Ngôn nghi mạn tâm nghi thiện là gì?

 

Ngôn nghi mạn tâm nghi thiện là gì?

Ngôn nghi mạn, Tâm nghi thiện là gì?

Osho là một trong những Đạo sư ưa thích của tớ, trong hành trình hành thiền. Khi đọc sách của ông, lẽ thông thường người ta không có gì ngoài nhảy dựng lên.

Lấy ví dụ, Osho nói về tiền như thế này, người giàu, đặc biệt là người có nhiều tiền là người sẽ đi đến giác ngộ nhanh nhất, bởi lúc này anh ta chẳng phải bận tâm về việc chống lại đồng tiền, anh ta có nó, và trong tự nhiên nhất anh ta chẳng cần nó làm phiền muộn.

Kể cả tình yêu, hay cách bình lặng tâm thân, các đạo sư đều đi theo lối ngược lại với tôn giáo, điều sẽ làm cho phần đông các tín đồ nhảy dựng lên, phê phán và trách móc. Đấy, đọc đúng đoạn trên, hẳn các tiên sinh đều đã nhảy dựng, vì cả trăm năm qua, tôn giáo nào chẳng khuyên người ta né xa tiền bạc, tránh khơi dậy tâm tham?

“ Ngôn nghi mạn”

Người càng bình thường, thì càng phải từ tốn lời nói. Kẻ cao sang, lại càng dùng cái cao sang mà đối đãi rộng lượng, lại càng phải chậm rãi trong lời mình nói. Câu này theo lịch sử là để khuyên người trẻ, tránh vì tuổi đời non trẻ mà ăn nói bỗ bả, thiệt thân. Nhưng, dưới góc nhìn của tớ, đây lại là một nhát dao chí mạng với người già, người giỏi, người không thể thoát ra khỏi bức tường thành vững chắc về niềm tin, kiến thức của mình.

Ở rất nhiều môi trường, tớ thấy hiện tượng này đầy rẫy :

“Trong thư pháp, tôi nhận thấy rằng có rất nhiều người mặc dù viết chữ nhưng rất hay để ý tới những điều giống như vậy, cái tâm của họ không đủ tĩnh lặng để lắng nghe, hễ thấy ai phê phán gì là lại nhảy dựng lên, thấy chữ ai không vừa mắt thì cũng lớn tiếng chỉ trích mà chẳng cần biết bản thân đang ở mức độ nào.”

Ở đoạn quan điểm của bạn này, mình cũng thấy được đa phần người ta ít “ ngôn nghi mạn”, khi người ta đạt được một cái trình độ ở một lĩnh vực nào trong cuộc sống, phản ứng đầu tiên là “ ngôn nghi tốc”, vì lỡ chạm phải cái người ta am tường.

À thì cũng chẳng trách được!

Vậy, ai cũng biết Ngôn nghi mạn là ăn nói có suy nghĩ, vì chậm nên có suy nghĩ, thế thì tại sao phải nói năng chậm rãi mà không được hồ hởi, hấp tấp nhể?

Cuộc đời tớ, học được câu thế này : Lùi một bước để thấy biển rộng trời xanh!

Có một câu chuyện của Khổng tử do Lão tử kể thế này:

Hôm nọ, Tử Cống chán học, muốn được nghỉ ngơi. Và rồi, ông hỏi ý kiến Khổng Tử, lúc này là thầy của ông, rằng khi nào thì được nghỉ ngơi.

Khổng Tử thuyết giáo 1 tràn dài dằng dặc, về ý niệm vương lên, vì đấu tranh chống lại Tâm an dật. Kết, Khổng Tử bảo, chỉ khi chết mới được nghỉ ngơi.

Cậu thấy đấy, Tử Cống đã bỏ lỡ khoảnh khắc của thiền, khoảnh khắc đi ra khỏi lý thuyết, ra khỏi những niềm tin cố hữu của Khổng Tử mà tìm đến chân lý thay vì triết lý. Đọc đoạn này, ta thấy Khổng Tử thuyết minh rất nhiều về thiền, nhưng vị học trò này đã đi đến hồi chán nản, kiệt sức, muốn được nghỉ ngơi. Anh ta muốn cái thật, cái có thể nhìn thấy, cảm thấy, chớ không phải một mớ triết lý về sự giác ngộ, về sự vươn lên.

Thế là bòm, “ ngôn nghi tốc” của Khổng Tử đã làm Tử Cổng vụt mất khoảng khắc chân lý đến. Mà cũng không sai, Khổng Tử là một trong những hiền nhân nói quá nhiều trong lịch sử, xung quanh ông ta ngập tràn triết lý quân tử, dạy người ta sống hiền.

Nhưng tự bao giờ, bởi vì như vậy, nên người nghe ông ta càng khó chạm đến chân lý hơn, bởi ông ta đi quá nhiều bước, mà trong mỗi khoảnh khắc như vậy, ông ta còn chẳng chịu lùi bước nào, nhường cho đồ đệ của mình cái chân lý do tự bản năng tự nhiên anh ta cảm nhận.

Thế thì, anh ta sẽ nào hiểu được Tâm an dật là gì, trước khi anh ta kịp là chính nó? Nhỉ?

Chương 7. Chọn cái mới (thienosho.com)

Chương này Osho sẽ nói kỹ hơn về hành động này của Khổng Tử. Tớ cá là các bậc hiền triết sẽ lại nhảy dựng lên thôi, khó ai bắt đầu có chiều hướng “ ngôn nghi mạn”, họ sẽ nghĩ ra hàng tá, hàng triệu lời nói chống đối lại Osho. Trước khi họ kịp hành để hiểu, họ sẽ sử dụng lại những kiến thức, kinh nghiệm cũ để hiểu Osho nói gì, thế thì, chua nhỉ.

Đúng là một nhát dao chí mạng của “ Ngôn nghi mạn”.

Câu Ngôn nghi mạn này, là gia quy của gia tộc họ Vương ở Lang Gia, Sơn Đông. Cứu cánh cả một gia tộc, nên không cần nghi ngờ về tính đúng đắn của nó,mà ở đây xin nhắc lại, rằng tớ sẽ không đề cập đến lời khuyên của họ với người trẻ tuổi.

Vì quan điểm của tớ, càng trẻ thì càng cần cao ngạo ngông cuồng, cướp lời tỏ vẻ, càng phải coi trời bằng vun, thao thao bất tuyệt. Vì như vậy, khi đắc tội rồi, khi làm tổn thương người khác rồi, khi phải trả giá rồi, thì càng mới hiểu sâu sắc được việc ăn nói có suy nghĩ, chớ khi không khuyên người ta khiêm tốn, lựa lời, thì lại giống Khổng Tử rồi! Các đồ đệ sẽ lại chán học thôi!

Nên đoạn này, chủ ý là với người giỏi, người tài, người đã có kha khá kinh nghiệm sống bất di bất dịch. Tuýp người này, đã đến lúc học cách đón nhận, chấp nhận những gì vượt quá ranh giới hiểu biết của mình, để thấu hiểu những lối tư tưởng khác biệt, để bắt đầu sống trở lại, để mở tâm ra.

Càng già đi, sẽ càng mau mau gần cái chết, ấy mà không phải chết do tuổi tác, mà là chết trong sự phát triển tư duy, bởi những cái mới sẽ vô tình bị ngôn nghi tốc từ những kiến thức cũ, kinh nghiệm cũ vùi dập. Ấy càng già lại càng khó thay đổi, càng sống bảo thủ, bảo vệ cho những điều hình thành nên mình.

Nên ngôn nghi mạn, là cả một quá trình chấp thuận. Bởi từ tốn là khống chế toàn bộ những niềm tin cũ, cho phép những niềm tin mới, kiến thức mới được tồn tại, được mở mang ra. Ăn nói có suy nghĩ, không chỉ là lựa lời, mà cái suy nghĩ ở đây, còn là tiếp thu và thay đổi, nó chỉ xảy ra ở sự chậm rãi, bình tĩnh, và đón nhận thôi.

Vậy nên, trong thế giới của thiền nhân ít có cãi nhau, bởi lẽ, chúng tớ luôn chấp nhận được mọi thứ khác biệt mà từ tốn. Vội cũng chẳng để làm gì, vì đúng như Khổng Tử nói, vươn lên là việc luôn xảy ra.

Hãy đọc thử chương mà tớ trích ở trên, mà trãi nghiệm quan sát 1 lần xem cậu có đang “ ngôn nghi mạn” không, có thể chấp nhận được lối tư duy của Osho và thử thực hành được nó không? Hay cậu lại đang là một người giỏi giang, sẵn sàng tìm bất kì luận cứ, luận điểm nào để bát bỏ. Coi chừng lại bỏ qua khoảnh khắc của sự phát triển nhé.

Ngôn nghi mạn! Đừng chỉ nghe những lời hợp ý mình!

Câu thứ 2 : Tâm nghi thiện

Ở bất kì tôn giáo nào đều dạy người ta hướng thiện. Sống nhiều thêm 1 chút để trãi qua nhân – quả, người ta cũng tự động nhận ra ông trời luôn đối đãi công bằng với người thiện lương.

Ví như Pu còn trẻ người non dạ, chưa biết cách cư xử, cũng chưa biết cách làm người, thì vô tình đã lợi dụng Chải, vô tình làm Chải buồn, Chải khóc, và đau lòng tớ.

Pu sẽ cần trãi đời thêm chút nữa, để hiểu vì sao cần lễ phép, biết ơn, hiểu chuyện và tâm tính thiện lành. Không phải do bố mẹ Pu không dạy Pu điều đó, cũng không phải Pu không theo tôn giáo để hiểu được điều đó, mà là số Pu thì cần tự trãi nghiệm để hiểu ra điều đó.

Hay như mọi người nói, Pu phải bị lừa, phải bị người khác khôn lõi lại, phải đẻ con rồi nhìn con nó hất mặt lên trời như thế, thì Pu mới hiểu vì sao nên làm người thiện lương mà trân trọng Chải của tớ.

Không nói đến Pu, nói đến câu này. Như một lẽ thường tình, khi người ta vùng vẫy quá nhiều giữa dòng đời, nếm trãi đủ cái ác cái khốn của lòng người, tự nhiên người ta sẽ thấy ghét mà trở về thiện lương. Nên đến một độ tuổi nào đó sẽ tự nhiên học được.

Để giải thích tâm thiện lương, đầy đủ và chuẩn chỉnh nhất là giáo lý của nhà Phật,

Trong 89 Dục giới tâm, có 12 bất thiện tâm chia thành 8 tâm câu hữu với tham, hai tâm câu hữu với sân, hai tâm câu hữu với si.

8 Tâm Bất Thiện Bắt Nguồn Từ Căn Tham

1. Một tâm, không bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ Hỷ, và liên hợp với tà kiến.

2. Một tâm, bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ Hỷ, và liên hợp với tà kiến.

3. Một tâm, không bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ Hỷ, và không liên hợp với tà kiến.

4. Một tâm, bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ Hỷ, và không liên hợp với tà kiến.

5. Một tâm, không bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ Xả, và liên hợp với tà kiến.

6. Một tâm, bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ Xả, và liên hợp với tà kiến.

7. Một tâm, không bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ Xả, và không liên hợp với tà kiến.

8. Một tâm, bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ Xả, và không liên hợp với tà kiến.

Tám loại tâm nầy bắt nguồn từ Căn Tham.

2 Tâm Bất Thiện Bắt Nguồn Từ Căn Sân

9. Một tâm, không bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ Ưu, và có liên hợp với ác ý.

10. Một tâm, bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ Ưu, và có liên hợp với ác ý.

Hai loại tâm nầy liên hợp với ác ý.

2 Tâm Bất Thiện Bắt Nguồn Từ Căn Si

11. Một tâm, đồng phát sanh cùng thọ Xả, và liên hợp với hoài nghi.

12. Một tâm, đồng phát sanh cùng thọ Xả, và liên hợp với phóng dật.

Đọc thêm về giảng giải tại :

Đấy, Phật học không phải là hữu danh vô thực. Nên cậu có căn tu thì cũng có thể tìm hiểu thêm về những kiến thức căn bản này. Còn nếu không có duyên với nhà Phật, đọc thấy hơi nhức đầu, hơi không hiểu nhẹ, thì theo tớ cậu hãy cứ bất thiện hết đi.

Không đi đường chính được thì mình đi đường tà, đường nào chả là đường đi?

Chuyện kể là, có 1 vị sư nọ trên đường lên niết bàn, lỡ đường xin ở nhờ vào một gia đình. Ngủ đêm, ngài mới phát hiện đó là gia đình ác nhân, chuyên ăn thịt người. Rồi, trong sợ hãi, sư nọ nhẹ nhàng giảng giải Phật pháp. Cuối cùng trong tiếng khóc hối hận, ác nhân hỏi nhờ Phật cần gì, hắn sẽ cố hết sức để đưa cho.

-       Phật chỉ cần tấm lòng thành!

Ác nhân không do dự, cầm dao moi ruột của mình, đặt lên tay của tu sĩ, nhờ người mang đến hiến dân cho đức Phật.

Sư nọ bối rối, nhưng cũng đành nhận. Trên đường đi, càng ngày cái túi nội tạng càng bốc mùi, ấy rồi sư chịu không nỗi, đành vứt xuống suối.

Sau đến được niết bàn, Phật từ chối nguyện vọng của sư là trở thành Phật, nhìn phía sau Ngài, thấp thoáng có bóng dáng của ác nhân nọ, nay đã trở thành Phật. Sư tăng không chịu, bắt đầu dò hỏi về công trình tu tập của mình. Phật chỉ hỏi:

-       Thế? Ngài có bỏ quên món quà nào không?

Hành thiện và hướng thiện là quá trình, dù cậu đi đường chính hay đường tà thì không thoát nỗi nhân quả, cốt là cậu thật sự hiểu vì sao mình nên trở thành người thiện lương ( chớ không lựa chọn lừa Chải như Pu). Để hiểu được sự mất mát, mà cậu đi giết người, thì chắc chắn nhân quả đó là do cậu gánh. Thế thôi.

Sợ là một bản năng tự nhiên mà người ta phải trãi qua mới có. Không thể cho người ở nội thành hiểu sự đáng sợ của thiên nhiên, bởi lẽ họ nào có cơ hội trãi qua? Cho nên, muốn hiểu nhân quả mà hướng thiện, thì cần phải sợ nhân quả. Hay nói cách khác, là cần phải gánh hết nợ do mình gây ra, từ bất thiện của mình, để biết sợ mà biết sửa.

Muốn biết tại sao phải làm quân tử, thì cứ thử làm tiểu nhân.

Muốn biết được đối xử tử tế thế nào, thì cứ đối xử tử tế với người khác trước.

Quân tử không cần giữ tâm, mà cần hướng tâm. Cho nên, tâm nghi thiện giống một lời khuyên cho trẻ nhỏ, lại giống một câu kết luận cho người đã đi qua chông gai. Một câu thức tỉnh cho kẻ muốn quay đầu, một câu công nhận cho người đã sống đúng.

Tóm lại, 2 câu

Ngôn nghi mạn

Tâm nghi thiện.

Cốt không phải để giáo huấn người ta, dù thực chất đây là gia pháp của một gia tộc. Cơ mà vì không phải con cháu của gia tộc đó, nên tớ tạm xem đây là 2 câu kết luận, của những chuyến hành trình vượt chông gai trong cuộc đời của mỗi con người.

Sướng khổ là do mệnh mình tạo ra, cho nên, luôn có quyền lựa chọn

Ngôn nghi tốc

Tâm nghi ác

Miễn là cậu còn chịu khổ được, cuộc đời sẽ chơi với cậu đến cùng.

 

 

 

 

 

Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn