Thư pháp chữ Tịnh - Ý nghĩa và các mẫu đẹp nhất

Tịnh là một từ chỉ sự chắc chắn, vững vàng, trong đó ta có tịnh tiến, tịnh tâm, tịnh độ, tịnh thiền,… là những khái niệm được sử dụng nhiều nhất trong thư pháp. 

Tranh thư pháp chữ Tịnh
Tranh thư pháp chữ Tịnh

I. Ý nghĩa chữ tịnh là gì? 

Tịnh là từ thể hiện sự gia tăng về số lượng và chất lượng có thể của một hoặc hai sự vật sự việc khác nhau.
Ví dụ: 
- Tịnh tiến (là ngày một đi lên phía trước), tịnh thiền (là mỗi lúc một quán tưởng sâu hơn, có sự tập trung).
- Tịnh hành (cùng di chuyển) 
Hoặc tịnh thể hiện sự vững chắc, yên lặng, kiên định, nhiều lên nhưng lại cô đặc dần dần theo thời gian. 
Ví dụ:
- Tịnh tâm (trong lòng đang yên lặng dần đi).
- Thanh tịnh (sạch và lặng).

Tranh thư pháp chữ Tịnh


Người nào có được sự TỊNH trong suy nghĩ, hành động thì người đó sẽ mau chóng đạt được kết quả nhanh và rõ nét. 
Người chơi chữ Tịnh thường là những người đề cao các giá trị về thiền định, trà đạo, phật giáo, hoặc các bộ môn nghệ thuật, đề cao giá trị sống. 

II. Ứng dụng của chữ Tịnh 

Khi treo tại các không gian trong nhà, chữ TỊNH giúp cho người xem hình dung tới những câu chuyện của sự bình yên, tĩnh lặng, có sự phát triển một cách an toàn, chắc chắn. 
Trong thư pháp chữ Tịnh được thể hiện bằng rất nhiều cách khác nhau, như điền thể, phong thể, thuỷ thể, hoạ thể, mộc thể, đỉnh thể,… 

Nếu như bạn chưa biết về các thể chữ trong thư pháp Việt, hãy đọc bài viết sau. 

Tranh thư pháp chữ Tịnh
Tranh thư pháp chữ Tịnh


Theo đó, chữ TỊNH là một khái niệm có sự bao trùm rất rộng lớn. Nên việc thể hiện một cách rõ ràng nội dung của con chữ đòi hỏi tay nghề của người viết thư pháp phải rất cao siêu và thâm hậu. Để thể hiện được gần như đầy đủ nội hàm của con chữ trong một vài đường nét là điều vô cùng khó.
  Chính vì vậy, người viết thường sử dụng các từ ghép để chia nhỏ và thể hiện một khía cạnh nào đó trong nội hàm của con chữ. Hoặc sử dụng các nội dung tiểu tự để giải thích một cách chi tiết cho chữ TỊNH khi đước viết lớn (là đại tự).
  1. Chữ Tịnh tâm thư pháp 
2. Thư pháp Tịnh thiền 
3. Chữ Tịnh độ thư pháp

III. TỊNH hay TĨNH 

Thư pháp chữ Tĩnh
Thư pháp chữ Tĩnh

Nhiều người thường hiểu sai ý nghĩa và cho rằng Tịnh và Tĩnh là hai từ đồng nghĩa, nhưng thực ra hai chữ này lại không hề giống nhau. 

Chữ Tịnh có ý nghĩa đã giải thích phía trên nhưng chữ Tĩnh thì lại chỉ sự không hoạt động, không suy chuyển, không có bị tác động. 

Chính vì thế cần phải hiểu rõ ý nghĩa của con chữ trước khi thực hiện các tác phẩm thư pháp sao cho đúng và chuẩn với mục đích cần sử dụng.

Có thể bạn chưa biết: 

Chữ Tịnh trong tiếng Hán 

Tịnh trong chữ Hán
Tịnh trong chữ Hán


Được tự hình bởi bộ vị bên trái là bộ Thuỷ, bên phải là bộ Tranh. Có nghĩa giành lấy nước không gì bắt được. Nhưng nếu giữ nó trong suy nghĩ thì sẽ đạt tới sự thanh khiết bởi trong đầu lúc này không có tạp niệm.  Nhưng nếu tự hình là hai bộ lập thì nó lại có nghĩa là hai bên cùng đứng lên, cùng khởi phát, cùng ngang nhau.

Trên đây là một số giải nghĩa cho chữ Tịnh của tôi, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình học tập, nghiên cứu thư pháp Việt. 




Thông tin liên hệ:
Sđt tư vấn: 0395 021 559 (Ms Nguyệt)

Cảm ơn bạn đọc <3
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn