Trong cuộc sống, chắc hẳn ít nhiều trong số chúng ta đều thắc mắc không biết lãnh đạo, quản lý là gì? Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý? Vì sao lại cần có lãnh đạo, quản lý? hoặc ai là chủ thể của lãnh đạo quản lý,...
Tất cả những ý tưởng trên đều nhằm mục đích thể hiện rõ vai trò của khoa học lãnh đạo, quản lý bao gồm:
1. Giúp cho chúng ta hiểu
- Bản chất của các hiện tượng, quá trình lãnh đạo, quản lý:
Đó là việc làm thế nào thể quản lý một tập thể, làm thế nào để lãnh đạo được người khác, những phương pháp, quá trình chung nhất để làm được điều đó.- Tìm ra những vấn đề có tính quy luật:
Trong bất cứ một sự vật, hiện tượng nào trong đời sống hiện tại, đều có những quy luật bất di bất dịch mà chắc chắn chúng ta nếu áp dụng tốt sẽ đem lại những kết quả hết sức khả quan. Khoa học lãnh đạo, quản lý sẽ đem lại cho người tìm hiểu những kiến thức mang tính chất quy luật được đúc rút từ trong thực tiễn, kinh nghiệm của những người đi trước để trên cơ sở đó chúng ta có thể thực hiện được mục tiêu dưới đây:2. Áp dụng vào thực tiễn:
- Việc vận dung các tri thức đã được học vào thực tiễn:
Hay nói cách khác là để làm tốt bất cứ một việc gì, đòi hỏi mỗi con người trong số chúng ta phải có một nền tảng kiến thức vững chắc, trước hết là hiểu biết rõ nét các khái niệm, các phương pháp, sau đó nhớ rõ nó và hệ thống những khái niệm, quan điểm ấy trở thành một chu trình cụ thể để áp dụng theo trình tự trong cuộc sống thực tế.- Việc làm này sẽ giúp cho những người có tri thức thực hiện tốt hơn, có hiệ quả hơn:
Lấy một ví dụ khá rõ nét đó là một người có phương pháp, biết các mẹo, các kinh nghiệm hay thì thường hoàn thành công việc một cách trôi chảy, dễ dàng hơn những người khác, tiết kiệm thời gian hơn người khác, và có khi là cả của cải, vật chất.Vì sao lại như thế?
Khoa học lãnh đạo, quản lý nghiên cứu những nội dung rất quan trọng liên quan tới quá trình lãnh đạo của cá nhân đối với tập thể. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những lý do vì sao lãnh đạo, quản lý lại quan trọng đến vậy, tôi có thể đưa ra một số những vấn đề thiết thực, sát sườn nhất của hoạt động này, cụ thể bao gồm:- Là một bộ môn nghiên cứu về lịch sử tư tưởng lãnh đạo, quản lý
- Nghiên cứu về cơ sở lý luận, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu vè chức năng của lãnh đạo quản lý
- Nghiên cứu các công cụ trong lãnh đạo quản lý
- Nghiên cứu các quá trình lãnh đạo, quản lý
- Và cuối cùng là các kỹ năng lãnh đạo quản lý.
Trên đây là một số những kiến thức của tôi về vai trò của khoa học lãnh đạo, quản lý, rất hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho quý vị độc giả trong việc nghiên cứu, tìm kiếm, đúc rút những lý luận để áp dụng hiệu quả vào trong thực tiễn cuộc sống.
Trước khi kết thúc bài viết này, tôi khuyên bạn nên đọc thêm bài viết "Chu trình lãnh đạo 6 bước". Đây là một bài viết cực kỳ tâm huyết và chi tiết của tôi trong đó có đề cập tới hơn 10 nguyên tắc lãnh đạo và 6 bước tổ chức lãnh đạo tập thể mà bất cứ ai cũng đều phải nắm được.
Thư pháp Thanh Phong thủ bút