Nhẫn nhịn thì được gì mà lúc nào người ta cũng nhắc chúng ta phải nhẫn nhịn. Trong cuộc sống có đôi khi chúng ta gặp phải những chuyện bất bình lắm, hận lắm, tưởng chừng như chẳng thể nào nhẫn nhịn được thì phải làm sao?
Trong bài viết này, tôi sẽ phân tích với các bạn một cách thực sự cụ thể những tác dụng chủ yếu mà sự nhẫn nhịn mang lại cho chúng ta.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu vào nội dung chính của bài viết, nhẫn nhịn thì được gì, tôi muốn các bạn biết một số điều mà đôi khi người ta lâm vào hoàn cảnh đó thì khó lòng mà nhẫn nhịn cho được.
Nếu ở trong những trương hợp này, bạn có nên nhẫn nhịn?
- Bị bạn bè, người thân phản bội (Anh em lừa gạt, người yêu không chung thủy,…)
- Bị hiểu lầm hoặc bị lừa dối (Bị mất rất nhiều tiền bạc, mất đi những người yêu thương bởi âm mưu của kẻ khác,…)
- Bị đè nén trong thời gian dài, bị ức hiếp liên tục (đồng nghiệp nói xấu, tìm cách ám hại, sếp đểu,…)
- Gặp chuyện bất bình trực tiếp xung đột với quan điểm sống (gặp kẻ lừa đảo, gặp người lừa dối, gặp những kẻ ỷ mạnh ăn hiếp người yếu, người hiền lành…)
Khi nào nên nhẫn?
Nếu như bạn đã đọc các bài viết trước đây của tôi khi nói về khái niệm chữ nhẫn, tôi đồ rằng bạn cũng hiểu rằng việc chúng ta nhẫn nhịn chính là mong muốn về một tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì thế, đôi khi nếu như chúng ta lâm vào một trong những tình cảnh trên đây thì chúng ta vẫn phải cố gắng chịu đựng vì rất có thể sau này việc chúng ta nhẫn nhịn sẽ giúp chúng ta thăng tiến và có nhiều cơ hội hơn trong tương lai.
Nếu như bạn thông cảm và duy trì được mối quan hệ êm ấm với những người khác. Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại cũng từng xuất hiện những câu chuyện nhường cả vợ cho người khác để sau này thành công trên con đường sự nghiệp, mặc dù nghe thì có vẻ như không đúng với quan điểm của một số người (rất có thể trong đó có cả bạn) thì tôi vẫn muốn bạn hiểu rằng đó chỉ là một ví dụ trong quá khứ, mà cho dù nó có xảy ra đi chăng nữa thì quan điểm của mỗi người lại khác nhau và ranh giới giữa cái đúng và cái sai đôi khi chỉ năm trong suy nghĩ của từng cá thể.
Nhẫn nhịn không có nghĩa là đớn hèn
Nhiều người nghĩ rằng nhẫn nhịn chính là một biểu hiện của sự đớn hèn, tuy nhiên nếu như bạn thực sự hiểu được ý nghĩa của từ nhẫn nhịn, bạn sẽ hiểu rằng, nhẫn nhịn chính là cách giúp bạn trưởng thành hơn và rất có thể còn xây dựng nên cho bạn những nền tảng đầu tiên về hình ảnh của một vị anh hùng trong lịch sử.
Nếu bạn không tin vào điều này, tôi khuyên bạn nên tìm đọc tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” của tác giả La Quán Trung. Trong những phần đầu tiên,tác giả La Quán Trung có kể về câu chuyện Lưu Bị 03 lần đi thăm lều cỏ để chiêu mộ Gia Cát Lượng, hay còn gọi là Khổng Minh tiên sinh, mặc dù lúc đó dưới góc nhìn của Quan Vân Trường, Trương Phi (2 người em kết nghĩa của Lưu Bị) thì việc ông cất công 2 lần trước đó tới lều cỏ chẳng khác nào sự xỉ nhục, thậm chí Trương Phi còn hiến kế dùng một mồi lửa đốt nhà của Không Minh để bắt ông ta phải ra khỏi lều cỏ.
Thế nhưng đứng trước tình huống đó, Lưu Bị vẫn giữ được chữ Nhẫn mà tiếp tục quay lại lần thứ ba, mặc dù ở thời điểm đó, ông có thể chỉ sai những thuộc hạ dưới quyền đi chiêu mộ Gia Cát Lượng nhưng ông không làm vậy mà tự thân đi. Chính điều này không những đã làm cảm động Khổng Minh – Gia Cát Lượng mà sau này, còn khiến cho Khổng Minh dốc lòng dốc sức phò tá cho Lưu Bị, giúp cho ông ta xây dựng được lực lượng, cát cứ cả một phương, xưng đế và tạo ra thế chân vạc trong suốt một thời gian dài của lịch sử Trung Hoa.
Rõ ràng là việc người ta nhớ đến sự “đớn hèn” thì ít, mà sự “thấu hiểu”, sự “hiểu người” ở nơi Lưu Bị lại nhiều hơn.
Nhẫn nhịn không chỉ là trong một thời điểm
Trong thư pháp chữ Hán, chữ “nhẫn” trong cái nhìn tượng hình bao gồm một chữ “đao” và một chữ “tâm”, hình ảnh một lưỡi đao, chứng tỏ sự khách quan, tính nghiêm khác của sự việc. Phía dưới là chữ tâm, thể hiện cho tấm lòng, lại thể hiện cho sự chủ quan. Hình tượng chữ đao phía trên chữ tâm là một hình ảnh thể hiện sự nguy cấp, luôn luôn có những mối nguy hiểm trực chờ.Điều này nói lên những ý nghĩa hết sức sâu sắc của người Trung Quốc với quan niệm về chữ Nhẫn. Đó luôn luôn là hoạt động mang tính thường xuyên mà người nào nếu không tuân theo sẽ rất có thể mang vào hiểm nguy.
Một ví dụ điển hình chúng ta có thể nhận thấy chính là sự nóng vội của bản thân. Cũng chính trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa, do quá nóng vội với việc báo thù cho anh trai (Quan Vân Trường) mà Trương Phi đã không nhẫn nhịn với thuộc hạ cấp dưới, bắt thuộc hạ phải ngày đêm làm cho kịp những chiếc áo tang màu trắng với số lượng lớn để đánh giặc, chính sự chuyên quyền độc đoán kết hợp với cái bất nhẫn của Trương Phi đã khiến cho ông bị người ta giết hại.
Nhẫn được trong tâm, chính là tự cứu bản thân mình.
Người ta đã từng làm một cuộc thí nghiệm trên hơn 1000 người bị bệnh ung thư, phương pháp tiến hành chủ yếu là trò chuyện để biết được tính cách và quan điểm của những người bị bệnh đối với tình trạng bệnh tật của họ.
Kết quả là số người có quan điểm coi bệnh ung thư là một điều bình thường, cam chịu với số phận và vẫn sống một cách vui tươi có thời gian sống lâu hơn những người có tinh thần u uất, buồn tủi về tình trạng bệnh tật của họ.
Điều này cho chúng ta thấy rằng, chữ nhẫn ở đây đã phát huy tác dụng của nó trong việc giữ cho tình trạng sức khỏe tốt lâu hơn.
Chữ “Nhẫn” mang lại điều gì?
Như vậy, tổng kết lại thì với quan điểm của tôi, nếu như chúng ta hiểu và xem chữ “nhẫn” như một điều quan trọng cần hướng tới thì chữ chúng ta sẽ được:
- Giữ được mối quan hệ hữu hảo với mọi người xung quanh:
Quan hệ giữa con người luôn được xây dựng từ xự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Bằng cách chúng ta áp dụng chữ “nhẫn” vào cuộc sống, bản thân chúng ta sẽ tạo dựng được những mối quan hệ mật thiết với người khác. Đương nhiên rằng khi xem xét việc nhẫn nhịn một người nào đó để gìn giữ lại mối quan hệ với người đó, bạn cần phải xem xét về phẩm chất đạo đức của họ, về hậu quả nếu bạn không giữ được sự bình tĩnh.
- Tránh gặp phải những mối nguy không đáng có:
Việc rèn luyện chữ Nhẫn là vô cùng cần thiết và đòi hỏi mõi con người phải liên tục trau dồi, quan tâm tới nó, xem nó như một hoạt động thường xuyên như đánh răng, rửa mặt hàng ngày. Từ khi chúng ta còn bé, mỗi một con người đều đã biết lấy những chuẩn mực của xã hội và những kiến thức học được từ giáo dục ra để tự tạo cho mình những ranh giới của sự nhẫn nhịn, những kiến thức và thông tin này chính là nguồn dữ liệu quý được đúc rút từ kinh nghiệm của những người đi trước trong quá khứ và nó sẽ giúp cho bạn có thể tránh khỏi những tai họa có thể dáng xuống bất cứ lúc nào. Bằng một cách vô thức, sự nhẫn nhịn, nhẫn nại và nhẫn nhục đã khiến cho bạn tránh khỏi những mối nguy hại không đáng có.
- Có tác dụng đối với sức khỏe của bản thân:
Chữ Nhẫn về cơ bản sẽ giúp bạn cân bằng lại thế giới nội tâm, khi chúng ta xem xét giữa hành động nên và không nên làm một điều gì đó, chúng ta đặt những quy chuẩn đạo đức của cá nhân vào sự việc để đưa ra quyết định. Và tỉ như với ví dụ về việc tôi bị ung thư giai đoạn cuối, tôi sẽ quyết định chọn sống những tháng ngày cuối cùng với niềm vui và sống với tinh thần vượt lên trên số phận chứ không bị gò bó về mặt tinh thần, quá sợ hãi hoặc tự dày vò bản thân vào một điều mình biết rằng không thể thay đổi.
Kết lại về chữ Nhẫn hôm nay
Trên đây là một vài những ý kiến của cá nhân thư pháp Thanh Phong đối với chữ Nhẫn trong cuộc sống của con người. Tôi hy vọng rằng những suy nghĩ này cũng như những thông tin tôi cung cấp trong bài viết ngày hôm nay sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình thu thập thông tin và rèn luyện bản thân trên bước đường đời phía trước.
Nếu thấy bài viết hay, đóng góp được nhiều ý nghĩa cho bạn thì có lẽ bài viết này cũng sẽ tác dụng được với những người thân bên bạn, tôi mong rằng bạn sẽ chia sẻ bài viết này để giúp tôi làn tỏa những thông tin hữu ích và giúp đỡ được nhiều hơn những người khác nữa.
Nếu như có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi hoặc để lại bình luận phía dưới bài viết này.
Nếu như bạn đang muốn dạy con biết về chữ nhẫn, hãy click vào link sau đây để đọc bài viết hoàn chỉnh nhất mà tôi mới thực hiện.
Thư pháp Thanh Phong thủ bút.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.