Một trong những câu nói mà rất nhiều người nhắc đến nhưng không phải ai cũng hiểu được. Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng.
Trong bài viết ngày hôm nay, Thanh Phong sẽ cùng với các bạn giải nghĩa và phân tích câu nói rất hay này.
Những công việc này thường tiêu tốn một khoảng thời gian rất lớn khiến cho việc gặp gỡ, trao đổi giữa các "bằng hữu" với nhau trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Việc vô tình gặp được nhau giữa dòng đời vạn biến chính là một trong những tiêu chí tạo nên chữ
"Duyên" trong tâm tưởng của những người xưa.
Đối với nhiều người, việc gặp nhau tình cờ đôi ba lần có nghĩa gần giống như việc số phận đưa đẩy hoặc "ông trời mong muốn điều đó". Chính vì thế, họ nghĩ rằng khi đã có "duyên" tức là hai người đã có một mối liên hệ nào đó, cho dù có cách xa đến mấy thì đi bất cứ đâu cũng có thể gặp lại. Bởi vậy ta mới có câu:
Còn khi không có duyên (tức "vô duyên") thì ngay cả khi hai người ở gần nhau thì cũng chẳng thể gặp được, đôi khi là đi ngang qua mặt cũng chẳng thể phát hiện được sự hiện diện của đối phương.
Tuy nhiên đối với rất nhiều người, chữ Duyên vẫn là một trong những chữ được sử dụng nhiều nhất trong làm ăn, kinh doanh, buôn bán hoặc kết giao bạn bè.
Người để chữ "duyên" trong nhà để tỏ lòng mến khách và để cao cái vô tình có được những người bạn mới, đề cao việc giữ gìn tình bạn mãi mãi trường tồn.
Gợi ý bạn đọc thêm bài viết: "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến" bằng cách nhấp vào link sau đây.
Thư pháp Thanh Phong thủ bút.
Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2018
Trong bài viết ngày hôm nay, Thanh Phong sẽ cùng với các bạn giải nghĩa và phân tích câu nói rất hay này.
Nguồn gốc của câu nói
Thời xa xưa, trên thế giới không có những phương tiện thông tin truyền thông hiện đại như ngày nay, những người ở xa chỉ có thể liên hệ với nhau qua thư từ hoặc phải di chuyển một quãng đường rất xa để có thể gặp được nhau.Những công việc này thường tiêu tốn một khoảng thời gian rất lớn khiến cho việc gặp gỡ, trao đổi giữa các "bằng hữu" với nhau trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Việc vô tình gặp được nhau giữa dòng đời vạn biến chính là một trong những tiêu chí tạo nên chữ
"Duyên" trong tâm tưởng của những người xưa.
Đối với nhiều người, việc gặp nhau tình cờ đôi ba lần có nghĩa gần giống như việc số phận đưa đẩy hoặc "ông trời mong muốn điều đó". Chính vì thế, họ nghĩ rằng khi đã có "duyên" tức là hai người đã có một mối liên hệ nào đó, cho dù có cách xa đến mấy thì đi bất cứ đâu cũng có thể gặp lại. Bởi vậy ta mới có câu:
"Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ"Ý chỉ khi giữa hai người có "duyên" thì cho dù có cách xa "thiên lý" thì vẫn có thể gặp mặt (năng tương ngộ).
Còn khi không có duyên (tức "vô duyên") thì ngay cả khi hai người ở gần nhau thì cũng chẳng thể gặp được, đôi khi là đi ngang qua mặt cũng chẳng thể phát hiện được sự hiện diện của đối phương.
Trong xã hội ngày nay
Việc hữu duyên hay vô duyên đã được xem như một việc rất đỗi bình thường và không còn quan trọng như trước nữa, vì khoảng cách địa lý dường như đã bị thu hẹp lại bởi các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông như máy tính nối mạng hoặc điện thoại di động. Bởi vậy người ta đã ít nhắc tới câu nói này vì cho rằng nó không còn đúng trong thời đại hiện nay nữa.Tuy nhiên đối với rất nhiều người, chữ Duyên vẫn là một trong những chữ được sử dụng nhiều nhất trong làm ăn, kinh doanh, buôn bán hoặc kết giao bạn bè.
Trong thư pháp
Chữ "duyên" được xem là chữ mà nhiều người ưa chuộng nhất, vì nó không những thể hiện tư tưởng an nhàn, mặc cho dòng đời xô đẩy để nếu có dịp sẽ gặp được những vận may, những điều tốt đẹp, những người bạn "hảo tri ân".Người để chữ "duyên" trong nhà để tỏ lòng mến khách và để cao cái vô tình có được những người bạn mới, đề cao việc giữ gìn tình bạn mãi mãi trường tồn.
Gợi ý bạn đọc thêm bài viết: "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến" bằng cách nhấp vào link sau đây.
Thư pháp Thanh Phong thủ bút.
Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2018