Bạn đang tìm kiếm những câu nói hay của người xưa về cách nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống, để từ đó đối chiếu với bản thân mình và học hỏi thêm thật nhiều điều bổ ích, lý thú.
Chủ đề ngày hôm nay thư pháp Thanh Phong viết chính là về những câu nói hay mà người xưa đã nói. Đây là những câu nói được mình sưu tầm từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, và có thể còn nhiều sai xót hoặc không tránh khỏi việc có nhiều bản viết với đôi chút khác biệt.
Chính vì vậy để làm cho bài viết ngày một hoàn thiện hơn, tôi rất hy vọng quý độc giả hãy tương tác thật nhiều với Thanh Phong thông qua các hoạt động như bình luận, hoặc chia sẻ bài viết này lên những trang mạng xã hội khác để chúng ta cùng nhau lan tỏa những bài học quý giá này đến với nhiều người hơn nữa.
- Lửa tham trong người bốc lên mờ hai con mắt. Thấy cái gì hay nên tôi mới lấy, giờ không có tiền mọi người cứ cho tôi, sau tôi giàu có rồi, sẽ đem tiền trả lại.
Mọi người thấy thế tưởng điên lấy gậy gộc đập đánh, bắt trả đồ lại cho mọi người rồi hùa vào bêu riếu, coi kẻ đó như hạng bỏ đi. Thế nhưng kẻ ấy chẳng những không ăn năn hối cải mà còn quay ra mắng cả mọi người:
- Thế gian này có nhiều kẻ hám lợi hơn ta, thường bày mưu tính kế, ngấm ngầm hãm hại người khác để vơ vét cho đầy túi cho bản thân mình. Ta đây tuy cướp giữa ban ngày ban mặt, nhưng so với những hạng ấy thì lại chẳng hơn ư? Các người đánh ta thì được, nhưng các người cười ta là các người chưa nghĩ kỹ!
Mọi người nghe song ai nấy đều nín lặng.
(* Long Môn Tử: Tức là Tư Mã Thiên, làm quan Thái sử nhà Hán. Là một nhà sử ký có danh)
Qua câu chuyện này, ta thấy rằng mặc dù có những kẻ táng tận lương tâm, tối mắt tối mũi vào việc tìm cách hãm hại người khác, tham vàng bỏ nghĩa, thế nhưng lại chẳng mấy ai quan tâm đả động đến, chỉ chú ý tới những quân trộm cắp cố gắng trộm một vài cái bánh, vài ổ bánh mì để nuôi thân.
Người hàng xóm tá hỏa phân trần rằng con trai bà ấy mới đi nước ngoài về mua cho bà ấy, bà còn giữ nguyên cả bao bì và hóa đơn bán hàng. Bà Thìn thấy vậy, chỉ biết nói:
- Ồ tôi xin lỗi, tại tôi vừa mất áo
Sau này bà Thìn tìm thấy chiếc áo của mình bị thằng cháu ngoại đem đi chơi xong để quên ở ngoài vườn ổi.
Chẳng những là chuyện xưa mà ngay trong thời hiện tại đây, bất cứ khi nào ta đánh mất đi một thứ gì đó, chúng ta lại thường nhầm lẫn nó và có những suy nghĩ không mấy tốt đẹp về những người có cùng chung thứ mà chúng ta có hàng ngày.
Cách nhìn nhận này đôi khi khiến cho chúng ta nghi ngờ oan cho người khác, mặc dù là một điều hết sức nhỏ nhặt, nhưng cũng đủ khiến cho mối quan hệ giữa hai người trở nên xấu đi.
- Thiên hạ này bây giờ mấy ai còn làm việc nghĩa! Ông làm nhiều như vậy thì có thấm vào đâu? Chẳng thà thôi đi có hơn không?
Nghe thấy vậy Mặc Tử lại cầm chén và đứng dậy:
- Giờ trong một nhà có 10 anh em, 1 người làm cày ruộng mà 9 người ngồi ăn thì người cày phải cố gắng nhiều hơn chứ! Thiên hạ chẳng ai làm việc nghĩa thì mình phải gắng làm mới phải, cớ gì ông lại ngăn tôi như thế?
Bạn của Mặc Tử nghe xong tỉnh ngộ, chẳng biết nói gì thêm. Sau đợt ấy, hai người cùng nhau làm những việc tốt và tiếp tục nhân rộng tư tưởng ấy cho nhiều người hơn nữa.
- Lại há miệng chờ sung thôi
Câu nói “Há miệng chờ sung” là một câu nói điển hình về những người chỉ nhìn thấy cái ngẫu nhiên mà quy cho sự việc ấy là tất nhiên và hành động như thể là sẽ luôn luôn gặt hái được kết quả tương tự. Điều này khiến cho chúng ta thấy bao chuyện dở khóc dở cười, giống như anh Bơ Lác ngồi chờ thỏ trong câu truyện nêu trên.
Lúc vào bến, cũng theo chỗ đánh dấu ấy mà tìm người lặn giỏi để nhảy xuống tìm gươm, mọi người thấy thế, ai cũng chê cười.
Câu chuyện này cho ta thấy rằng nhiều người trong cuộc sống thường trọng cái hình thức, chỉ suy nghĩ theo một chiều (Là cứ đánh dấu vào thuyền lúc gươm rơi) nên bỏ qua cái nội dung bên trong là (thuyền thì di chuyển chỗ này chỗ khác, còn gươm thì vẫn nằm ở vị trí cũ).
- Chúng tôi kiện nhau vì tranh nhau một chỗ đất màu mỡ.
Con rận kia nghe thấy liền bảo:
- Hãy lo đến con dao của người đồ tể, ngọn lửa của bó rơm thui mới phải chứ!
Ba con rận nghe ra, biết là dại, thôi không đi kiện nữa mà cùng nhau quần tụ làm ăn, đói no có nhau cả.
Con lợn thành ra mỗi ngày một gầy, người ta thấy thế cứ để nuôi, ba con rận nhờ vậy no đủ mãi.
Câu chuyện này cho ta thấy trong cuộc sống chúng ta phải có tầm nhìn xa trông rộng, không nên vì cái lợi nhỏ trước mắt mà làm ảnh hưởng đến tính mạng sau này.
Câu nói của con rận kia thực sự đã làm thức tỉnh không chỉ ba con rận mà còn khiến cho nhiều người phải suy nghĩ về cách nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống.
- Mua tượng đi! Mua tượng đi! Mua rồi cả nhà giàu sang phú quý!
- Thế sao bác chưa giàu mà phải đi bán tượng làm gì?
Thấy Trung Minh nói vậy, người bán tượng tắc khẩu bèn vác tượng về nhà.
Câu chuyện này cho thấy rằng trong cuộc sống nhiều người bị hoa mắt bởi những thứ xa hoa, phù phiến nên thường xuyên bị lừa bởi những lời nói dối vô căn cứ mà tin vào đó và chịu mất tiền, chỉ có một số ít tỉnh táo, biết xét suy mọi việc, nhìn nhận thấu đáo mới không bị lừa mà thôi.
- Đá này chắc chắn có ngọc!
Thế là vác búa đập hết đá ra để tìm ngọc, nên thành ra lại mất tiền oan mà chẳng thấy ngọc đâu.
Thế nên ta mới có câu là: “Ngu dốt cộng với nhiệt tình thì thành ra phá hoại” là bởi lẽ đó.
Người làm đá chỉ chuyên đi đẽo đá thôi, làm gì có con mắt để phân biệt loại đá nào có ngọc loại đá nào không có!
Việc anh ta tìm thấy ngọc trong đá, âu cũng chỉ là sự ngẫu nhiên, ấy vậy mà tin tưởng vào khả năng của mình quá thể nên lại đem hết đá trong nhà ra để tìm ngọc.
Thành ra thất bại. Bởi vậy khi đứng trước những điều bất ngờ xảy đến trong cuộc sống, hãy tự mình suy nghĩ xem có thể làm tốt công việc này đến đâu, bằng lý trí chứ không nên xem xét bằng cảm tính bình thường.
- Hay lắm, may mà gặp hoàng thượng chứ như vua Kiệt, vua Trụ thì chết mất rồi!
Cảnh Công nghe xong tỉnh ngộ, từ đó bỏ rượu.
Từ đây ta thấy rằng, việc Án Tử đem những tên vua hôn quân với kết cục bi thảm ra để so sánh với hành động hiện tại của vua Cảnh Công để khuyên vua tỉnh ngộ là cách nhìn nhận vô cùng sáng suốt. Trong cuộc sống chúng ta cũng cần phải thường xuyên học hỏi, trau dồi và so sánh giữa bản thân với những người thành công, thất bại.
Có như vậy mới mau mau tiến bộ, ngày một tốt lên mà tránh được những cái xấu xa, hèn kém.
Thế là người ta biết một câu rằng “Thân với vua như leo lên lưng hổ” có thể chết bất cứ lúc nào.
Còn tôi thì cho rằng, khi ta yêu hay ghét ai thì cách chúng ta nhìn nhận về người đó cũng khác.
Không chỉ trong lịch sử mà cho tới tận ngày nay, điều này vẫn đúng là bởi vậy.
Trên đây là 10 câu nói hay của người xưa mà theo tôi nó giúp ích rất lớn cho việc chúng ta nhìn nhận những vấn đề trong cuộc sống, rất hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích được thật nhiều cho các bạn trong việc đối nhân, xử thế trong cuộc đời để gặt hái được nhiều thành công hơn.
Thư pháp Thanh Phong | Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
Chủ đề ngày hôm nay thư pháp Thanh Phong viết chính là về những câu nói hay mà người xưa đã nói. Đây là những câu nói được mình sưu tầm từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, và có thể còn nhiều sai xót hoặc không tránh khỏi việc có nhiều bản viết với đôi chút khác biệt.
Chính vì vậy để làm cho bài viết ngày một hoàn thiện hơn, tôi rất hy vọng quý độc giả hãy tương tác thật nhiều với Thanh Phong thông qua các hoạt động như bình luận, hoặc chia sẻ bài viết này lên những trang mạng xã hội khác để chúng ta cùng nhau lan tỏa những bài học quý giá này đến với nhiều người hơn nữa.
1. Câu nói của Long Môn Tử khiến bao người nín lặng
Nước Tấn xưa kia có một chuyện là đời, trong chợ hôm ấy đột nhiên người ta nhìn thấy một kẻ táo tơn, dám đi ăn cướp giữa ban ngày, thấy món nào thích, món nào đẹp thì lại cầm đi luôn. Người ta chạy theo đòi tiền lại thì hắn lại nói:- Lửa tham trong người bốc lên mờ hai con mắt. Thấy cái gì hay nên tôi mới lấy, giờ không có tiền mọi người cứ cho tôi, sau tôi giàu có rồi, sẽ đem tiền trả lại.
Mọi người thấy thế tưởng điên lấy gậy gộc đập đánh, bắt trả đồ lại cho mọi người rồi hùa vào bêu riếu, coi kẻ đó như hạng bỏ đi. Thế nhưng kẻ ấy chẳng những không ăn năn hối cải mà còn quay ra mắng cả mọi người:
- Thế gian này có nhiều kẻ hám lợi hơn ta, thường bày mưu tính kế, ngấm ngầm hãm hại người khác để vơ vét cho đầy túi cho bản thân mình. Ta đây tuy cướp giữa ban ngày ban mặt, nhưng so với những hạng ấy thì lại chẳng hơn ư? Các người đánh ta thì được, nhưng các người cười ta là các người chưa nghĩ kỹ!
Mọi người nghe song ai nấy đều nín lặng.
(* Long Môn Tử: Tức là Tư Mã Thiên, làm quan Thái sử nhà Hán. Là một nhà sử ký có danh)
Qua câu chuyện này, ta thấy rằng mặc dù có những kẻ táng tận lương tâm, tối mắt tối mũi vào việc tìm cách hãm hại người khác, tham vàng bỏ nghĩa, thế nhưng lại chẳng mấy ai quan tâm đả động đến, chỉ chú ý tới những quân trộm cắp cố gắng trộm một vài cái bánh, vài ổ bánh mì để nuôi thân.
2. “Ồ tôi xin lỗi, tại tôi vừa mất áo”
Một ngày đẹp trời bà Thìn mua được một chiếc áo thâm đẹp, nhưng chẳng biết thế nào mà lại làm mất. Bà đi tìm và vô tình nhìn thấy người hàng xóm cũng mặc một chiếc áo kiểu như thế, bà nghi cho người này lấy trộm chiếc áo vậy là bắt đầu lân la hỏi chuyện rồi vu cho người này tội lấy cắp.Người hàng xóm tá hỏa phân trần rằng con trai bà ấy mới đi nước ngoài về mua cho bà ấy, bà còn giữ nguyên cả bao bì và hóa đơn bán hàng. Bà Thìn thấy vậy, chỉ biết nói:
- Ồ tôi xin lỗi, tại tôi vừa mất áo
Sau này bà Thìn tìm thấy chiếc áo của mình bị thằng cháu ngoại đem đi chơi xong để quên ở ngoài vườn ổi.
Chẳng những là chuyện xưa mà ngay trong thời hiện tại đây, bất cứ khi nào ta đánh mất đi một thứ gì đó, chúng ta lại thường nhầm lẫn nó và có những suy nghĩ không mấy tốt đẹp về những người có cùng chung thứ mà chúng ta có hàng ngày.
Cách nhìn nhận này đôi khi khiến cho chúng ta nghi ngờ oan cho người khác, mặc dù là một điều hết sức nhỏ nhặt, nhưng cũng đủ khiến cho mối quan hệ giữa hai người trở nên xấu đi.
3. “Thiên hạ chẳng ai làm việc nghĩa thì mình phải gắng làm mới phải, cớ gì ông lại ngăn tôi như thế?”
Mặc Tử là người nổi tiếng nghĩa hiệp, luôn luôn giúp đỡ người khác. Mặc Tử có một ông bạn chí cốt, trong một lần ngồi uống rượu đàm đạo, người bạn ông ngà ngà cầm chén đứng lên mà nói rằng;- Thiên hạ này bây giờ mấy ai còn làm việc nghĩa! Ông làm nhiều như vậy thì có thấm vào đâu? Chẳng thà thôi đi có hơn không?
Nghe thấy vậy Mặc Tử lại cầm chén và đứng dậy:
- Giờ trong một nhà có 10 anh em, 1 người làm cày ruộng mà 9 người ngồi ăn thì người cày phải cố gắng nhiều hơn chứ! Thiên hạ chẳng ai làm việc nghĩa thì mình phải gắng làm mới phải, cớ gì ông lại ngăn tôi như thế?
Bạn của Mặc Tử nghe xong tỉnh ngộ, chẳng biết nói gì thêm. Sau đợt ấy, hai người cùng nhau làm những việc tốt và tiếp tục nhân rộng tư tưởng ấy cho nhiều người hơn nữa.
4. “Lại há miệng chờ sung thôi”
Xưa ở làng nọ có anh Bơ Lác, hôm đang làm đồng đột nhiên thấy một con chuột to chạy ra đâm vào tảng đá gần đó, đập đầu chết. Anh Bơ Lác vui mừng bỏ đồng đi ngồi rình chuột đập đầu chết. Có người đi qua cười bảo:- Lại há miệng chờ sung thôi
Câu nói “Há miệng chờ sung” là một câu nói điển hình về những người chỉ nhìn thấy cái ngẫu nhiên mà quy cho sự việc ấy là tất nhiên và hành động như thể là sẽ luôn luôn gặt hái được kết quả tương tự. Điều này khiến cho chúng ta thấy bao chuyện dở khóc dở cười, giống như anh Bơ Lác ngồi chờ thỏ trong câu truyện nêu trên.
5. “Gươm ta rơi ở chỗ này đây”
Có người đi đò qua sông. Khi ngồi đò, vô ý đánh rơi thanh gươm xuống sông. Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền và nói rằng: “Gươm ta rơi ở chỗ này đây”.Lúc vào bến, cũng theo chỗ đánh dấu ấy mà tìm người lặn giỏi để nhảy xuống tìm gươm, mọi người thấy thế, ai cũng chê cười.
Câu chuyện này cho ta thấy rằng nhiều người trong cuộc sống thường trọng cái hình thức, chỉ suy nghĩ theo một chiều (Là cứ đánh dấu vào thuyền lúc gươm rơi) nên bỏ qua cái nội dung bên trong là (thuyền thì di chuyển chỗ này chỗ khác, còn gươm thì vẫn nằm ở vị trí cũ).
6. “Hãy lo đến con dao của người đồ tể, ngọn lửa của bó rơm thui”
Có ba con rận hút máu một con lợn, tranh nhau ăn, đem nhau đi kiện. một con rận khác gặp bèn hỏi sự tình. Ba con rận đáp:- Chúng tôi kiện nhau vì tranh nhau một chỗ đất màu mỡ.
Con rận kia nghe thấy liền bảo:
- Hãy lo đến con dao của người đồ tể, ngọn lửa của bó rơm thui mới phải chứ!
Ba con rận nghe ra, biết là dại, thôi không đi kiện nữa mà cùng nhau quần tụ làm ăn, đói no có nhau cả.
Con lợn thành ra mỗi ngày một gầy, người ta thấy thế cứ để nuôi, ba con rận nhờ vậy no đủ mãi.
Câu chuyện này cho ta thấy trong cuộc sống chúng ta phải có tầm nhìn xa trông rộng, không nên vì cái lợi nhỏ trước mắt mà làm ảnh hưởng đến tính mạng sau này.
Câu nói của con rận kia thực sự đã làm thức tỉnh không chỉ ba con rận mà còn khiến cho nhiều người phải suy nghĩ về cách nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống.
7. “Thế sao bác chưa giàu?”
Có một người bán tượng, hàng ngày rao giảng với mọi người về việc mua tượng. Một hôm Trung Minh đi qua thấy hắn đang rao:- Mua tượng đi! Mua tượng đi! Mua rồi cả nhà giàu sang phú quý!
- Thế sao bác chưa giàu mà phải đi bán tượng làm gì?
Thấy Trung Minh nói vậy, người bán tượng tắc khẩu bèn vác tượng về nhà.
Câu chuyện này cho thấy rằng trong cuộc sống nhiều người bị hoa mắt bởi những thứ xa hoa, phù phiến nên thường xuyên bị lừa bởi những lời nói dối vô căn cứ mà tin vào đó và chịu mất tiền, chỉ có một số ít tỉnh táo, biết xét suy mọi việc, nhìn nhận thấu đáo mới không bị lừa mà thôi.
8. “Đá này chắc chắn có ngọc”
Có một người thợ đá một hôm đang làm việc thì phát hiện thấy có viên ngọc ở bên trong, thế là vui mừng quá đem đi bán thu về bao nhiều tiền. Về đến nhà, hứng chí chỉ thằng tay vào chỗ đá mà nói:- Đá này chắc chắn có ngọc!
Thế là vác búa đập hết đá ra để tìm ngọc, nên thành ra lại mất tiền oan mà chẳng thấy ngọc đâu.
Thế nên ta mới có câu là: “Ngu dốt cộng với nhiệt tình thì thành ra phá hoại” là bởi lẽ đó.
Người làm đá chỉ chuyên đi đẽo đá thôi, làm gì có con mắt để phân biệt loại đá nào có ngọc loại đá nào không có!
Việc anh ta tìm thấy ngọc trong đá, âu cũng chỉ là sự ngẫu nhiên, ấy vậy mà tin tưởng vào khả năng của mình quá thể nên lại đem hết đá trong nhà ra để tìm ngọc.
Thành ra thất bại. Bởi vậy khi đứng trước những điều bất ngờ xảy đến trong cuộc sống, hãy tự mình suy nghĩ xem có thể làm tốt công việc này đến đâu, bằng lý trí chứ không nên xem xét bằng cảm tính bình thường.
9. “Như vua Kiệt, vua Trụ thì chết mất rồi!”
Vua Cảnh Công bên Trung Quốc xưa hay uống rượu, có quan đại thần đứng ra khuyên can, đòi vua bỏ rượu không thì sẽ tự vẫn. Vua vời quan thân cận là Án Tử vào hỏi, nghe xong Án Tử trả lời:- Hay lắm, may mà gặp hoàng thượng chứ như vua Kiệt, vua Trụ thì chết mất rồi!
Cảnh Công nghe xong tỉnh ngộ, từ đó bỏ rượu.
Từ đây ta thấy rằng, việc Án Tử đem những tên vua hôn quân với kết cục bi thảm ra để so sánh với hành động hiện tại của vua Cảnh Công để khuyên vua tỉnh ngộ là cách nhìn nhận vô cùng sáng suốt. Trong cuộc sống chúng ta cũng cần phải thường xuyên học hỏi, trau dồi và so sánh giữa bản thân với những người thành công, thất bại.
Có như vậy mới mau mau tiến bộ, ngày một tốt lên mà tránh được những cái xấu xa, hèn kém.
10. “Mang ra ngoài! Chém”
Có ông hoạn quan nọ khi được lòng vua thì vua cưng lắm, lấy xe của vua đi, cho vua ăn quả đào cắn dở vua đều bảo là có lòng trung hiếu. Nhưng lúc vua ghét viên hoạn quan ấy rồi thì chỉ một lỗi nhỏ cũng bị vua sai cận thần mang ra ngoài chém.Thế là người ta biết một câu rằng “Thân với vua như leo lên lưng hổ” có thể chết bất cứ lúc nào.
Còn tôi thì cho rằng, khi ta yêu hay ghét ai thì cách chúng ta nhìn nhận về người đó cũng khác.
Không chỉ trong lịch sử mà cho tới tận ngày nay, điều này vẫn đúng là bởi vậy.
Trên đây là 10 câu nói hay của người xưa mà theo tôi nó giúp ích rất lớn cho việc chúng ta nhìn nhận những vấn đề trong cuộc sống, rất hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích được thật nhiều cho các bạn trong việc đối nhân, xử thế trong cuộc đời để gặt hái được nhiều thành công hơn.
Thư pháp Thanh Phong | Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến