Mấy ngày đợi thằng chủ đi vắng, nhòm vào máy nó thấy có một thư mục có tên "cuộc sống quanh tôi" nhấp vào và thấy mấy cái bài viết của hắn, nhân đây đăng cho anh em xem:
Đầu giờ chiều cún lên, em trèo lên giường, ngồi đằng sau tôi. Im lặng một hồi lâu, em cất lời, em bảo thực ra thì em thích được đi múa lắm, thích được mọi người ngắm nhìn em, nhưng em cũng không thích một vài điểm. Em bảo đây là dựa vào tinh thần tự nguyện của mọi người, tại sao họ lại cứ bắt em phải đi làm một cái gì đó, em không tự nguyện, em không muốn tham gia, đó là điều thứ nhất, điều thứ hai đó là việc em đã đi tự nguyện rồi nhưng cũng như lần trước vậy, em là người đến sau, trong khi các bạn đã vào bài hết thì em mới bắt đầu bập bẹ vào tập, thứ ba là em không thích người khác quát mắng em, bắt em phải làm thế này làm thế nọ, em hay giận hay dỗi, em biết điều ấy có thể làm người khác chê trách, nhưng nếu như em đã tự nguyện tham gia, thì em sẽ làm điều ấy, một cách hết mình. Thứ tư là em cảm nhận như em vào cùng lắm cũng chỉ là để cho nó đẹp cái đội hình.
Tôi chợt suy nghĩ một hồi, trước em, tôi không nói được điều gì. Tôi chỉ bảo em để tôi lại suy nghĩ thêm đôi chút, trong khi em đi ra, tôi dặn em ra ngoài mua giùm tôi ít bánh rán.
Ngày đầu tiên chúng tôi phân chia nhau công việc làm vệ sinh hàng ngày, đoàn có 6 người thì cứ 2 người làm một ngày, thay phiên nhau quay vòng như thế, tưởng là vấn đề rất đơn giản và dễ dàng, thế nhưng trong thực tế thì lại không phải như vậy, làm được một tháng bắt đầu một nhóm có biểu hiện chây ỳ, hai tháng sau thì nhóm ấy dường như chẳng làm vệ sinh nữa, để rồi cuối cùng cả đoàn bị nhắc nhở về chuyện vệ sinh bẩn. Chúng tôi vô cùng đau long vì điều đó.
Ở môi trường nào cũng vậy, muốn một cái gì đó phát triển, ta đều phải dựa vào hai yếu tố, khách quan và chủ quan. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, các cụ đều dạy thế. Ấy vậy mà đối với những nơi mà tôi biết (hoặc có thể là chính bản thân mình) thường thì chỉ cần nhàn nhàn, bình bình thôi là đủ. Bởi vậy mới nói, dân mình chả thấy sáng chế ra được một cái gì, vì họ dễ thỏa mãn với những gì mình đã có. Tôi từng được một người đồng chí kể chuyện, rằng nếu phóng tên lửa lên sao Hỏa, Mỹ sẽ xây dựng không gian sống thật to, Nga sẽ xây dựng hệ thống vũ khí thật hiện đại, còn Việt Nam sẽ xây dựng hệ thống “một túp lều tranh hai trái tim vàng”. Sau câu chuyện ấy, cũng nhận thấy thêm vài kiểu làm việc của người Việt… chúng ta sẽ cùng xem xét trong những phần sau.
Nguồn: Thư pháp Thanh Phong
Câu chuyện số 1:
Chiều nay ở trường tôi có một chương trình văn nghệ, trong đó có cả tên của em và tôi trong đội văn nghê, tôi cũng đang hào hững nhưng rồi em dừng lại và bảo tôi “ Em không đi đâu!” Tôi khựng người lại đôi chút, nghĩ thầm rằng chắc em lại lười rồi, không muốn đi, có hơi chút giận dỗi, tôi nhắn với em vài tin nhắn vào buổi trưa và không nói với em câu nào vào buổi chiều, tôi định giận em luôn.Đầu giờ chiều cún lên, em trèo lên giường, ngồi đằng sau tôi. Im lặng một hồi lâu, em cất lời, em bảo thực ra thì em thích được đi múa lắm, thích được mọi người ngắm nhìn em, nhưng em cũng không thích một vài điểm. Em bảo đây là dựa vào tinh thần tự nguyện của mọi người, tại sao họ lại cứ bắt em phải đi làm một cái gì đó, em không tự nguyện, em không muốn tham gia, đó là điều thứ nhất, điều thứ hai đó là việc em đã đi tự nguyện rồi nhưng cũng như lần trước vậy, em là người đến sau, trong khi các bạn đã vào bài hết thì em mới bắt đầu bập bẹ vào tập, thứ ba là em không thích người khác quát mắng em, bắt em phải làm thế này làm thế nọ, em hay giận hay dỗi, em biết điều ấy có thể làm người khác chê trách, nhưng nếu như em đã tự nguyện tham gia, thì em sẽ làm điều ấy, một cách hết mình. Thứ tư là em cảm nhận như em vào cùng lắm cũng chỉ là để cho nó đẹp cái đội hình.
Tôi chợt suy nghĩ một hồi, trước em, tôi không nói được điều gì. Tôi chỉ bảo em để tôi lại suy nghĩ thêm đôi chút, trong khi em đi ra, tôi dặn em ra ngoài mua giùm tôi ít bánh rán.
Câu chuyện số 2:
Chúng tôi đi thực tập tại một địa bàn mới, đoàn thực tập đều ngang nhau về độ tuổi, trình độ, hầu hết đều là 9x, thế nhưng về phong cách làm việc thì khác nhau hoàn toàn.Ngày đầu tiên chúng tôi phân chia nhau công việc làm vệ sinh hàng ngày, đoàn có 6 người thì cứ 2 người làm một ngày, thay phiên nhau quay vòng như thế, tưởng là vấn đề rất đơn giản và dễ dàng, thế nhưng trong thực tế thì lại không phải như vậy, làm được một tháng bắt đầu một nhóm có biểu hiện chây ỳ, hai tháng sau thì nhóm ấy dường như chẳng làm vệ sinh nữa, để rồi cuối cùng cả đoàn bị nhắc nhở về chuyện vệ sinh bẩn. Chúng tôi vô cùng đau long vì điều đó.
Câu chuyện số 3:
Tôi là một người viết thư pháp, nhưng trong những ngày nắng đẹp, không có việc gì làm, tưởng chừng như đó sẽ là ngày tôi phải dồn hết khả năng, tâm trí của mình để thể hiện các tác phẩm thư pháp thì lại không. Tôi chỉ ngồi đó, bị cuốn mình vào những điều vô bổ, những trò chơi điện tử, những sự kiện, thông tin lướt qua trên facebook. Tôi không thể tập trung làm được bất cứ một việc gì trong cái môi trường như hiện nay. Chán nản, tôi lại bỏ dở và vùi đầu vào chăn, đánh một giấc, thoáng chốc 2 ngày cuối tuần đã hết và hôm sau lại phải đi làm.Ở môi trường nào cũng vậy, muốn một cái gì đó phát triển, ta đều phải dựa vào hai yếu tố, khách quan và chủ quan. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, các cụ đều dạy thế. Ấy vậy mà đối với những nơi mà tôi biết (hoặc có thể là chính bản thân mình) thường thì chỉ cần nhàn nhàn, bình bình thôi là đủ. Bởi vậy mới nói, dân mình chả thấy sáng chế ra được một cái gì, vì họ dễ thỏa mãn với những gì mình đã có. Tôi từng được một người đồng chí kể chuyện, rằng nếu phóng tên lửa lên sao Hỏa, Mỹ sẽ xây dựng không gian sống thật to, Nga sẽ xây dựng hệ thống vũ khí thật hiện đại, còn Việt Nam sẽ xây dựng hệ thống “một túp lều tranh hai trái tim vàng”. Sau câu chuyện ấy, cũng nhận thấy thêm vài kiểu làm việc của người Việt… chúng ta sẽ cùng xem xét trong những phần sau.
Nguồn: Thư pháp Thanh Phong