Cả một đời suy nghĩ về nghề nghiệp và niềm đam mê

suy nghĩ

Mọi người thương nói rằng tôi già trước tuổi, rằng tôi suy nghĩ quá nhiều. Uhm, có lẽ là như vậy, nhưng tại sao lại như thế thì có lẽ hôm nay, tôi sẽ đưa ra câu trả lời. Dĩ nhiên chỉ là một phần nhỏ trong suy nghĩ của mình, về một vấn đề cũng rất nhỏ trong cuộc sống. Nhưng tôi hy vọng rằng, thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về tôi và con người của tôi.

Cũng phải nói rõ rằng: Trước khi đọc bài viết này, Thanh Phong muốn các bạn hiểu cho tôi vì hiện tại, tôi cũng đang trong thời gian hơi hoang mang một chút, xì trét một chút nên nếu có sử dụng những lời lẽ tục tĩu và khiến các bạn sốc thì cũng thông cảm và bỏ qua nhé.

Về khái niệm nghề nghiệp à, ồ đối với tôi từ trước tới giờ nghề nghiệp luôn là một khái niệm khó hiểu, nhưng cũng chính vì sự khó hiểu ấy mà tôi lại ngày càng muốn tìm hiểu về nó nhiều hơn. Người Việt Nam mình thường có cái câu là "Mình không chọn nghề thì nghề chọn mình", đúng là như thế nhưng bạn hãy thử xem xét thật kĩ lưỡng, khi nào thì nghề chọn mình? Chỉ khi nào chúng ta không chọn nghề nữa, thì hãng để nghề nghiệp chọn lựa cho chúng ta. Ngày nay, rất nhiều người không thích làm công an nhưng vẫn muốn thi vào trường công an, không thích làm bác sĩ nhưng vẫn muốn thi vào trường y, không muốn làm giáo viên những vẫn cứ đâm đầu vào trường sư phạm. 

Tại sao vậy? Đối với tôi, nếu đã không thích cái gì thì đừng bao giờ ép mình phải sống chung với nó. Tại sao ư? Khi chúng ta không thích làm công an, chúng ta vẫn thi vào các trường công an, cứ thử tưởng tượng mà xem, khi đó, chúng ta sẽ phải học tập, sẽ phải rèn luyện, sẽ phải sẵn sàng chiến đấu khi có nhiệm vụ đột xuất, tình thế bắt buộc xảy đến, liệu chúng ta có thực hiện nhưng công việc ấy, hoặc giả như là chúng ta làm đi chăng nữa, thì điều gì sẽ khiến cho chúng ta làm công việc ấy bằng cả trái tim, cả khối óc và sự nhiệt thành của mình. Ấy là còn chưa kể đến việc chúng ta đã không thích làm cái nghề đó, chúng ta vào trường và chúng ta không muốn học tập, không muốn rèn luyện. Liệu điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta sẽ ca thán, chúng ta sẽ nản lòng, chúng ta sẽ nói thế này, bảo thế nọ rồi tìm cách trốn tránh những vấn đề hàng ngày, tập thể dục buổi sáng, các chế độ học tập, vân vân và vân vân. 

Tâm lí con người luôn luôn có đặc tính lây lan, chính vì thế, bạn có chắc là khi bạn không thích công việc của mình, bạn sẽ làm cho những người xung quanh bạn cảm thấy nó thú vị ở một điểm nào đó? Sladar nghĩ chắc là không! Và đó còn là cái cách mà chúng ta dựa dẫm, ỷ lại vào những người xung quanh, sử dụng thế lực, sử dụng đồng tiền để tạo các mối quan hệ, để vượt qua những khó khăn và thử thách mà công việc mang lại, để rồi cứ thế, tiền từ người khác về tay của bạn rồi lại từ tay của bạn về với xã hội. Cuộc đời chúng ta trôi đi trong vô vọng, lạc lõng và không có được một điều gì tuyệt vời. Chỉ vì chúng ta, những người không yêu thích công việc của mình nhưng vẫn cố gắng, cố chấp bám víu lấy nó vì cái suy nghĩ sẽ có một tương lai tươi sáng rút cục lại chẳng thu được điều gì. Chúng ta mất 5 năm để nghĩ về thời trung học cơ sở, 5 năm để nghĩ về trung học phổ thông, 3 năm để nghĩ về thời đại học, 4 năm để nghĩ về cuộc sống sau này, để rồi khi nhìn lại, lúc đã mười tám đôi mươi, những người làm nên kỳ tích, những người thành công ở Việt Nam và thế giới lại là những con người đa phần vì theo đuổi đam mê mà tiến tới.

Tôi thực sử đéo thể hiểu nổi những con người chỉ vì nhìn thấy cái tuyệt vời, cái toàn mĩ của những trường công an, chính trị, y dược, sư phạm với mức lương cao thì không có nhưng quyền lực thì nhiều. Các ông nghĩ rằng vào những môi trường này rôi sau này ra trường các ông sẻ trở thành những người thành công hay sao? Không! Tôi không nghĩ là như thế, thành công chỉ đến với chúng ta khi chúng ta bỏ công sức ra để cố gắng thực hiện cho bằng được ước mơ của mình. Ước mơ là thứ xuất phát từ trái tim, từ sự yêu thích, từ những cái nằm sâu bên trong mỗi con người. Ông muốn trở thành tổng thống, hắn muốn trở thành ca sĩ, tôi muốn trở thành một diễn thuyết gia, nhưng chả một ai đấu tranh cho điều đó! Vậy thành công ở đâu ra. Việc các ông sống cho qua ngày đoạn tháng với những công việc mà mình không thích, vượt qua những khó khăn thử thách ấy cũng chỉ là cách mà các ông sinh tồn mà thôi. Một số người ngoi lên cao hơn, thu được nhiều hơn cho mình về quyền lực và tiền bạc âu cũng chỉ là những kẻ biết sinh tồn tốt hơn người khác. 

Nhìn vào những người thành công hiện nay, chúng ta thấy gì ở họ? Con cái họ như thế nào, nhà cửa họ ra làm sao thì tôi không biết, tôi chỉ biết một điều chắc chắn rằng con cái họ sẽ không phải nói những câu đại loại như "Ngày trước bố mẹ dạy con trở thành một người tốt, lớn lên rồi, bố mẹ lại dạy con rằng xã hội này nó thế, không theo thì không được"

Câu nói ấy là điển hình cho rất nhiều các thế hệ con em trong xã hội hiện nay đang phải đối diện, thử hỏi tham nhũng từ đâu mà ra. Có phải tham nhũng xuất phát từ những con người không có khả năng, không có năng lực làm một chuyện gì đó, bằng đồng tiền, của cải của mình đút lót cho những người có thẩm quyền để giải quyết? Vậy tại sao những con người ấy không có khả năng, không có năng lực để thực hiện những công việc vốn dĩ là của họ. Liệu có phải xuất phát từ chính cái việc họ không yêu thích nghề nghiệp của mình.

Ôi, thật là! Cái nghề, cái nghiệp rồi suy cho cùng là đồng tiền đã làm biến chất con người đi quá nhiều. Nhưng cũng vẫn phải nhìn nhận rằng, đâu đó quanh chúng ta, vẫn có những con người dám đấu tranh, dám lên tiếng, dám thực hiện ước mơ của mình. Và cũng thật xót xa cho những con người chưa làm được điều ấy, vì cuộc đời mà vẫn tiếp tục phải sống, phải cống hiến và đôi khi phải "xuôi theo dòng đời" khi vẫn còn dưới trướng những kẻ thiếu đam mê.

Nguồn: Thư pháp Thanh Phong
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn