Xin chào quý vị và các bạn, trong bài viết ngày hôm nay, thư pháp Thanh Phong xin gửi tới quý vị độc giả bài viết với nội dung:
Làm thế nào để xin chữ đầu năm cho đúng.
Phong tục xin chữ đầu năm ở Việt Nam, đặc biệt là vào các dịp lễ, tết, khai trương cửa hàng, dường như đã trở thành một điều không thể thiếu.
Chính vì vậy mà những người viết chữ thuê, đặc biệt là các tông đồ ngày một nhiều lên, để phục vụ cho các nhu cầu chung của xã hội.
Tuy nhiên, để xin chữ là, Và làm sao để có thể lựa chọn được những ông đồ chuẩn chỉ, thì không phải ai cũng biết.
Chính vì vậy, Thanh Phong đặc biệt làm bài viết này, với mong muốn, những người đọc blog của Thanh Phong sẽ biết được cách để lựa chọn ông đủ theo đúng các tiêu chí, và có được cho mình một sản phẩm thư pháp thật ý nghĩa.
Nói sơ qua về phong tục xin chữ đầu năm.
Khi xưa, người dân của chúng ta do ít học, nên số lượng người biết chữ không nhiều.
Chính vì vậy nhu cầu viết thư từ, đơn, câu đối, hoặc là một số văn bản cần thiết để trao đổi trong cuộc sống là rất lớn.
Chính vì vậy những người có chữ, biết viết chữ và viết chữ đẹp được xem là những người có khả năng giải quyết nhu cầu đó.
Người dân khi đó sẽ tìm tới những ông đồ, những người thầy giáo, những nho sinh, những người đáp ứng được với nhu cầu viết và cho chữ là tất yếu.
Vì lẽ đó, phong tục xin chữ đầu năm của người Việt cũng được hình thành, người ta cho rằng, việc có được một con chữ ý nghĩa vào thời điểm đầu năm mới, sẽ đem lại may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho cả gia đình và bản thân
Đất nước Việt Nam của chúng ta, trải qua hàng 1000 năm bị Bắc thuộc, cũng đã chịu một sự ảnh hưởng nhất định bởi cách viết thư pháp, và lối viết thư pháp.
Tuy nhiên từ sau những năm 1945, phong trào bình dân học vụ được đưa vào xã hội, người biết chữ ngày một nhiều hơn, và thể chữ hiện nay của chúng ta sử dụng các ký tự La Tinh là chủ yếu. Vì thế mà phong tục xin chữ và cho chữ đầu năm cũng đã bị mai một đi một phần nào đó, nguyên nhân chủ yếu là ngày xưa, các cụ sử dụng bút lông, mực tàu trong khi thời nay đa số sử dụng bút bi, bút gel, bút nước phương tây và chữ hán để cho chữ (kiểu chữ khó học, khó nhớ và khó thuộc).
Kể từ sau thời kỳ giải phóng đất nước, dân tộc của chúng ta đã sử dụng hệ chữ quốc ngữ mới, và vì thế mà không còn nhiều người sử dụng bút lông để viết chữ nữa. Tuy nhiên vào những năm 2000, số lượng người sử dụng bút lông để viết các ký tự La Tinh ngày một nhiều, và hình thành nên một trường phái mới gọi là thư pháp Việt chữ quốc ngữ.
Lựa chọn ông đồ ở đâu, thế nào cho đúng.
Như các bạn cũng biết, ngày nay tỷ lệ người Việt biết chữ là rất cao, người ta có thể cầm một cây bút lông, và có thể viết ra chữ thư pháp bằng rất nhiều kiểu khác nhau.
Dường như là không có một quy chuẩn nào cụ thể, để đánh giá được vẻ đẹp của một tác phẩm thư pháp.
Tuy nhiên sau hơn một thập kỷ, Thanh Phong đã đúc rút ra được một số những nguyên lý, và lý luận dành riêng cho nghệ thuật thư pháp Việt của đất nước ta.
Ví dụ như khi xin chữ, các bạn nên lưu ý một số các đặc điểm sau đây để lựa chọn được một số những tác phẩm đẹp nhất:
- Một là, lựa chọn ông đồ ở những địa điểm viết uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm, có bút pháp đa dạng, có sự am hiểu nhất định về con chữ mà người viết muốn được viết.
Và đặc biệt khi chúng ta xin chữ gì, các bạn nên hỏi kỹ ông đồ về ý nghĩa, nội dung mà con chữ đó mang lại.
Nếu ông đồ có thể trả lời được cho bạn một cách tường tận, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, thì rất có thể ông đồ đó là một người hiểu biết, và có khả năng thực hiện các đường nét sao cho chuẩn mực nhất.
- Hai là, lựa chọn những tác phẩm thư pháp có đầy đủ ấn, dấu, chữ ký của người được viết.
Ấn, dấu, là đặc điểm phân biệt giữa ông đồ này và ông đỗ khắc, chữ ký, sẽ giúp cho chúng ta biết được không đồ này là ai, viết tác phẩm đó vào thời gian nào, tại đâu.
- Thứ ba, lựa chọn những loại giấy, nội dung,Phù hợp với nhu cầu mà bạn có từ trước khi đến xin chữ.
Bởi Như các bạn đã biết, thời điểm cuối năm, là thời điểm mà rất nhiều người đổ xô đi xin chữ ở các nơi, chính vì vậy mà số lượng thầy đồ có tay nghề cao, có bút pháp đặc trưng là không nhiều.
Để tránh cho việc phải xếp hàng và mất thời gian chờ đợi lâu thì bạn nên lựa chọn trước kiểu cách, kích thước, nội dung để làm việc với ông đồ một cách nhanh nhất, đạt hiệu quả nhất
Cách đánh giá một tác phẩm thư pháp mà ông đồ viết ra.
Dưới đây, là những tiêu chí mà Phong đưa ra để giúp cho các bạn có thể đánh giá một cách nhanh nhất một tác phẩm thư pháp khi mà các bạn đi xin chữ của ông đồ trong những dịp đầu năm mới:
- Một là, tác phẩm thư pháp phải đảm bảo đúng chính tả, ngay ngắn, gọn gàng.
- Hai là, tác phẩm thư pháp phải có đầy đủ ấn,, chữ ký của người viết.
- Ba là, tác phẩm thư pháp phải được căn chỉnh lề lối một cách đều đặn, không bị nhòe, không bị bẩn, giấy không bị nhau,Mực không bị loang, không viết đè lên phần lên trên tấm biểu.
- Bốn là, giá cả được công khai minh bạch, rõ ràng, được trao đổi sớm từ trước khi mà ông đồ đặt bút viết.
- Năm là, quy cách đóng gói, cẩn thận, chuẩn mực, nếu là Liễn mĩ thuật, thì phải có nẹp treo ở hai đầu.
Một số sản phẩm cóTính nghệ thuật cao, phải có hộp gỗ riêng để bảo quản, được lưu lại các thông tin như tên của khách hàng, số điện thoại, phương thức liên hệ.
Trên đây là một số gợi ý của Phong về phong tục xin chữ đầu năm, và cách xin chữ khi bạn có cơ hội được gặp thầy đồ trong những dịp đầu xuân năm mới.
Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong thời điểm cận tết như hiện nay.