Webmaster là gì? Làm sao để trở thành một Webmaster?

Webmaster là gì

Xin chào quý độc giả, khi tiếp xúc với lĩnh vực thiết kế, xây dựng và phát triển website, chắc hẳn quý độc giả đã từng nghe một vài lần về khái niệm Webmaster. Vậy khái niệm này thực chất là gì mà nhiều người đề cập đến thế?

Trong bài viết này, Thanh Phong xin giới thiệu rõ hơn với quý độc giả về khái niệm, bên cạnh đó, cũng một phần trả lời những câu hỏi thường gặp liên quan đến việc trở thành một Webmaster để quý độc giả có cái nhìn rõ nét nhất về khái niệm hết sức đặc biệt này.

Định nghĩa

Webmaster là một từ Tiếng Anh được ghép bởi hai từ "Web" (Một trang trên Mạng Internet) và "Master" (Chủ, người nắm quyền, người quản lý). Khái niệm này được sử dụng để chỉ những người đứng đầu một website, có thể là quản trị viên, người phát triển, sở hữu website, một số người cho rằng khái niệm này đồng nghĩa và được thể hiện, miêu tả giống như người điều hành chính của Website, nhưng đối với tôi thì khái niệm Webmaster bao hàm một ý nghĩa rộng hơn và thường để chỉ những chủ thể duy nhất với một website duy nhất.

Đặc điểm

- Cá nhân nổi trội chịu trách nhiệm chính

Thực tế ta sẽ thấy với những website được đặt dưới sự quản lý của một người thì người đó sẽ thường được gọi là Webmaster. Điều này chứng tỏ một điều rằng, khái niệm này chỉ xuất hiện dưới dạng đơn nhất. Tức nghĩa là một trang Web nếu được điều hành bởi một nhóm người thì sẽ không tồn tại khái niệm này.
Bên cạnh đó, những người đại diện cho khái niệm này thường được ví như những người quan trọng nhất, quyết định đến sự thành công và thất bại ở một website.
"Website thành công, webmaster tồn tại"
"Website thất bại, không còn webmaster" 
Đây là một câu thơ Thanh Phong  sưu tầm được trên mạng. Những người mang danh hiệu này thường là những người chịu trách nhiệm chính với website mà mình phát triển. Điều đó giống như việc webmaster là người thuyền trưởng lèo lái con tàu đi đến mục tiêu cuối cùng, đích đến cuối cùng của website vậy.

Gợi ý bạn đọc thêm bài viết: "Bài học từ Steve Jobs giành cho webmaster"

- Kiêm nhiệm nhiều hoạt động

Điều thứ hai chúng ta lưu ý ở đây chính là việc website khi mới được thành lập, thuật ngữ này được sử dụng rất nhiều, sở dĩ có chuyện như vậy là vì những người "điều hành" này phải thực hiện hàng loạt các công việc từ phụ trách nội dung, hình thức, quảng bá, và kiếm tiền từ website ấy. 

- Có tính định hướng 

Nhiều người cũng phát triển web nhưng tại sao họ không được gọi là Webmaster? Câu trả lời có lẽ nằm ở bản chất nơi những người đó phát triển, cách thức mà họ thực hiện không đúng như cách mà khái niệm đã đề cập đến. Sở dĩ như vậy, chính là vì họ không biết sẽ đưa website của mình phát triển đi đâu về đâu. Định hướng được con đường phát triển cũng vì vậy trở thành một yêu cầu tối thiểu để bạn trở thành một webmaster.

Làm sao để trở thành một Webmaster

Khái niệm này được hình thành từ "Web" và "Master". Nói đơn giản thì điều đầu tiên chúng ta cần chính là:

- Một trang Web

Để sở hữu một trang web, bạn cần phải có kiến thức trong lĩnh vực thiết kế website, am hiểu về các ngôn ngữ lập trình cơ bản như HTML, PHP, JavaScript,... Vì đặc tính định hướng mà những kiến thức về website ở một người phải đạt đến trình độ hiểu biết nhất định và thông thường những website được ra đời dưới chính bàn tay, khối óc của những người phát triển và điều hành đó. 

Chính vì vậy, bạn đừng nhầm tưởng rằng cứ thuê một đội phát triển về thiết kế và xây dựng website cho mình sau đó nhảy vào "cai quản" là nghiễm nhiên có cái mác "Webmaster" nhé. Điều này là không đúng đâu. 
"Trang web giống như con đẻ mà Webmaster nuôi nấng, người đó sẽ biết tính cách, hiểu được trang web đó cần gì, muốn gì, thiếu gì, chưa được ở điểm gì" -
Thanh Phong 
Có thể bạn quan tâm: "Những ký năng quan trọng của một nhà phát triển web"

- Sự làm chủ (Master)

Khi bạn tiếp xúc với một website được phát triển bởi một người được gọi là "Webmaster", hãy giành thời gian để phân tích website ấy, chỉ cần vài phút, bạn sẽ nhìn thấy những đường hướng rõ ràng mà người ấy đang thực hiện, hiểu được đâu là những bài đăng quan trọng, chiến lược phát triển chính yếu mà Website đó đang nhắm tới hoặc đối tượng khách hàng mà website đó phục vụ, tất cả đều rõ ràng. Và sự rõ ràng này đến từ việc những webmaster làm chủ được trang web của mình. Họ hiểu được cách làm thế nào để website phát triển, lúc nào nên đẩy nhanh tiến độ lúc nào không. 

Để làm được điều này, những "người làm chủ website" này cần thực sự hiểu được ý tưởng website kiếm tiền trực tuyến, hiểu được nắm được các kiến thức về quản lý các nội dung trên website, quảng bá thương hiệu website, cân đối chi tiêu và đánh giá, nhận xét bản thân kịp thời để phục vụ cho công việc.

(Đó là bài viết không được đăng tải trên trang chủ - Nó giành cho bạn, những người quan tâm đến vấn đề này)

Lời kết:

Với những phân tích như trên, bạn sẽ thấy việc trở thành một webmaster nghe thì đơn giản, nhưng làm đến khi làm rồi thì mới biết, nó không hề giản đơn chút nào.


Thông qua bài viết "Webmaster là gì? Làm sao để trở thành một Webmaster" - Thanh Phong  hy vọng sẽ mang đến cho quý vị độc giả những kiến thức tốt nhất.

Quý độc giả yêu thích chủ đề này hãy mạnh dạn gửi câu hỏi, bình luận tại khung bình luận phía dưới bài viết.

Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn