Năm 2016, tôi có biết đến môn nghệ thuật thư pháp hết sức mới mẻ này thông qua một bạn có nick name là Khá Già. Khá Già tên thật là Nguyễn Văn Khá, sinh năm 1996, quê ở Hải Dương. Bạn đã học thư pháp từ rất lâu rồi và mình là lứa học trò đầu tiên của bạn. Học cùng bạn mình thấy được sự nhiệt tình và cẩn thận, cùng với tâm hồn chân thành và luôn nỗ lực, chủ động nâng cao chất lượng từng buổi học, vì thế mà chúng mình tiến bộ rất mau.
Điều đầu tiên mà mình cảm nhận khi tiếp xúc với bộ môn thư pháp việt chính là sự đơn giản mà bộ môn nghệ thuật này mang lại. Học thư pháp, bạn chỉ cần sắm cho mình một cây bút lông và tất cả những gì còn lại, thì thầy Khá đều lo hết, từ giấy tập cho đến mực viết. Học phí một tháng cũng rất phải chăng, chỉ 200k, và mỗi tháng học 4 buổi, chưa kể ở nhà bạn có thể tự tập luyện chữ thư pháp...
Đầu tiên là học những nét cơ bản, sau học nâng cao lên thì bắt đầu học những chữ hoa, rồi chữ thường, viết đại tự, tiểu tự rồi ráp thành một bức thư pháp hoàn chỉnh, để đẹp hơn thì phải hiểu về bố cục, cách sắp xếp từng con chữ sao cho cân đối và hợp lí. Và kết quả là sau 4 tháng miệt mài học tập, mình đã có được một số thành quả nhất định.
Thứ nhất là mình đã biết cách viết một bức thư pháp hoàn chỉnh, tuy rằng chưa thể đẹp nhưng cũng đủ để thể hiện tâm hồn mình lên từng trang giấy. Cảm giác dậm tô từng con chữ lên trang giấy cũng khiến cho tâm hồn mình nhẹ nhàng hơn, thấy cuộc đời chậm hơn như thưởng thức từng chút một cái tinh hoa của cuộc đời.
Thứ hai là từ những gì mà mình học được, thì năm 2016 mình đã mạnh dạn mở một gian hàng cho chữ tại chợ hoa xuân, và số tiền vừa cho vừa bán chữ thu về cũng đủ để mình không phải xin tiền bố mẹ khi lên trường học tập. Quả là một công đôi việc.
Học thư pháp Việt với Khá Già mình nhận ra một số những kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất là không được nóng vội
Học từng chút từng chút một, không được ăn cắp giai đoạn, dẫn tới làm ẩu, làm sai mà đi lệch ra khỏi giáo án.Thứ hai là luôn luôn phải có tinh thần cầu tiến, kiên trì
Vì không kiên trì thì không thể học được thư pháp. Thư pháp Việt cũng như thư pháp Trung Quốc đều yêu cầu người học phải nhẫn nại, từ tốn trong mọi thao tác.Thứ ba, luôn luôn chăm chỉ luyện tập hàng ngày.
Như thầy mình nói, chỉ cần mỗi ngày mang ra 01 tờ để tập thôi cũng được, nhưng lúc nào cũng phải luyện tập. Có như vậy mới mau tiến bộ được.
Sau đây là một Video ngắn mình làm trong thời gian học thư pháp Việt với Khá Già, đi cho chữ và khai bút đầu xuân 2017, nếu như bạn nào thích thú với bộ môn nghệ thuật này, hãy liên hệ với Khá già để học nhé ^^.
FB Khá già: https://www.facebook.com/profile.php?id=100008041682965&fref=ts
Quý độc giả muốn học thư pháp trực tuyến qua file pdf hoặc video thì hãy nhấp vào đường dẫn sau
FB Khá già: https://www.facebook.com/profile.php?id=100008041682965&fref=ts
Quý độc giả muốn học thư pháp trực tuyến qua file pdf hoặc video thì hãy nhấp vào đường dẫn sau