Là một trong những câu nói được nhiều người ưa thích với nội dung nhắc nhở bản thân trong khi đang đối diện với những khó khăn, thử thách, vẫn luôn luôn suy nghĩ theo chiều hướng tích cức và tìm ra giải pháp vượt qua những điều không như ý muốn.
"Khổ tận cam lai" là gì?
Khổ tận cam lai hiểu đơn giản là khi nỗi đau, sự khó khăn đến mức cùng cực, thì khi đó những điều ngọt ngào sẽ tới.
Trong kinh dịch, chúng ta sẽ thấy có một hình ảnh âm dương lưỡng nghi bao gồm hai nửa trắng đen.
Hình ảnh này mang ý nghĩa rằng khi một thứ đạt đến kịch điểm, không thể phát triển thêm hơn nữa, thì nó sẽ đảo chiều ngược lại.
Ví dụ như trong đầu tư, lúc bạn mua một cổ phiếu mà giá nó giảm sâu đến cực điểm, giá quá rẻ đến nỗi không một ai muốn bán cổ phiếu đó nữa, thì khi đó giá sẽ đi ngang và bật ngược trở lại.
Trong cuộc sống cũng xuất hiện rất nhiều ví dụ tương tự.
Khi bạn đang phải đối diện với rất nhiều những thứ tiêu cực, chỉ cần bạn nghĩ rằng tận cùng của cái khổ chính là những quả ngọt sẽ đơm hoa kết trái.
Vì sao con người ta thường đối diện với khổ?
Đạo Phật đã nêu ra rằng đời là một đại dương của sự khổ đau.
Con người sinh ra đã khổ, trong quá trình già đi người ta cũng đối mặt với những nỗi khổ, ốm đau cũng khổ mà chết cũng khổ.
Hay mong cầu một thứ gì đó mà không được cũng là khổ
Ghét nhau mà phải ở cùng nhau cũng là khổ
Muốn ở gần thứ mình thích mà phải rời xa cũng khổ.
Vậy khổ đau luôn luôn hiện hữu và đi theo chúng ta trong suốt cuộc đời.
Tuy nhiên trái ngược với những điều đó chúng ta mới biết và thêm yêu những giây phút được sống, được cống hiến, được ở cạnh người thân,... Mới cảm nhận được những giá trị mà sức lao động, sự cố gắng mang lại.
Bởi vậy khi đứng trước những khó khăn thử thách, Thanh Phong mong rằng đây sẽ là sản phẩm giúp ích cho các bạn luôn ghi nhớ rằng, đằng sau những trở ngại luôn luôn là bóng dáng của niềm vui, tình yêu và hạnh phúc.
Một số hình ảnh của khung tranh thư pháp Khổ tận cam lai
Nếu quý độc giả đang tìm kiếm một ông đồ viết chữ theo yêu cầu, hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay với Thanh Phong nhé.