Chữ Đại Tự là gì? Những điều cần biết về Đại Tự

Đại tự trong thư pháp Việt là gì, những đặc điểm của Đại tự trong thư pháp Việt... Tất cả sẽ được mình chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay.

Tiểu dẫn:

Sau khi chúng ta học xong phần bút pháp căn bản trong thư pháp Việt, mọi người sẽ bắt đầu tính toán đến chuyện chuyển qua một giai đoạn mới cũng khó khăn không kém đó chính là phần học nét cơ bản và chuyển qua giai đoạn học viết chữ đại tự trong một tác phẩm thư pháp. Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ chia sẻ cũng mọi người đôi điều về đại tự trong thư pháp Việt, để chúng ta có được cái nhìn một cách toàn diện và khách quan nhất. Bài viết này cũng như mọi bài viết trước đây, được thư pháp Thanh Phong viết nên dựa vào những quan điểm cá nhân và từ những nguồn tư liệu trên mạng và những thế hệ đàn anh đi trước. Mặc dù nó chỉ là những mảnh kiến thức được chắp vá một cách chung chung, tóm lược, nhưng đây cũng là tất cả tấm lòng mà tôi muốn gửi gắm đến các bạn trẻ, đặc biệt là những người mới học tập bộ môn nghệ thuật thư pháp Việt với mong muốn sẽ giúp đỡ được cho các bạn phần nào trong việc tiếp cận và học tập bộ môn nghệ thuật hết sức tuyệt vời này.

Phần đầu tiên, sẽ là phần giới thiệu về những khái niệm cơ bản.

1. Khái niệm chữ Đại tự

Đại là lớn
Tự là chữ

Đại tự tức là phần chữ lớn trong tác phẩm thư pháp. 

Thông qua khái niệm chữ đại tự trong tác phẩm thư pháp Việt trên đây ta thấy rằng trong bất cứ một tác phẩm thư pháp nào đều có một hoặc vài chữ lớn nổi bật hơn hẳn so với những chữ còn lại để thể hiện cái tư tưởng, cái ý chính của toàn bộ bức thư pháp. Nói một cách khác, người ta phải sử dụng những loại bút cỡ trung hoặc đại để thể hiện những tác phẩm này. Nhiều người hỏi mình rằng "Làm thể nào để biết nó là lớn?" thì Thanh Phong xin trả lời đó là dựa vào việc chúng ta quan sát kích thước các con chữ với nhau. Nếu như tác phẩm chỉ có một chữ thì chắc chắn chẳng cần phải suy nghĩ nhiều làm gì. Thế nhưng nếu tác phẩm có hai, ba, thậm chí là bốn chữ và đi kèm với nó là một câu châm ngôn hoặc một bài thơ (thường là được bố trí viết bên cạnh hoặc phía dưới) thì những chữ nổi bật lên nhất chính là phần "Đại tự của tác phẩm".
Chữ Đại Tự là gì

2. Vì sao người ta dùng bút lớn để viết đại tự?

Không quy định về số lượng chữ đại tự trong tác phẩm thư pháp. Chữ đại tự thì tốt nhất không nên dùng những cây bút quá nhỏ. Vì sao? Bút đại tự khi sử dụng sẽ phát huy được hết công dụng của cây bút, có thần, hồn và chắc chắn hơn rất nhiều.

Bút viết đại tự không cần phải dài, tùy vào sở thích của từng người mà sử dụng cho phù hợp, tuy nhiên trong khi sử dụng, người ta cũng hay để ý đến độ xòe của lông bút

3. Đại tự trong thư pháp Việt có đặc điểm như thế nào

Nét dứt khoát và đương nhiên là to lớn rồi:

Đây là đặc điểm rất dễ thấy, khi người viết sử dụng một cây bút tầm trung trở lên, họ có thể tạo ra những con chữ có kích thước khoảng 1 bàn tay, những chữ này thường chiếm diện tích nhiều trong tác phẩm thư pháp và thường thể hiện bằng những đường nét rõ ràng, dứt khoát. Trường hợp thể hiện với biến thể thì vẫn giúp cho người xem dễ dàng nhận ra những điều đặc biệt hoặc nét tạo hình trong con chữ. (Đọc bài viết: Thư thể trong thư pháp Việt để tìm hiểu thêm).

Thần thoát, thể hiện trong con chữ: Nét phi bạch

Phi bạch là một nét bút tạo ra những vết xước khi ngọn bút đi qua mặt giấy, dày dặn nhưng lại không hề cố tạo, khiến cho người xem có cảm giác nét bút đi tự nhiên và rất có hồn. Đối với chữ tiểu tự thì khó có thể tạo ra được những nét phi bạch như vậy. Nét Phi Bạch trong Đại tự gần như là một trong những đặc điểm nổi bật nhất khiến cho nó dễ dàng nhận biết, bởi vì để viết được những nét như vậy, chỉ khi chúng ta sử dụng bút có phần tán rộng và nét phi bạch chỉ phát huy tối đa công dụng khi nó đủ lớn để cho người xem có thể nhìn thấy được sự xuất hiện của nó (Thứ mà trong tiểu tự người ta ít khi nhìn được)

Biến thể đặc biệt: Thư thể trong thư pháp là phần quan trọng mà mỗi người viết thư pháp cần biết. Dựa trên những ký tự căn bản ban đầu, bạn sẽ tìm ra những phương pháp phù hợp để viết

Lưu ý trong viết đại tự

Khác với tiểu tự một chút khi chúng chỉ mang một công dụng đó là làm nổi bật cho tác phẩm và những bổ sung ý nghĩa cho đại tự thì khi chúng ta viết một tác phẩm đại tự, bạn cần phải quan tâm tới một vài những lưu ý, cụ thể như sau:
- Bố cục vuông vức, đẹp mắt: Nếu như bạn trình bày một bức thư pháp mà phần đại tự cứ bình bình, nhìn giống như muôn vàn những con chữ của những người khác hoặc chỉ giống như tiểu tự, không hề có một chút gì khác biệt hay nét đặc trưng (như nét phi bạch đã nói ở trên) thì khả năng nhiều bức thư pháp chúng ta làm ra sẽ chẳng có ai ngó ngàng đến cả. Điều quan trọng nhất là phải tạo ra được một chữ đại tự khiến cho người xem ngay từ khi mới nhìn vào đã muốn đứng lại tìm hiểu thêm chút nữa...
- Nằm ở vị trí quan trọng trong tác phẩm thư pháp: Đặt đại tự lệch vị trí sẽ phá hỏng chương pháp, bố cục trong cả tác phẩm, dẫn đến thất bại. Chính vì thế nên nhất nhất chúng ta phải tìm hiểu qua đôi chút về vị trí đặt chữ đại tự sao cho đúng. Thông thường người ta đặt ở các vị trí như chính giữa tác phẩm, hoặc lệch sang trái, sang phải theo tỉ lệ vàng 1.61 (Các bạn tự search trên mạng nhé)

Trên đây là một số chia sẻ của bản thân mình trên chủ đề chữ đại tự trong thư pháp Việt. Bài viết này chắc chắn có thể còn nhiều sai sót nên rất mong những người đã, đang viết thư pháp có thể bớt chút thời gian quan tâm, xem xét và giúp mình bổ sung thêm cho nội dung của nó thông qua phần bình luận phía dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với mình

Thư pháp Thanh Phong | Dịch vụ viết thư pháp
SĐT: 0966966007
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn