Thông qua những thông tin tôi tìm kiếm được trên các trang mạng xã hội hiện nay, cũng như từ những sách báo mà bản thân thu thập được về thư pháp, tôi đã đúc rút ra được 10 đặc tính quan trọng của những nhà thư pháp giỏi. Những gì tôi viết ra dưới đây sẽ giúp bạn hình dung được phần nào những nhà thư pháp nổi tiếng trong lịch sử đã thành công vì điều gì, và dựa vào đó, chúng ta cũng có thể hoàn toàn tin tưởng rằng chính bản thân mỗi chúng ta cũng có thể trở thành một người thành công, nếu muốn.
Vậy thì sự khôn ngoan và phán đoán giỏi cũng chính là yếu tố quan trọng để bạn trở thành một nhà thư pháp giỏi rồi đấy.
Để làm được điều này, người viết chữ không những phải cố gắng và nỗ lực không ngừng trong từng nét bút, mà còn phải có trách nhiệm với 100% những gì bản thân đã, đang và sẽ làm.
Tinh thần trách nhiệm ở đây chính là việc dám chấp nhận những sai lầm, dám thừa nhận những thiếu sót của bản thân khi người khác có lời qua tiếng lại.
Đôi khi nó chỉ là chính những suy nghĩ rằng hôm nay mình phải luyện bao nhiêu trang viết, sáng tác được bao nhiêu tác phẩm, nếu không viết được chút nào thì lý do là gì? Nguyên nhân do đâu. Tóm lại là phải có trách nhiệm với chính bản thân mình.
Riêng cá nhân tôi, những người thực sự giỏi không những làm tốt phần việc của họ mà còn phải là những người thực hiện xuất sắc vấn đề ấy, đến nỗi ai cũng phải thấy, ai cũng phải thừa nhận.
Để làm gì ư? Hãy coi đây như một ví dụ minh họa, nếu một ngày bạn viết cho người ta chữ "Nhẫn".
Khách hàng hỏi bạn chữ "Nhẫn" có ý nghĩa như thế nào? Chắc hẳn bạn sẽ không muốn mình chỉ giải thích được một vài thông tin như:
- "à nó rất quan trọng"
- "à, ai cũng cần phải nhẫn nhịn"
Vấn đề thêm nữa là bạn sẽ chẳng thể nào thể hiện được con chữ một cách chính xác, thoát ra được cái thần trong đó nếu như bạn không am tường về con chữ ấy.
Vậy lấy kiến thức ở đâu? Đương nhiên là từ cuộc sống!
Gợi ý đọc thêm bài viết: "Lợi ích khi đi du lịch thường xuyên"
Điều này không thực sự đúng vì theo bản thân tôi, đến ngay cả loài hoa cũng phải biết phát huy mùi của nó để vạn vật xung quanh biết tới. Câu nói hữu xạ tự nhiên hương có lẽ không dùng để ám chỉ cho những người có tài sẽ tự nhiên được người khác biết đến, mà nghiêng nhiều hơn về việc có tài và biết thể hiện nó, thì ai ai cũng quan tâm.
Chính vì những điều này nên đòi hỏi ở mỗi người viết chữ niềm đam mê rất mãnh liệt với nghề. Chẳng riêng gì thư pháp, tất cả các nghề nghiệp trong cuộc sống hiện nay đều yêu cầu chúng ta phải đặt vào đó tất cả tình yêu và khao khát, sự nhiệt thành và cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ.
Một người thư pháp giỏi không những phải biết cách tạo ra những tác phẩm đẹp mà họ còn phải biết cách truyền cảm hứng, truyền cho người ta cái cảm nhận về nét đẹp trong tác phẩm của mình.
Trên đây là một số suy nghĩ của tôi về những đặc tính của một nhà thư pháp giỏi, rất mong nhận được sự đóng góp từ phía quý vị độc giả để bài viết ngày một hoàn chỉnh hơn.
Thư pháp Thanh Phong | Xem thêm dịch vụ của tôi; https://blog.thuphapthanhphong.com/2018/03/dich-vu-viet-thu-phap-chuyen-nghiep-tai-ha-noi.html
1. Thể lực tốt và sức chịu đựng tuyệt vời
Đừng nghĩ rằng viết thư pháp thì không cần phải có thể lực. Về thực chất, hoạt động này sử dụng chủ yếu sức sáng tạo của bộ não, sự dẻo dai của đôi tay và tầm nhìn của nhãn quan nghệ thuật. Bạn sẽ cần phải thường xuyên giữ cho tinh thần của mình thật minh mẫn, tránh xa những thức ăn đồ uống có hại cho sức khỏe, đặc biệt là những đồ uống có cồn như bia hay rượu, vì những loại thực phẩm này sẽ khiến cho chúng ta không còn minh mẫn, tỉnh táo, tay bị run và mắt bị mờ.2. Sự khôn ngoan, phán đoán giỏi
Trong khi thể hiện một tác phẩm thư pháp, sẽ có những trường hợp chúng ta tự do phóng bút theo cảm nhận của riêng mình, đối với những người mới tập thư pháp, khả năng họ bị hút theo nét viết để rồi nhận ra rằng mình đã quá tay, đưa nhầm nét là rất lớn.Vậy thì sự khôn ngoan và phán đoán giỏi cũng chính là yếu tố quan trọng để bạn trở thành một nhà thư pháp giỏi rồi đấy.
3. Tinh thần trách nhiệm trong công việc
Nhà thư pháp giỏi cần phải tìm được cho mình một tiếng nói riêng, một phong cách đặc trưng, độc đáo, thể hiện được bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất đạo đức của mình.Để làm được điều này, người viết chữ không những phải cố gắng và nỗ lực không ngừng trong từng nét bút, mà còn phải có trách nhiệm với 100% những gì bản thân đã, đang và sẽ làm.
Tinh thần trách nhiệm ở đây chính là việc dám chấp nhận những sai lầm, dám thừa nhận những thiếu sót của bản thân khi người khác có lời qua tiếng lại.
Đôi khi nó chỉ là chính những suy nghĩ rằng hôm nay mình phải luyện bao nhiêu trang viết, sáng tác được bao nhiêu tác phẩm, nếu không viết được chút nào thì lý do là gì? Nguyên nhân do đâu. Tóm lại là phải có trách nhiệm với chính bản thân mình.
4. Có khả năng thực hiện công việc vượt ngoài tiêu chuẩn
Sức khỏe, sự cố gắng là những yếu tố để mỗi người viết chữ tự hoàn thành được kỹ năng của mình. Nếu bạn nghĩ rằng một nhà thư pháp giỏi chỉ đơn thuần là cầm bút và luyện tập thì đó là một sai lầm rất lớn.Riêng cá nhân tôi, những người thực sự giỏi không những làm tốt phần việc của họ mà còn phải là những người thực hiện xuất sắc vấn đề ấy, đến nỗi ai cũng phải thấy, ai cũng phải thừa nhận.
5. Có vốn hiểu biết phong phú về cuộc sống xung quanh
Ngoài việc viết chữ, đối với một nhà thư pháp giỏi thì họ phải có một vốn kiến thức rộng về những vấn đề trong cuộc sống.Để làm gì ư? Hãy coi đây như một ví dụ minh họa, nếu một ngày bạn viết cho người ta chữ "Nhẫn".
Khách hàng hỏi bạn chữ "Nhẫn" có ý nghĩa như thế nào? Chắc hẳn bạn sẽ không muốn mình chỉ giải thích được một vài thông tin như:
- "à nó rất quan trọng"
- "à, ai cũng cần phải nhẫn nhịn"
Vấn đề thêm nữa là bạn sẽ chẳng thể nào thể hiện được con chữ một cách chính xác, thoát ra được cái thần trong đó nếu như bạn không am tường về con chữ ấy.
Vậy lấy kiến thức ở đâu? Đương nhiên là từ cuộc sống!
Gợi ý đọc thêm bài viết: "Lợi ích khi đi du lịch thường xuyên"
6. Có kỹ năng giao tiếp tốt
Nhiều người cho rằng, đã giỏi rồi thì chắc chắn sẽ "hữu xạ tự nhiên hương".Điều này không thực sự đúng vì theo bản thân tôi, đến ngay cả loài hoa cũng phải biết phát huy mùi của nó để vạn vật xung quanh biết tới. Câu nói hữu xạ tự nhiên hương có lẽ không dùng để ám chỉ cho những người có tài sẽ tự nhiên được người khác biết đến, mà nghiêng nhiều hơn về việc có tài và biết thể hiện nó, thì ai ai cũng quan tâm.
7. Niềm đam mê mãnh liệt
Cũng giống như vẽ tranh, viết chuyện hoặc thiền định, bạn sẽ luôn phải làm việc một mình với sự yên tĩnh để bản thân tập trung sáng tác ra những tác phẩm nghệ thuật.Chính vì những điều này nên đòi hỏi ở mỗi người viết chữ niềm đam mê rất mãnh liệt với nghề. Chẳng riêng gì thư pháp, tất cả các nghề nghiệp trong cuộc sống hiện nay đều yêu cầu chúng ta phải đặt vào đó tất cả tình yêu và khao khát, sự nhiệt thành và cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ.
8. Khả năng thuyết phục người khác
Nếu bạn đã từng nghe thầy Nam phương Vũ Ngọc Kỳ giới thiệu về ý nghĩa của từng con chữ, từng nét bút, thì chắc hẳn bạn sẽ bị lôi cuốn theo những lời nói của thầy.Một người thư pháp giỏi không những phải biết cách tạo ra những tác phẩm đẹp mà họ còn phải biết cách truyền cảm hứng, truyền cho người ta cái cảm nhận về nét đẹp trong tác phẩm của mình.
9. Can đảm và quyết tâm
Đôi khi sự can đảm là việc bạn phải biết vượt qua những thói quen, dám từ bỏ những lề thói cũ để sáng tạo ra những cái mới, những cái có thể tốt cho mọi người hơn, ứng dụng được nhiều hơn. Bạn có thể sẽ thất bại, có thể sẽ gặp phải những lời chê bai, và đối với một nhà thư pháp, sự can đảm và quyết tâm chính là yếu tố quyết định tới thành công của bạn.10. Khả năng thích nghi và linh động.
Trong một thời đại mà mọi thứ đều dễ dàng thay đổi với tốc độ chóng mặt, một nhà thư pháp mặc dù được biết đến với những từ ngữ như chậm rãi, tỉ mỉ nhưng cũng phải xây dựng được cho mình sự nhanh nhạy với thời cuộc, có khả năng thích ứng cao và linh động với mọi vấn đề trong cuộc sống cũng như trong công việc. Có như vậy, bạn mới có thể xây dựng được cho mình nền móng vững chắc, thay đổi cho kịp với thời đại vô cùng phức tạp hiện nay.Trên đây là một số suy nghĩ của tôi về những đặc tính của một nhà thư pháp giỏi, rất mong nhận được sự đóng góp từ phía quý vị độc giả để bài viết ngày một hoàn chỉnh hơn.
Thư pháp Thanh Phong | Xem thêm dịch vụ của tôi; https://blog.thuphapthanhphong.com/2018/03/dich-vu-viet-thu-phap-chuyen-nghiep-tai-ha-noi.html