Thư pháp và hội hoạ - Vì sao nói “Thư hoạ đồng nguyên”?

Trong quá trình học tập thư pháp, không ít người hỏi mình rằng vì sao khi viết chữ cũng là vẽ tranh? Và tại sao lại nói thư pháp và hội họa có cùng chung một nguồn gốc? 

Vì vậy, Thanh Phong xin làm một bài blog ngắn để chia sẻ cùng mọi người về chủ đề này

Vì sao nói thư pháp và hội hoạ là “Đồng nguyên”? 

Thư pháp và hội hoạ - Vì sao nói “Thư hoạ đồng nguyên”

Trong lịch sử thư pháp chúng ta sẽ thấy có quan điểm cho rằng thư pháp và hội hoạ cùng chung một chỗ khởi đầu. 

Vậy sự thực thế nào?

Vấn đề này biểu hiện ra sao trong thực tế?

Bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đôi chút về khái niệm tuyệt vời này nhé. 

1. Cả thư pháp và hội hoạ đều cần có những dụng cụ giống nhau

Bút, nghiên, giấy, mực là những đồ dùng không thể thiếu của một người viết chữ và trong hội hoạ cũng vậy. Trung Quốc gọi bộ môn quốc hoạ của họ là Thuỷ mặc, hay “Tranh thuỷ mặc”. 

Ý nói khi sử dụng loại hình nào thì cũng đều cần tới những công cụ kể trên. Đây là điểm giống nhau thứ nhất.

2. Viết được thư pháp sẽ vẽ được tranh

Thực tế thì trước đây khi mới học viết thư pháp mình không hề để ý tới chuyện này, mãi sau này khi nhìn thấy một số những video trên mạng từ nguồn của các nhà thư hoạ bên Trung Quốc mình mới thấy việc vẽ tranh thuỷ mặc thật đơn giản. 

Mặc dù chỉ cần nhìn qua mình cũng đủ để hiểu được cách để vẽ ra một khóm trúc, một đoá hoa sen, một con cua hay một chú ngựa. 

Thư pháp và hội hoạ - Vì sao nói “Thư hoạ đồng nguyên”


Bút pháp của thư pháp và hội hoạ rất giống nhau, đây là trải nghiệm thực tế của mình. 

Bạn có thể xem cách mình vẽ một con cua ở video dưới đây:

3. Thư - Hoạ đồng nguyên

Chữ Nguyên ý chỉ nguồn cội, là khởi đầu, và chính từ hai lý do trên mà mình nhận thấy câu nói này khá chính xác.

Bên cạnh đó, nguồn gốc của thư pháp Hán được cấu tạo nên bởi các pháp như tượng hình, chuyển chú, giả tá, hài thanh, hội ý, chỉ sự,… và pháp tượng hình thời kỳ đầu được sử dụng khá nhiều.

Tức là viết một chữ như mắt, cũng viết giống như đang vẽ một con mắt, viết một chữ núi (sơn) cũng tượng hình ngọn núi sao cho con chữ.

Thư pháp và hội hoạ - Vì sao nói “Thư hoạ đồng nguyên”


Chính điều này có thể cũng là một nguyên nhân để nói rằng thư hoạ đồng nguyên.

Thông qua bài viết này, hy vọng rằng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thư pháp và vẽ tranh thuỷ mặc. 

À!! Bên cạnh đó thì mình xin giới thiệu tới các bạn một video ngắn về cách mà mình sử dụng nét viên bút, kết hợp trung phong hành bút để tạo ra hình vẽ của một cô gái. Có thể sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú. Hãy xem tại phần video dưới đây nhé.

<<Đang cập nhật>>

Thông tin liên hệ:
Sđt tư vấn: 0395 021 559 (Ms Nguyệt)

Cảm ơn bạn đọc <3
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

3 Nhận xét

Mới hơn Cũ hơn