Tiêu cực là gì? Thế nào là một bức thư pháp tiêu cực?

Hãy tránh xa những con người tiêu cực
Bạn nên hiểu rằng, trong cuộc sống này có vô vàn những điều quan trọng mà chúng ta phải nghĩ đến, để làm được nhiều điều ấy, cảm xúc đóng góp một vai trò rất to lớn. Khi bạn vui, thì mọi thứ đều cảm thấy rất dễ dàng, nhưng khi bạn buồn thì cho dù việc làm có nhỏ đến đâu đi chăng nữa thì chúng ta cũng chẳng thể nào mà làm cho ra hồn được.

Chính vì vậy, việc giữ cho bản thân luôn tích cực và vui vẻ là điều rất cần thiết nếu bạn muốn xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cho bản thân.

Trong những ngày bình thường, có vô số điều mà chúng ta tiếp xúc, trong những điều đó, có những thứ giúp ta mang lại cảm xúc tích cực và cũng có những điều ngược lại. Tôi không dám chắc rằng những yếu tố khác tác động tới bạn như thế nào, nhưng có một yếu tố mà tôi dám cá rằng sẽ là nhân tố chủ yếu khiến cho bạn có một ngày tốt đẹp hay không. Đó chính là con người.

Nếu bạn nhìn vào những người thành công

Bạn sẽ thấy rằng, xung quanh những người thành công và hạnh phúc bao giờ cũng có bóng dáng của tiếng cười và những suy nghĩ tích cực. Vấn đề là nhiều bạn lầm tưởng rằng những người thành công sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc sau khi họ đạt được thành tựu, nhưng thực tế thì không phải vậy!
Thức tế, những người thành công luôn là những người có suy nghĩ tích cực và hạnh phúc ngay cả khi họ có thất bại đi chăng nữa. Vì quan điểm của về hạnh phúc và thành công của họ rất khác so với những người thất bại.

Bạn có thể đọc các bài viết “Hạnh phúc là đấu tranh” và “Định nghĩa hạnh phúc trong tôi” để hiểu rõ hơn về điều mà tôi muốn nói.

Đừng phí thời gian vào những kẻ tiêu cực.

Những ký ức đẹp dĩ nhiên là rất khó để từ bỏ, tuy nhiên nếu tình bạn ấy không thực sự giúp được bạn nhiều trong tương lai, tôi nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu chúng ta tránh xa những người tiêu cực.

Đã từng có một thời gian tôi quan tâm và cố gắng thay đổi tư tưởng của một người bạn. Người mà tôi cho rằng có thể thay đổi được cậu ấy trong một sớm một chiều vì tình bạn của chúng tôi rất thân thiết.
Thế nhưng sự thực thì tôi không phải là một nhà tâm lý và cũng chẳng hiểu chút gì về phương pháp thuyết phục người khác, chính vì vậy mà mặc dù tôi tự nhận mình là người tích cực, tôi cũng chẳng thể nào thay đổi được cậu bạn kia.

Kết quả thậm chí là tôi còn bị ảnh hưởng bởi những kiểu suy nghĩ thụ động và tiêu cực của cậu ấy.
Vậy thì thay vì phí thời gian vào những người sống không tích cực, thì chẳng thà rằng bạn nên giành thời gian cho việc kết giao với những người bạn mới hay sao. Ít nhất là thời gian đầu ai cũng tốt và có những suy nghĩ rất tuyệt vời.

Mặc dù rất khó để nói ra, nhưng sau cùng thì tôi vẫn quyết định tránh xa con người này và dần dần cảm thấy những thay đổi tích cực hơn trong tâm hồn mình.

“Nhưng tôi chẳng có ai để chơi cùng cả”

Nhiều người nói với tôi về điều này, rằng đa số những người họ chơi cùng ai cũng đều là kẻ tiêu cực cả. Những lúc nghe thấy câu nói ấy, tôi chỉ biết cười trừ. Đây là lý do mà hầu như những người thất bại, thiếu may mắn thường là số đông so với những người còn lại.

Hơn nữa, bạn cũng đừng viện dẫn lý do không có ai chơi cùng để biện minh cho việc chúng ta không hạnh phúc, hoặc không tích cực. Vì chính suy nghĩ ấy cũng đang chứng tỏ rằng bạn là một người tiêu cực đó.

Hãy nhìn ra xung quanh, hiện nay có rất nhiều kênh để bạn có thể tiếp cận và làm quen với mọi người, thông qua mạng xã hội, thông qua các lớp học, các buổi đi chơi, bạn đều có cơ hội dễ dàng tìm thấy những người tích cực để kết giao, làm bạn.

Hãy nhìn vào cách ăn mặc của họ, cách mà họ nói chuyện, cách họ xử lý vấn đề để nhận biết được tính cách của họ. Hoặc nếu như cảm thấy khó, hãy rủ họ đi ăn. Một bữa tối bình thường sẽ chẳng là gì nếu điều đó mang lại cho bạn một mối quan hệ mới, một tình bạn đẹp hoặc chí ít thì cũng là một cơ hội giúp đỡ trong tương lai.

Cổ nhân có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thị sáng”
Tôi hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ biết cần phải làm gì đối với những mối quan hệ của bản thân trong thời gian sắp tới.

Thế nào là một bức thư pháp tiêu cực?

Trong thư pháp, các nét chữ không được đánh giá là "tiêu cực" theo nghĩa đen, nhưng một số đặc điểm hoặc cách thể hiện có thể mang ý nghĩa không hài hòa, thiếu cân bằng hoặc truyền tải thông điệp không phù hợp. Dưới đây là những yếu tố thường được xem là không tốt hoặc kém may mắn trong quan niệm thư pháp truyền thống và nghệ thuật:

1. Nét Chữ Thể Hiện Sự Hỗn Loạn, Thiếu Kiểm Soát

Nét đứt gãy, chồng chéo: Những nét chữ bị đứt quãng, không liền mạch hoặc chồng lấn lên nhau tạo cảm giác hỗn độn, tượng trưng cho sự thiếu tập trung, tâm trí bất an.

Nét vội vàng, cẩu thả: Thể hiện sự thiếu tôn trọng nghệ thuật, không dành tâm huyết cho tác phẩm.

2. Nét Chữ Mang Năng Lực "Trì Trệ" hoặc "Bế Tắc"

Nét quá cứng nhắc, khô khan: Những nét thẳng đơ, thiếu sự uyển chuyển (như nét "thủy" trong Ngũ hành) thường gợi cảm giác bó buộc, thiếu linh hoạt.

Nét chữ "chết": Nét không có độ đậm nhạt, không sinh khí, giống như một bức tranh không hồn.

3. Nét Chữ Phản Cảm Về Mặt Thẩm Mỹ

Mất cân bằng Âm Dương: Nét quá đậm (Dương thịnh) hoặc quá nhạt (Âm thịnh) mà không có sự hòa hợp, tạo cảm giác nặng nề hoặc mờ nhạt.

Bố cục lệch lạc: Chữ viết nghiêng ngả, không tuân theo quy tắc "thiên – địa – nhân" (trên – giữa – dưới), phá vỡ sự hài hòa tổng thể.

4. Nét Chữ Mang Ý Nghĩa Không May Mắn

Tránh chữ có bộ "tử" (死 – chết), "bi" (悲 – buồn): Trong văn hóa Á Đông, những chữ liên quan đến cái chết, tang tóc, bệnh tật thường không được dùng trong thư pháp trang trí hoặc quà tặng.

Chữ có nét sắc nhọn hướng xuống dưới: Tượng trưng cho sự suy sụp, mất mát (ví dụ: nét móc nhọn như lưỡi dao).

5. Nét Chữ Thể Hiện Cảm Xúc Tiêu Cực Của Người Viết

Nét run rẩy, yếu ớt: Phản ánh sự thiếu tự tin, nỗi sợ hãi hoặc tâm trạng bất ổn của người cầm bút.

Nét chữ "giận dữ": Nét bút mạnh bạo, xé giấy, mực văng tung tóe – dù có thể mang tính nghệ thuật nhưng dễ gợi liên tưởng đến sự bạo lực, xung đột.

6. Lỗi Về Mực Và Chất Liệu

Mực nhòe, lem nhem: Tạo cảm giác dơ bẩn, không chỉnh chu, như một ẩn dụ cho sự thiếu chuẩn mực.

Giấy rách, mục nát: Dù cố ý hay vô tình, nó mang lại cảm giác không trọn vẹn, suy tàn.

7. Lưu Ý Về Văn Hóa Và Tâm Linh

Chữ viết ngược/nghịch: Trong thư pháp truyền thống, viết chữ ngược (trừ trường hợp nghệ thuật có chủ đích) bị coi là điềm xấu, phá vỡ quy tắc.

Chữ bị đè lên hình ảnh linh thiêng: Ví dụ: viết chữ đè lên hình Phật, tiên, rồng – hành động này có thể bị xem là bất kính.

Thư pháp Thanh Phong thủ bút | Dịch vụ ông đồ thư pháp

Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Mới hơn Cũ hơn