Muốn cuộc sống này tốt hơn, trước hết chúng ta phải loại bỏ đi những gì
cản trở cuộc sống tốt đẹp của chúng ta đến với chúng ta.
Mong muốn vào một cuộc sống tốt hơn |
Là thế nào hả?
Thứ nhất, cuộc sống phải trở nên tươi đẹp.
Thứ hai, cuộc sống phải trở nên tươi đẹp.
Và thứ ba, cuộc sống phải trở nên tươi đẹp.
Vâng, chỉ có ba thứ đó thôi, vậy làm thể nào mà cuộc sống trở nên tươi đẹp
được?
Về bản thân nó ư? Không bao giờ!
Trong cuộc sống này luôn luôn tồn tại những điều tốt và những điều xấu.
Những thứ hay ho và những thứ buồn chán, những việc to lớn và những việc nhỏ nhặt.
Bạn không thể bắt ép được cuộc sống phải trở nên tốt đẹp được. Vì bạn không phải
là chúa. Hoặc giả sử có như thế đi chăng nữa, thì bạn cũng sẽ không thích một
thể giới chỉ bình bình mà không có sự phát triển. Quy luật chung của sự phát
triển đó là sự cạnh tranh mà.
Vậy nếu như cuộc sống không thể thay đổi thì phải làm sao?
Đơn giản thôi, hãy thay đổi chúng ta để từ đó, chúng ta nhìn ra những điều
tốt đẹp từ cuộc sống.
Uhm. Đồng ý là như thế, nhưng làm thế nhìn ra được những điều tốt đẹp
trong cuộc sống?
Việc bạn nhìn là của ai? Không phải đó là hành động do chính bạn tạo ra hay
sao ? Đúng vậy, bạn nhìn nhận thế giới, xem xét cuộc sống và đánh giá nó
như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân của bạn và con người của bạn, không
có ai có thể thay bạn suy nghĩ về cuộc sống được. Chính vì thế, việc nhìn nhận
nó tốt đẹp hay không cũng là do chính bạn mà thôi.
Ở đây chỉ có một số lời khuyên về cách để bạn tìm ra niềm vui trong những nỗi
buồn, đó là suy nghĩ TÍCH CỰC. Vì đối với tôi, cái gì cũng có tính hai mặt của
nó, bạn có thể chọn những mặt tiêu cực hoặc ngược lại, và không một ai có quyền
chọn lựa hộ bạn cả. Vậy thay vì chọn những điều xấu, ảnh hưởng đến tâm tư, tình
cảm, sức khỏe của bạn thì tại sao lại không chọn những điều tốt ? Muốn làm
được như vậy, đương nhiên bạn phải gạt bỏ tất cả những từ ngữ tiêu cực sang một
bên trong khi đối mặt với những khó khăn thử thách. Thay vào đó là những lời
nói tích cực. Kinh nghiệm của tôi là bạn không cần phải nói ra những điều ấy kẻo
người khác lại bảo bạn là một thằng ảo tưởng.
Không cần phải nói ra làm gì! Hành động và thời gian sẽ chứng minh giúp bạn |
Tự tin vào mình không phải là một hành động xấu. Khi đứng trước một công việc
khó khăn, tự tin sẽ giúp ta có được một niềm tin mạnh mẽ, một động cơ phấn đấu
tích cực. Tuy nhiên, những điều đơn giản đôi khi lại rất khó thực hiện, tôi biết
rằng rất khó để bạn có thể cảm thấy thoải mái khi mình vừa mới chia tay người
yêu, hay mình vừa mới thất bại trong một cuộc thi. Nhưng nguyên nhân ở đây là
gì ? Bạn chưa loại bỏ được các khái niệm chia tay, và thất bại. Vì đó là
những thứ khiến bạn suy nghĩ tiêu cực. Hiểu rồi chứ ? Thay vào đó, sao
không thử thay vao đó là mỗi người có một
cuộc sống riêng, hay tôi đã có một kết quả, và tôi đã rút ra được một số bài học…
Vậy đấy, sẽ không tốt hơn hay sao nếu như bạn nhanh chóng quên đi những chuyện
buồn, từ đó sẽ có thêm thời gian để bắt tay vào cải thiện nó hoặc bắt đầu một
công việc khác !
Sau khi đã biết phương pháp ở đây là gì rồi thì điều tiếp theo là bạn phải
luyện tập, luyện tập suy nghĩ tích cực càng nhiều, bạn sẽ càng nhanh chóng trở
thành một người suy nghĩ tích cực.
Thử bàn về một ví dụ nho nhỏ. Đó là biệt danh của tôi. Sáng Cố.
Bạn biết không, lúc còn nhỏ, mọi người gọi tôi là
Sáng Cố, tôi đã từng tự hỏi rằng cái biệt danh ấy có ý nghĩa gì. Cuối cùng tôi
nghiệm ra rằng, ngày trước bố mẹ tôi rất mong có một cậu con trai, khi ông bà
đã sinh được hai người con gái (hai bà chị của tôi) thì cũng là lúc họ quyết định
sinh tiếp một người nữa. Và rồi tôi ra đời, chính vì thế mà cái biệt danh “Cố”
đi theo tôi từ khi đó. Tôi vẫn coi biệt danh đó như một phần của mình, nhưng đã
có một thay đổi đến với tôi khi tôi bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Người bạn
thân nhất của tôi.
Có thể nói như vậy, vì chúng tôi đã từng rất thân
thiết, nhưng bây giờ đã không còn như vậy nữa, vì một số lí do mà chúng tôi đã
không còn chơi với nhau nhiều như trước, nhưng đối với tôi, những gì liên quan
đến người bạn ấy đề làm cho tôi cảm thấy có một sự quan tâm đặc biệt.
Vậy, thay đổi ở đây là gì? Thực ra đó là sau khi
ngừng chơi với người bạn ấy, tôi có thời gian để suy nghĩ về chuyện của hai đứa,
và tôi suy nghĩ về cái biệt danh của mình. Người ấy từng bảo tôi rằng, người ấy
ghét cái từ “Cố gắng” nghe như kiểu là mình vốn không làm được mà phải gắng gượng
làm, nỗ lực hết sức để làm, và điều ấy khiến cho người bạn thân của tôi cảm thấy
như bị gượng ép.
Vâng, tôi đã nghĩ về điều ấy, nhưng theo một
chiều hướng khác, vì tôi là một con người cầu toàn, và lúc nào cũng là những
cái không thể làm được thì tôi mới cố gắng. Vì bản chất nó là thế mà! Nhưng
nghĩ đi nghĩ lại thì người bạn của tôi nói cũng đúng. Xét trên một góc độ nào
đó, nếu tôi nói với bạn “Cười lên đi” thì bạn sẽ làm gì? Cười hoặc không cười
đúng không? Hai đáp án rất rõ ràng. Nhưng nếu như tôi bảo bạn rằng “Cố gắng cười
lên đi”. Bạn cảm thấy thế nào? Có một điều gì đó như thể tôi cho rằng bạn đang
buồn lắm vậy. Có vẻ như tôi không tin rằng bạn đang cười. Và nếu như tôi có nói
cái câu ấy trong lúc bạn đang toe toét thì có lẽ, bạn sẽ cho tôi nói đểu hoặc
nói kháy bạn một cái gì đó.
Bạn thấy đấy, chính người bạn đó đã giúp tôi nhận
ra một điều rằng, chúng ta nên nhìn nhận cuộc sống theo chiều hướng nào và nên
sử dụng điều gì cho cuộc sống ấy thêm tươi đẹp. Thứ nhất, đó là ý nghĩ, thứ
hai, đó là hành động, thứ ba đó là thứ nhất và thứ hai kết hợp lại.
Biệt danh của bạn là gì? Bạn có thấy thích thú với
nó ? Nó có ý nghĩa gì đối với bạn không ? Đừng suy nghĩ nhỏ nhặt
trong phạm vi một cái tên đơn thuần, hãy suy nghĩ rộng ra theo chiều hướng con
người của bạn, suy nghĩ của bạn và những hành động đi cùng với bạn. Để nhận ra
được đâu là điểm mạnh và đâu là điểm yếu của bản thân mình, bạn có quyền suy
nghĩ về những thứ tốt đẹp hoặc ngược lại, từ đó, bạn sẽ thấy mình trưởng thành
đến nhường nào.
Chúc bạn thành công, hãy cười lên nhé dù thế nào đi nữa
Thư pháp Thanh Phong
(Nếu bạn chưa biết vì sao một người viết thư pháp như tôi lại viết về nhân sinh quan, hãy tìm hiểu thêm bài viết "Blog nói về nhân sinh quan")
Thư pháp Thanh Phong
(Nếu bạn chưa biết vì sao một người viết thư pháp như tôi lại viết về nhân sinh quan, hãy tìm hiểu thêm bài viết "Blog nói về nhân sinh quan")