Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà là gì? Vì sao thư pháp là môn học không bao giờ...chết

 

Trong lịch sử người ta thường nhắc tới ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà như là những thành tố chính để tạo nên đại sự.

Đại sự ở đây là việc lớn, những việc phức tạp, những chuyện liên quan tới nhiều người, phạm vi rộng và có ảnh hưởng sâu rộng.

Bởi vậy mới nói, những thứ như "nặn mụn", "đánh răng" thì không cần thiết phải có thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Nhưng lớp trẻ vẫn hay lạm dụng những thành tố này cho những việc nhỏ nhoi, không đáng nói.

 

Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà

I. Thiên thời, địa lợi, nhân hoà là gì?

Đây là ba yếu tố chính yếu góp phần giúp cho những công việc lớn lao có thể đạt được kết quả như mong muốn.

Trong chiến tranh, phe nào nắm chắc thời tiết, khí hậu, địa hình, có sự đồng lòng của mọi người là phe sẽ có ưu thế vượt trội.

Thiên thời là có trời ủng hộ, giúp đỡ. Thời là khoảnh khắc ông trời phú cho người làm đại sự cái thuận lợi riêng.

Ví dụ như khi Gia Cát Lượng dùng kế hoả công dốt ông Tư Mã Ý, thì trời bỗng nhiên nổi trận mưa to. Ấy là trời đã giúp cho người, cứu ông Tư Mã Ý một phen.


Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà

Thiên thời là gì?

Thiên thời là yếu tố hàng đầu, quan trọng nhất trong số ba yếu tố kể trên.

Nhiều người trước khi thực hiện công việc gì cũng đều tính tới chuyện "ông trời" liệu có ủng hộ.

Kể cả người nông dân ra đồng để trồng cấy cũng phải xem xét thời tiết có thuận lợi cho cây trồng hay không.

Hoặc người làm kinh doanh cũng phải xem thời gian hiện tại nóng - lạnh ra sao, nắng- mưa thế nào để mở hàng quán.

Thiên thời ở một khía cạnh sâu hơn ám chỉ chu kỳ sinh - trụ - dị - diệt của một sự vật, hiện tượng. Nói như khi xưa nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập dựa vào thiên thời ủng hộ khi mà Quân đồng minh đang giải giáp quân đội Nhật Bản, và đó trở thành cơ hội ngàn năm có một để dân ta xây dựng chính quyền mới.

 

Địa lợi là gì?

Địa lợi là vị trí, lãnh thổ, đặc điểm đất đai, tất cả những yếu tố liên quan tới đất, dưới bầu trời.

Theo quan niệm xưa, trời bao bọc tất thảy chúng sinh, mang lại sức sống, mưa gió để điều tiết vạn vật phát triển có đặc điểm riêng, phân biệt và chia tách muôn loài theo từng vị trí. Còn đất thì ôm ấp, bao bọc, trở che cho vạn vật, không phân biệt, luôn hiền hoà và tuân theo ý trời.

Bởi vậy người xưa quan niệm lấy trời, hay thiên ý chỉ người đàn ông mang tính dương, nhẹ, ở trên. Còn đất mang tính âm, nặng, ở dưới chỉ người phụ nữ.

Địa lợi ý nói đến vị trí lợi thế, ví như người kéo chiếc xe bò ở vị trí bằng phẳng bao giờ cũng dễ hơn là người phải kéo chiếc xe lên dốc, chỗ đồi núi gập ghềnh đá sỏi.

Trong làm ăn kinh doanh, mua bán, những nơi có giao thông thuận lợi, có vị trí đắc địa đông dân cư, thường là những nợ được coi là địa lợi trong mở hàng quán.

Trong lĩnh vực chính trị, những địa thế bằng phẳng, bao bọc bởi núi non, dễ dàng mở rộng, sông ngòi dày đặc, góp phần để những người lãnh đạo lựa chọn làm nơi đóng đô, phát triển đất nước, làm thủ đô của đất nước.

Bạn có thể tìm hiểu thêm tác phẩm "Chiếu dời đô" văn bản được cho rằng của vua Lý Thái Tổ viết trong đó có phân tích vấn đề địa lợi liên quan tới việc rời Đô về Thăng Long-  Hà Nội.

Lịch sử Trung Hoa cũng ghi nhận và xem trọng ba yếu tố Thiên Thời - Địa Lợi - Nhân Hoà.

Trích dẫn từ các sự kiện trong quá khứ, đặc biệt là trong tác phẩn Tam Quốc Diễn Nghĩa của tác giả La Quán Trung, người ta thấy được ba đạo quân Nguỵ - Thục - Ngô mỗi bên đều có những thế mạnh riêng tương ứng với thiên thời, địa lợi, nhân hoà.

Trước đó vào thời Hán Sở tranh hùng cũng ghi nhận việc Hạng Vũ đày Lưu Bang vào vùng Hán Trung cũng được coi là - Trao cho Lưu Bang cái địa lợi để nuôi dưỡng sinh khí, vì nơi này trước kia là do nhà Tần chiếm đóng, nhờ có vị trí hiểm yếu mà người dân dễ dàng nuôi trồng, cầy cấy, tích trữ lương thảo, dưỡng dục sĩ khí ba quân chờ ngày thống nhất đất nước.

Bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu về chữ Phát trong thư pháp

Nhân hoà là gì?

Yếu tố cuối cùng nhưng lại được xét ngang hàng với trời và đất. Không phải ở lí luận đúng đắn, mà lại nằm ở vấn đề đoàn kết.

Nhân hoà là khả năng đoàn kết của những người cùng thực hiện đại nghiệp.

Lấy một ví dụ nhỏ như trong môn kéo co. Nếu tất cả một phé kéo sử dụng sức lực đều đặn, sẽ dễ dàng giành được chiến thắng. Cũng như trong các môn thể thao, nội bộ các cầu thủ phối hợp ăn ý, sẽ giúp cho các phương án tác chiến diễn ra trơn tru, đạt hiệu quả cao.

Trong chiến tranh, người ta tìm đủ mọi phương cách để làm cho cái NHÂN trở nên BẤT HOÀ. Ví dụ như rải truyền đơn, đánh vào tâm lý tham lam của cải, dụ dỗ người khác, chia rẽ, phản bội để tạo ra mâu thuẫn, gây mất đoàn kết.

Như vậy để thành công, những người được coi là tài trí, giỏi giang cũng phải tính tới việc nhân hoà, đôi khi là hạ mình để đoàn kết với những người khác vì mục tiêu chung của tập thể. Đó là cái đại trí của kẻ có học thức. Chứ không phải huênh hoang tự cho rằng mình giỏi mà xa lìa tập thể sẽ làm ảnh hưởng chung tới toàn bộ công việc khi nhân hoà không có.

Gợi ý đọc thêm: Hiếu là gì?

II.  Vì sao thư pháp không bao giờ "chết"?

Trong quá khứ nhà thơ Vũ Đình Liên từng viết bài thơ Ông Đồ mô tả cho một thời kỳ thú chơi thư pháp bị nhiều người ngoảnh mặt, nhưng đi qua thời gian, thú chơi ấy lại đang sống dần lại trong mắt những người trẻ bởi sự kết hợp giữa bút lông, mực tàu và chữ Quốc ngữ.

Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà

Thư pháp dù ở bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào cũng đều được xem trọng và phát huy hết mực. Bởi người viết chữ đại diện cho cái đẹp, cho học thức mà bất cứ thời đại nào cũng cần đến, ấy chính là thiên thời. Ở bất cứ đâu, người ta cũng có thể viết chữ. Thậm chí là ở trong tù, hoặc luyện chữ trong tâm thức đó lại là cái địa lợi của thư pháp. Và ở bất kể giai đoạn nào người ta cũng có nhu cầu tìm tới tri thức, thực hành cái đẹp và học tập ý nghĩa của con chữ nên nhân hoà là yếu tố cuối cùng giúp cho thư pháp luôn luôn nhen nhóm để bùng lên thành thú chơi của xã hội.

Mặc dù hiện nay, nhiều người viết thư pháp Việt vẫn chưa có sự đồng thuận về mặt lý luận, tư duy về cái đẹp, chuẩn mực của một tác phẩm đạt đầy đủ các yếu tố Chân - Thiện - Mỹ nhưng vấn đề này tác giả cho rằng chỉ là yếu tố ngắn hạn.

III. Những câu nói hay về Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà

- Thuận thiên ứng thời khai cát vận

Phong sinh thuỷ khởi hảo sự lai

- Vị nhân hoà khí xuân vô tận

- Thuận thiên địa, hợp nhân sinh, vạn sự thành

 

Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà


Tạm kết

Để thành công trong mọi lĩnh vực, thiết nghĩ con người ta cũng cần phải để ý tới cái to lớn bao trùm có hợp với thiên, địa, nhân hay không. Để từ đó có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp trong dài hạn.

Nếu là nhà đầu tư bạn nên biết thời điểm để mua vào một cổ phiếu nào đó có đáp ứng đủ các tiêu chí nêu trên, từ đó mà lựa chọn ra được những công ty chất lượng nhất để đầu tư vào.

Người làm chính trị chí ít cũng phải có sự tìm tòi, đánh giá xem hiện trạng chỗ làm của mình có thiên thời ủng hộ hay không, xu thế sắp tới sẽ như thế nào để đi trước một vào bước so với người khác, từ đó mà nhận lại thành quả viên mãn.

Trên đây là bài viết giải thích ý nghĩa của Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà. Rất mong nhận được sự đóng góp, chia sẻ từ quý độc giả.

Thông tin liên hệ:

Fanpagehttps://www.facebook.com/thuphapthanhphong

Youtube: https://www.youtube.com/c/thuphapthanhphong

Tiktok: www.tiktok.com/@thudao.com

Sđt tư vấn: 0395 021 559 (Ms Nguyệt)

Cảm ơn bạn đọc <3

Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn