Người ta nói nét chữ nết người
Lại có câu: tướng do tâm sinh
Ấy thế mà có những người ngoại hình xấu xí, dung mạo không ưa nhìn nhưng viết vẫn rất đẹp
Có nhưng người chữ rất đẹp thì lại vướng vòng lao lý, suy đồi về đạo đức.
Bạn nghĩ sao về điều này.
Tui hướng ngoại, nên cực kì thích giao tiếp. Mọi người xung quanh tui hay có cái kiểu này, mỗi khi có 1 vị khách nào lạ lạ bước vào nhà.
-
Mặt nhỏ này hiền hiền nè, chắc tính tình tốt lắm.
-
Mặt thằng này gian gian sao á, con né né nó ra, đừng có gây sự
với người ta.
-
Bà này phụ nữ mà giọng khàn khàn, tính nết chắc hung dữ lắm
á.
Ngay
cả cái drama tui đang hóng dạo gần đây của cô diễn viên nọ giật chồng, còm men
tui đọc được vẫn luôn là “ nhìn cái tướng là biết ngay tiểu tam”, hay “ nhìn
cái mặt ác thế biết ngay chả phải người đàng hoàng”.
Đúng,
tui thấy khá là thú vị, nên tui gọi những sự kiện này là Nhân tướng học và đời
sống thường nhật. Thiệt ra nhân tướng học không phải là cái gì phức tạp quá, nó
vẫn vô tư len lõi trong chúng ta một cách vô cùng tự nhiên.
Hôm
nọ, chị tui đi xăm chân mày phong thủy, họ bảo hút lộc chiêu tài gì đó, sẵn tiện
xăm luôn nốt ruồi giao tiếp ở khóe miệng. Cả nhà nhìn chỉ biết cười trừ, hóa ra
Nhân tướng cũng dễ òm, chỉnh sửa tí là hợp nhãn ngay.
Tui
muốn nói sơ qua đôi nét lịch sử của bộ môn Nhân tướng học, vì đây là bộ môn lẻ,
được hình thành cùng thời với tôn giáo Phật, và được xây đắp, phát triển đến
ngày nay. Tư liệu quý giá thì tui không có, tư liệu theo kiểu bố mẹ ông bà truyền
lại thì cũng như bố mẹ ông bà của mọi người, đại khái, vô thưởng vô phạt. Tuy
nhiên, nói về độ uy tín thì bộ môn này cũng khá là vững á.
Nhân
tướng học (physiognomy) tìm hiểu theo phương Đông thì hầu như đã được upload bản
pdf đẹp hay ebook hết rồi nghen, nên đọc những đầu sách có hình ảnh đính kèm,
và kết hợp được toàn bộ các khía cạnh của tướng số, chiêm tinh, tử vi. Tim theo
hướng phương Tây thì cứ gõ keyword ở trên là ra. Lưu ý là từ thế kỷ 20 trở về
sau, Nhân tướng học ở Tây phương bị lủng đoạn do thời kỳ ánh sáng, cách mạng
khoa học diễn ra. Nên nó có thể sẽ kém đầy đủ hơn.
Bên
cạnh bộ môn có bề dầy lịch sử này, vẫn có một bộ môn trẻ có tên là Bút tích học
( Graphology) ra đời sau thế kỷ 20, có sự hỗ trợ của các nghiên cứu khoa học.
Cũng thế, cả phương Đông và Tây vận dụng nó để “ đoán”. Tuy ra đời trong thời
kì khoa học cách mạng, nhưng vẫn được coi là giả khoa học nghen, tức là nó
tương đối chính xác, chứ không tuyệt đối như thuyết cơ học lượng tử đâu.
Cho
nên, vì cái tính tương đối rất cao ở cả 2 bộ môn có công trình kiến trúc này,
nên đâu đó vẫn còn những trường hợp trái nghịch, góp phần củng cố câu “ nhìn vậy
chứ chưa chắc đã vậy đâu” của tui. Lấy 1 ví dụ trong thư pháp :
Trong
thư pháp có ông tên Âu Dương Tuân nhiều người nói ông ta tướng mạo thì xấu xí
nhưng chữ lại rất đẹp. Là 1 trong 4 danh gia của thư pháp Trung Hoa.
Ở
trên, tui đã liên tưởng cho mọi người thấy ông bà mình có 1 đại công trình chứng
minh là tâm thế nào thì sinh ra tướng thế đấy. Hay ông bà bên Tây cũng ngầm khẳng
định, tâm thế nào sinh chữ thế đấy. Nhưng với trường hợp trên, nếu chữ ông đẹp
thì tâm ông phải đẹp chứ, mà tâm ông đẹp sao mặt ông lại xấu thế?
Tui
chưa tìm ra được cái mặt ông như thế nào, nhưng nếu thời ông bà mình chê xấu,
thì chắc là tướng số cũng thuộc tầm mắt tam bạch hay mũi diều hâu. Chắc ông thời
đó cũng đồng cảm với con cháu thời nay, lỡ đẻ ra cái mặt như thế rồi, không hợp
phong thủy ở đâu cả, thì vác đem sửa cho tâm ngay thẳng.
Điển
hình như tui, sau 1 đoạn thời gian nghiên cứu 2 bộ môn trên, cũng cảm thấy
không hài lòng với bản thân lắm. Vậy là tui đổi chữ, tui luyện chữ theo phong
cách hướng ngoại, giỏi giao tiếp hơn. Tui nhổ tóc, cho trán nhìn to hơn, vì đâu
đó có niềm tin lớn lao là trán càng rộng càng thông thái...
Tui
nghĩ không chỉ mỗi tui ám ảnh đâu, đọc cái mớ đó lâu quá, hẳn cũng ngầm tin rằng
mình như những lời người ta nói. Hồ hởi thay đổi cái mặt, thay đối chữ viết, để
mong rằng tâm mình cũng thay đổi, con người mình cũng đổi thay. Tâm sinh tướng,
tâm sinh chữ, chớ tướng có sinh tâm không, chữ có sinh tâm không, thì chưa ai
nói đến.
Thử liên hệ giữa thư pháp và thời đại ngày nay xem
Mình
đang ở thời đại 4.0, thời mà có nằm mơ, ông bà cũng không nghĩ ra là thời nay,
con cháu làm Kol, tiktoker đâu nhỉ. Mĩ nhơn hồi xưa ông bà miêu tả thế này :
" Vân xem
trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Ấy
là chị Vân nhà ta ngày xưa Chuppy, thân hình mũm mĩm, mặt tròn như bánh bao, lại
trắng bệt như tờ a4. Chị Vân mà chơi tiktok là đảm bảo bị body shaming như mấy
cô ca sĩ Hàn Quốc ngay. Thời nay mĩ nhơn lại là tỉ tỉ Douying, ốm lòi cả xương
sườn. Hay Tây hơn thì môi dầy, mặt sắt nét, da phải ngâm, body lại càng phải
săn chắc cơ bắp cuồn cuộn cả lên.
Hay
nghịch lý là, thời xưa phụ nữ cằm tròn ( hạ đình) được ví như hot trend, có của
ăn của để. Thời nay, cằm càng nhọn, càng thon, mặt càng nhỏ lại càng dễ sống, dễ
nổi tiếng, dễ nhìn, mới dễ kiếm tiền, có của ăn của để. Vậy mới thấy, xu thế
bây giờ khác lạ so với ngày xưa, nên Nhân tướng học ngày xưa, ít nhiều cũng chệch
hướng so với bây giờ.
Nên
là, Người đẹp, dù đẹp ở thời đại nào, đẹp ở thời ông bà hay đẹp ở thời tiktok
có nói lên được cốt cách người ta như thế nào không, thì lại càng không chắc. Càng
giống như viết chữ, chữ ngay ngắn cỡ nào, bút pháp điêu luyện ra sao, vốn chỉ
nói lên công cán người ta học tập thư pháp có nghiêm chỉnh hay không, có đầu tư kiên trì
hay không, chớ sao mà nói được sâu trong lòng người ta như thế nào.
À
thì cứ cho là nghiêm chỉnh trong công luyện chữ đi, thì cũng nghiêm chỉnh trong
công việc đi, rồi thành công đi. Xong đi tòu vì trốn thuế đi, hay theo cái câu
“ lắm tài nhiều tật “ đi. Bởi vậy, tài không có nghĩa là có đạo đức nghen, đừng
có mà đi ngưỡng mộ tùm lum rồi vỡ mộng ( như tui).
Muốn
tìm hiểu bản thân, hay nhìn mình mà hiểu người, tui khẳng định mình cần một quá
trình lắng nghe tỉ mỉ, rõ ràng, và vô cùng kiên nhẫn. Bởi cái tâm của mình ra
sao, mình cần tự nhìn nhận được, tự ý thức được, chớ không phải dựa vào dự đoán
đến từ Nhân tướng học, Bút tích học. Nó tương tự với việc nhìn người, hiểu người,
cũng cần 1 quá trình quan sát thiệt là dụng tâm, chớ không thể “ nhìn thoáng
qua” như kiểu cách của ông bà ta được.
Nói
vui, hồi xưa tui kiếm cái mặt tui trong tướng số kỹ lưỡng lắm, vì tui tò mò xem
người ta nói gì về tui. Xong, tui đọc được câu với cái mặt của tui, tui sẽ ế tới
già, không gia đình, cô độc. À thế à, tui ghét, tui không thèm đọc nữa. À, tướng
số còn bao gồm cả hình tướng, khung xương, dáng người nữa nghen. Giống như chỉ
tay thì phải xem luôn khung tay, các gò mới đúng, xem mỗi chỉ thôi thì hơi
nông. Nhưng tóm lại là tui vẫn ghét, tui cảm thấy nếu cứ tiếp tục đọc những điều
không được tốt đẹp về mình, tui sẽ tức nguyên ngày. Tốt đẹp thì vui, không sao,
chớ mà chê chê là cấn liền.
Tui
biết, tui hay mọi người, vì muốn bản thân được tốt hơn, nên hướng tới những điều
tốt hơn. Ví dụ người ta bảo chữ tui là người nhỏ mọn, không thành công, thì tui
sửa chữ tui thành kiểu người rộng rãi, cho dễ thành công. Ấy thì chữ nó dễ sửa
với cũng không tốn tiền lắm như cái mặt, cái tướng người, nên tui dễ chọn nó.
Nhưng
tui hỏi nghen, chỉ sửa chữa thôi, ngoài ra thói quen và lối suy nghĩ vẫn không
thay đổi, ấy ra công thức vẫn vậy, thì làm sao kết quả khác đi được ta?
Tui
nhớ cái hồi ông Đô nàn Trum lên làm tổng thống, người người nhà nhà đem bút
tích của ông ra để phân tích mẫu người này, vì bút tích của ông cũng hơi dị.
Tui nhớ có 1 số người phân tích ra vì cái dị đó, nên ông mới làm lớn như vậy. Rồi
đọc còm men cũng thấy người người nhà nhà cố gắng mô phỏng nét chữ dị đó, mong
mình cũng hít được xíu nén thơm của 1 người quá thành công.
(
trong đó cũng có tui)
Cũng
không biết là có ai thành công được như thế chưa. Nhưng chính tui cũng có thể
khẳng định được là Tâm sinh tướng, Tâm sinh chữ là đường 1 chiều, không thể đi
ngược lại, muốn sửa tâm thì đi đường khác mà thôi. Dù có luyện chữ cỡ nào, có
phấn đấu cho cái mặt hợp phong thủy cỡ nào, mà bản thân vẫn chưa đủ “ tốt”, thì
cũng vậy, có lạc lối cũng có vấp ngã. Đạo đức có lung lay một tí xíu.
Cho
nên, tui quan sát được, việc bạn luyện chữ cho đẹp lên, hay việc mình phấn đấu
cho hợp nhãn lên, nó không có liên quan gì đến việc bạn soi xét bản thân, phát
triển bản thân, hay chỉnh sửa bản thân trở thành 1 người như thế nào cả. Tui
nghĩ nên làm rõ vấn đề này, để đỡ hiểu sai mục đích của người luyện chữ, là luyện
cả tâm gì đấy. Để người ta dương dương tự đắc, bảo rằng chữ đẹp, thì tâm cũng
uy nga. Ở đâu mà ra...
Chưa
kể là các bạn chỉnh chữ, chỉnh tướng như tui để đổi vận. Dễ hen, tui cũng
khuyên luôn các bạn có tâm lý yếu như tui mà đi nghiên cứu mấy bộ môn tâm linh
này, dễ cho người ta phán mình cái này cái kia, nào là nghèo khổ suốt đời, nào
là tình duyên trắc trở, làm ăn lụn bại, có mà tự hù dọa mình. Mệnh là cho mình
tạo ra, giống như cái tâm mình vậy, là của mình, tùy ý mình chỉnh nắn, dọn dẹp,
chớ hong phải chỉnh dăm ba cái bên ngoài, mà tự nhiên tâm mình tốt lên, thực tế
là hong có.
Nếu
có thì tui làm rồi, yên tâm.
“ Chữ
ngay thẳng thì tâm cũng ngay thẳng”. Cơ mà dưới kinh nghiệm của tui, cái hồi
tui còn lệch lạc á, chữ tui cũng thẳng lắm, do luyện tập mà ra. Đến 1 cái trình
độ nào đó, khi luyện tập đủ chân thành thì tự nhiên chữ sẽ đạt đúng theo mọi
yêu cầu bút pháp. Cơ mà, cả cái quá trình đó, tư duy tui vẫn lệch lạc, không muốn
thay đổi, thì việc thiếu đạo đức là lẽ đương nhiên, hệ quả đi sau nó cũng đương
nhiên.
Cốt
lõi vẫn là ở bản thân. Tui nhắc cả trăm lần, hiểu bản thân thiệt kỹ, biết bản
thân thiệt sâu, thì ai nói gì cũng không lay động đến mình được. Cũng không vì
hướng “ đẹp” mà tự hù dọa mình, hay tự mắc kẹt luôn trong những điều tốt đẹp,
không thể tự cởi bỏ cái khung ảo đó mà thoát ra để phát triển lên.
À
tui nói có hơi trừu tượng. Vầy đi, ai đó nhìn chữ bạn, khen đẹp. Khen bạn có
tài có đức rồi, hạnh phúc rồi nghen. Thế rồi bạn tin luôn, bạn sống vậy hoài
luôn, mọi điều tệ hại diễn ra trong cuộc sống của bạn đều không phải trách nhiệm
của bạn luôn. Thế thì, đâu có đúng? Hay như tui, bị chê chữ xấu òm, nhỏ nhặt li
ti, rồi tui tin luôn, tui chỉnh luôn, tui chỉnh chữ với niềm tin là tâm tui được
chỉnh rồi luôn, nhưng cuộc sống vẫn thế, bản thân vẫn chưa tốt, thì dĩ nhiên cuộc
sống vẫn chưa thay đổi.
Nên
bạn này, mình luyện chữ, cho chữ mình đẹp lên, ấy là chỉ đang luyện cái kỹ năng
tập trung, cẩn thận, tỉ mỉ. Nó là kỹ năng, nó có thể luyện tập ra được, và nó
không có nghĩa là bạn đang là một người tuyệt vời, đủ điều kiện để thành công
trong cuộc sống, hay đủ trách nhiệm để viêm mãn trong tình yêu.
Mình
rạch ròi ra, vì cuộc sống đâu có dễ ăn đến vậy. Mình rạch ròi ra để không tự ảo
tưởng và tự phụ vào những con đường mà mình đang đi, đang bước. Dẫu nó có là cả
1 đại công trình nghiên cứu đi chăng nữa, luyện tập đổ mồ hôi sôi nước mắt đi nữa,
thì cốt cách mình vẫn thế.
Giống
như font chữ Einstein, “viết như một thiên tài”, rất giỏi, rất tâm huyết, rất cống
hiến cho nhân loại. Nhưng nghe cống hiến không nghe đời tư, vì tính ra, ông này
chả tử tế lắm đâu. Cho nên, hong nhìn vào những điều tuyệt vời để tự nhiên đi
mão luôn nhân cách người ta cũng sẽ tuyệt vời, hong có.
Nhập
môn luyện chữ cũng vậy, mình xác định rõ cái lợi bộ môn này có thể mang lại cho
mình, cái mục tiêu mà mình muốn hướng đến khi nhập môn, chớ hong có lỡ bước vấp
vào cái hố ảo tưởng nhân cách, đổi vận số, hay tu tính thiện lành hơn. Bởi sau
1 thời gian dài miệt mài, tui đảm bảo nhân cách không thẳng nỗi như cách bạn viết
đâu, với kinh nghiệm của 1 người từng lệch lạc như tui.
Mình
thiếu tử tế, thì khiên nhẫn và tỉ mỉ cũng không giúp mình tử tế nhiều hơn. Mình
thiếu tôn trọng công việc bởi những điều căn bản, thì khả năng tập trung và cẩn
thận không giúp mình bù lại được cái thái độ đó đâu. Ấy là lưu ý cho những bạn
đã và đang giỏi ở 1 số lĩnh vực của của riêng bạn, bởi khả năng luyện tập của bạn
quá tốt. Nhưng vì điều đó mà ngang nhiên cho rằng bạn thiện lành, tử tế, thì
nên xem xét lại, không chừng lại đang mắc vào những cái bẫy ảo tưởng rồi.
Tóm
lại, tui vẫn rất yêu thích 2 công trình vĩ mô Nhân tướng học và Bút tích học,
vì đó là 1 điều kiện tuyệt vời để soi xét bản thân, giống như một tấm gương á,
giúp mình hiểu hơn nhiều về bản thân cũng như mọi người.
Nhưng
tui xin được nhấn mạnh, rằng đây là đường 1 chiều không được quay đầu. Để soi
xét, chứ không phải để đoán người hay dùng 2 đại công trình này để chỉnh sửa
chính mình theo cách sửa chữ, sửa được cốt cách. Thấy chữ, thấy được thâm tâm.
Nên không được phụ thuộc vào nó nhiều quá, mà quên mất tiêu mình là ai, là người
như thế nào, và đang hướng đến điều gì.
Sẽ
không sao cả, nếu bạn chưa tốt, nhận ra điểm chưa tốt đó mà muốn cải thiện.
Nhưng sẽ có sao đó, nếu bạn chưa tốt, nhưng vẫn ráng vịn vào những lời xét đoán
vô thưởng vô phạt này, để từ chối sự phát triển và nhìn nhận lại chính mình.
Luyện
chữ, để tập trung tốt hơn do quen xem clip 15s trên tiktok nhiều quá thì tốt. Để
cẩn thận hơn do bấm điện thoại nhanh quá riết quen. Để tỉ mỉ hơn do capcut out
trình quá. Nhưng bạn nè, để ngay thẳng, chân thành, và lành tính hay đủ điều kiện
để thành công trong công việc một cách có đạo đức thì hành trình luyện chữ
không giúp được, nên là tự bản thân bạn thôi.
Hay
bạn bị mắc kẹt giống tui cũng được, nhưng đừng kẹt lâu quá, già mất.