiên cứu
Hãy chắc chắn rằng tên miền mà bạn muốn sở hữu không vi phạm vào các vấn đề liên quan đến bản quyền, tên của một công ty khác, có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác,... vì điều này sẽ khiến cho chúng ta dễ mắc phải những vần đề liên quan đến kiện tụng, rất rắc rối và phức tạp.
Khi đăng ký tên miền, nhớ là hãy điền đầy đủ các thông tin cá nhân, công ty, số điện thoại liên hệ, email và giới thiệu, mô tả đầy đủ với nhà đại lý cung cấp tên miền để họ bảo vệ bạn tránh khỏi những rắc rối không đáng có.
Khi đăng ký tên miền, nhớ là hãy điền đầy đủ các thông tin cá nhân, công ty, số điện thoại liên hệ, email và giới thiệu, mô tả đầy đủ với nhà đại lý cung cấp tên miền để họ bảo vệ bạn tránh khỏi những rắc rối không đáng có.
Quy luật lựa chọn số 11: Tên miền có phần mở rộng hợp lý
Nêu bạn chưa biết phần mở rộng tên miền là gì thì hãy đọc lại bài viết Phần 1: Lựa chọn tên miền cho website: Để có một quyết định đúng đắn.
Các đuôi mở rộng cho tên miền đều mang những ý nghĩa khác nhau
Một số tham khảo cho bạn như sau:
.com: viết tắt của công ty, thương mại, và cộng đồng.
.info: trang web thông tin.
.net:, các trang web cơ sở hạ tầng Internet kỹ thuật.
.org: các tổ chức phi thương mại và phi lợi nhuận.
.biz: kinh doanh hoặc sử dụng thương mại, như các trang web thương mại điện tử.
.me: blog, sơ yếu lý lịch hoặc các website cá nhân..CO: viết tắt của công ty, thương mại, và cộng đồng.
.vn: Thuộc Việt Nam, tại Việt Nam
.us: Thuộc Mĩ, tại Mĩ
.thanhphong: thuộc Thanh Phong (cái này là đùa nhé, vì để đăng ký làm dịch vụ cung cấp tên miền mở rộng cần phải mất rất nhiều tiền đấy, nhưng cũng mong chờ cho các webmaster tương lai ở Việt Nam có người sẽ làm được điều này)
.com: viết tắt của công ty, thương mại, và cộng đồng.
.info: trang web thông tin.
.net:, các trang web cơ sở hạ tầng Internet kỹ thuật.
.org: các tổ chức phi thương mại và phi lợi nhuận.
.biz: kinh doanh hoặc sử dụng thương mại, như các trang web thương mại điện tử.
.me: blog, sơ yếu lý lịch hoặc các website cá nhân..CO: viết tắt của công ty, thương mại, và cộng đồng.
.vn: Thuộc Việt Nam, tại Việt Nam
.us: Thuộc Mĩ, tại Mĩ
.thanhphong: thuộc Thanh Phong (cái này là đùa nhé, vì để đăng ký làm dịch vụ cung cấp tên miền mở rộng cần phải mất rất nhiều tiền đấy, nhưng cũng mong chờ cho các webmaster tương lai ở Việt Nam có người sẽ làm được điều này)
Quy luật lựa chọn số 12: Mua thật nhanh
Hiện nay cứ mỗi ngày lại có vài trăm website, Blog mới được sinh ra. nhu cầu tên miền là rất lớn, chính vì thế, nếu như bạn đang ý tưởng được vài tên miền hay, hãy kiểm tra và mua ngay vì những tên miền này rất dễ bị bán đi và trở thành tài sản của người khác. Một số người làm nghề buôn bán, kinh doanh tên miền cũng đã rất thành công với loại hình này. Trở thành triệu phú khi tuổi đời con rất trẻ chỉ vì họ biết được tên miền nào đẹp tên miền nào không và nên đầu tư vào đâu để sinh lợi.
Trên đây là 12 Quy luật tuyệt vời khi lựa chọn tên miền cho website. Quý độc giả yêu thích bài viết có thể Like hoặc Chia sẻ bài viết này (nhớ ghi rõ nguồn link tuân thủ bản quyền tại Thanh Phong nhé)
Blog Học kiếm tiền từ website chúc quý độc giả thành công!
Blog Học kiếm tiền từ website chúc quý độc giả thành công!